Thứ tư, 22/01/2025, 08:02:48 AM (GMT+7)

Thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở nam giới

(09:55:26 AM 30/05/2014)
(Tin Môi Trường) - Theo Văn phòng Chương trình phòng chống tác hại thuốc lá (Bộ Y tế), thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu gây ra tử vong ở nam giới Việt Nam, với gần 11% tổng số ca tử vong ở nam giới là do các bệnh liên quan đến thuốc lá.

Thu giữ thuốc lá nhập lậu. (Ảnh minh họa: Đậu Tất Thành/TTXVN)

 

Bên cạnh đó, tỷ lệ hút thuốc lá thụ động tại Việt Nam cũng rất cao với 67,6% người không hút thuốc bị phơi nhiễm với khói thuốc tại nhà và 49% phơi nhiễm tại nơi làm việc... 


Tổn hại về sức khỏe và kinh tế 


Việt Nam hiện nằm trong nhóm 15 nước có số người hút thuốc lá nhiều nhất thế giới. Theo điều tra toàn cầu về sử dụng thuốc lángười trưởng thành, Việt Nam có khoảng 15,3 triệu người hút thuốc. Tỷ lệ hút thuốcnam giới là 47,4% (trung bình hai nam giới có một người hút thuốc). 2/3 số phụ nữ và trẻ em thường xuyên hít phải khói thuốcnhà; 33 triệu người không hút thuốc nhưng thường xuyên hít phải khói thuốc... 

 

Khói thuốc chứa hơn 4.000 loại hóa chất, trong đó có hơn 200 loại chất độc hại và các chất gây nghiện đặc biệt là nicotine. Khi bị hít vào phổi thì khói thuốc làm giảm hệ thống miễn dịch và gây viêm đường hô hấp. Khói thuốc cũng là nguyên nhân gây ra các bệnh tim mạch, đột quỵ, các bệnh đường hô hấp, ung thư phổi và nhiều bệnh khácngười hút thuốc thụ động. Trẻ em, phụ nữ, người già là những đối tượng đặc biệt nhạy cảm với khói thuốc. 


Theo ước tính tại Việt Nam, có tới 70% trẻ dưới 5 tuổi bị phơi nhiễm với khói thuốc lá thụ động. 


"Hút thuốc lá thụ động là nguyên nhân dẫn tới nhiều bệnh lý nguy hiểm, để lại hậu quả lâu dài cho sức khỏe của mỗi người. Tuy nhiên hàng ngày, hàng giờ, rất nhiều người trên thế giới và Việt Nam vẫn phải hít khói thuốc của người khác,” Trưởng khoa Thăm dò và Phục hồi chức năng (Bệnh viện Phổi Trung ương) Đào Bích Vân cho biết. 


Theo bà Phan Thị Hải, Phó Chánh Văn phòng Chương trình phòng chống tác hại thuốc lá, tỷ lệ hút thuốc lá cao đã gây ra các tác hại rất lớn về mặt sức khỏe và kinh tế tại Việt Nam. Hàng năm, Việt Nam có khoảng 40.000 người tử vong vì các bệnh liên quan đến thuốc lá, và con số này đến năm 2030 có thể tăng lên tới 70.000 người/năm. 


Theo điều tra tại Bệnh viện K Trung ương, tỷ lệ bệnh nhân ung thư phổi có hút thuốc lá lên tới 96,8%, trong khi đó không hút thuốc lá là 3,2%. Nghiên cứu của Viện Chiến lược và Chính sách y tế cũng cho thấy bệnh tật và tử vong sớm do thuốc lá làm mất đi trên 1,5 triệu năm sống khỏe mạnh của người Việt Nam, chiếm 12% tổng gánh nặng bệnh tật và tử vong tại Việt Nam. 


Chỉ tính riêng trong năm 2012, người Việt Nam đã bỏ ra 22.000 tỷ đồng cho tiêu dùng thuốc lá. Tổng chi phí điều trị và tổn thất do mất khả năng lao động vì ốm đau và tử vong sớm cho chỉ 5 nhóm bệnh gồm ung thư phổi, ung thư đường hô hấp và tiêu hóa trên, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, bệnh tim thiếu máu cục bộ và đột quỵ trên tổng số 25 bệnh do thuốc lá gây ra đã lên tới con số trên 23.000 tỷ đồng/năm.


