Sống khỏe
Nhân viên Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm TP.HCM bị tố làm bằng giả
(21:46:31 PM 20/04/2016)Bỏ lọt tội phạm?
Trao đổi với chúng tôi, ông Hồ Quang H. (ngụ tại TP.HCM) cho biết, cách đây hai năm, bức xúc với cách làm ăn gian dối, đồng thời muốn em trai nhận được sự khoan hồng của pháp luật, ông đã chủ động đến cơ quan công an tố giác em trai phạm tội và khuyên em trai (Hồ Quang Hải - nguyên giảng viên hợp đồng Trường ĐH Hồng Bàng) ra đầu thú về tội làm bằng bác sĩ, dược sĩ, chứng chỉ hành nghề giả.
“Vụ án được cơ quan chức năng thụ lý, điều tra; liên quan đến nhiều đối tượng cũng như hàng loạt giấy tờ, bằng cấp, chứng chỉ giả, nhưng không hiểu sao được “khép lại”; chỉ có Hồ Quang Hải bị khởi tố, đưa ra xét xử và lãnh án, còn các đối tượng liên quan trong đường dây lại nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật”, ông H. nói.
Ngày 4/4/2016, ông H. cùng ông Phan Thanh L. (“nạn nhân” của đường dây làm bằng giả) đến Sở Y tế TP.HCM cung cấp thông tin, tố cáo ông L.V.P., nhân viên của Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP), Sở Y tế TP.HCM từng đóng vai trò quan trọng trong vụ án nêu trên. Theo ông H., phối hợp với Hồ Quang Hải, ông L.V.P. là một mắt xích quan trọng trong đường dây này. Để bán được bằng bác sĩ, dược sĩ giả, nhóm Hồ Quang Hải đã “khuyến mãi” chứng chỉ hành nghề cho người mua bằng. Ông P. đóng vai trò quan trọng trong việc cấp chứng chỉ hành nghề này. Thậm chí với trường hợp của Phan Thanh L., ông P. còn trực tiếp nhận tiền và “làm việc” với đương sự.
Tại buổi tiếp xúc với Thanh tra Sở Y tế TP.HCM, ông H. đã đưa bản án của Tòa án Nhân dân TP.HCM cách đây hai năm và khẳng định đối tượng tên P. (không rõ địa chỉ, lai lịch) trong hồ sơ và ông P. - nhân viên Chi cục ATVSTP TP.HCM là một. Bên cạnh cung cấp bằng cấp của một số bác sĩ, y sĩ, dược sĩ do em trai mình cùng ông P. “sản xuất”, ông H. còn cung cấp một số hình ảnh chụp Hồ Quang Hải cùng một số “cộng sự” trong đường dây “sản xuất” bằng giả.
Những tấm bằng giả do nhóm Hồ Quang Hải làm ra
Làm bằng giả để "phát triển bản thân"
Bổ sung lời tố cáo của ông H., ông Phan Thanh L. (36 tuổi, Q.4, TP.HCM) kể, trước đây ông làm trình dược viên. Công ty ông L. thường có chương trình từ thiện nên quen biết với nhóm Hải và ông P. Dần dần Hải, P. kết nạp ông L. vào nhóm từ thiện xã hội. Sau khi biết L. mới học xong dược sĩ trung cấp, ông P. chủ động lôi kéo L. làm bằng dược sĩ đại học để “phát triển bản thân”. Ông P. hứa hẹn, bằng là thật, có bảng điểm, có hồ sơ gốc... sau này cần thì ông P. sẽ giúp làm chứng chỉ hành nghề. Chi phí là 85 triệu đồng.
“Do biết anh P. làm ở Sở Y tế và từng làm nhiều bằng cấp cho những người khác nên tôi đã vay mượn tiền để đóng cho anh. Lần thứ nhất là 15 triệu đồng. Lần thứ hai chuyển vào tài khoản ngân hàng anh P. 70 triệu đồng. Tuy nhiên, sau khi nhận tiền xong, anh P. không thực hiện đúng thỏa thuận, tấm bằng anh P. giao cho tôi là bằng giả. Anh P. cũng không làm được chứng chỉ hành nghề cho tôi như đã hứa. Sau này tôi mới biết, do thời điểm đó, đường dây mua bán làm bằng giả của Hồ Quang Hải bị phá vỡ. Khi Hải ra tòa, đi tù, không hiểu sao P. vẫn còn ngoài vòng pháp