Việt Nam cam kết phòng chống tác hại của thuốc lá 


Trước tình hình sử dụng thuốc lá rất phổ biến và gánh nặng bệnh tật cũng như kinh tế, Việt Nam đã thể hiện các cam kết của mình thông qua việc phê chuẩn Công ước Khung về Kiểm soát thuốc lá của Tổ chức Y tế Thế giới năm 2004 và ban hành Luật phòng, chống tác hại thuốc lá, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/5/2013. 


Ngày 25/1/2013, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định phê duyệt “Chiến lược quốc gia về phòng, chống tác hại của thuốc lá đến năm 2020” với mục tiêu giảm nhu cầu sử dụng và kiểm soát để từng bước giảm mức cung cấp các sản phẩm thuốc lá tiêu thụ tại thị trường Việt Nam, giảm nguy cơ bệnh tật và tử vong do sử dụng thuốc lá gây ra. Chiến lược nêu rõ công tác phòng, chống tác hại thuốc lá phải được sự quan tâm của lãnh đạo các bộ, ban, ngành, đoàn thể, địa phương và phải được coi là một nhiệm vụ thường xuyên, có tính chất liên ngành. 


Thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống tác hại thuốc lá là giải pháp chủ đạo và phải được lồng ghép vào các chương trình, chiến lược về nâng cao sức khỏe để tăng cường nhận thức của người dân về tác hại của thuốc lá, từ đó thay đổi hành vi sử dụng thuốc lá trong cộng đồng. 


Bên cạnh đẩy mạnh xã hội hóa công tác phòng, chống tác hại thuốc lá trên cơ sở huy động sự tham gia tích cực của các bộ, ban, ngành, cơ quan, đơn vị, đoàn thể, tổ chức xã hội, tổ chức phi chính phủ và cộng đồng, cần triển khai đồng bộ các biện pháp giảm nhu cầu sử dụng thuốc lá kết hợp với biện pháp kiểm soát để từng bước giảm nguồn cung cấp thuốc lá; đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật trong phòng, chống tác hại thuốc lá...


Chiến lược cũng đề ra mục tiêu đến năm 2020 là giảm tỷ lệ hút thuốc của thanh thiếu niên từ 26% xuống 18%, tỷ lệ hút thuốc nam giới giảm từ 47,4% xuống 39%, tỷ lệ hút thuốc nữ giới xuống dưới 1,4% và tăng cường ý thức tuân thủ pháp luật của người dân về thực hiện môi trường không khói thuốc... 


Để Luật phòng, chống tác hại thuốc lá sớm đi vào cuộc sống, Chính phủ, Bộ Y tế và Bộ Công Thương đã ban hành các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá. 


Bên cạnh tích cực triển khai tuyên truyền, phổ biến các quy định của Luật đến cộng đồng xã hội, trong thời gian tới, Bộ Y tế tiếp tục tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống tác hại của thuốc lá, đặc biệt là xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi hút thuốc lá tại các địa điểm cấm hút thuốc lá.

Theo TTXVN
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở nam giới

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
Tin Môi Trường
 Thông nước: Cây Di sản làm thuốc

Thông nước: Cây Di sản làm thuốc

(Tin Môi Trường) - Thông nước hay Thủy tùng, gọi như vậy vì cây này gần giống cây Thông, nhưng mọc ở dưới nước hay ven nước, tên khoa học là Glyptostrobus pensilis (Staunt.) K. Koch, họ Bụt mọc (Taxodiaceae).

VACNE 30 năm
 "Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc

"Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc

(Tin Môi Trường) - Viagra và một số thuốc trị rối loạn cương dương cùng thành phần có thể gây nguy hiểm khi kết hợp với một loại thuốc dùng trong bệnh động mạch vành.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Vì sao Bệnh viện Chợ Rẫy, Từ Dũ "thoát" bị xử phạt vi phạm môi trường?

Vì sao Bệnh viện Chợ Rẫy, Từ Dũ "thoát" bị xử phạt vi phạm môi trường?

(Tin Môi Trường) - Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa công khai 2 kết luận thanh tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên nước tại Bệnh viện Từ Dũ và Bệnh viện Chợ Rẫy, TPHCM.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI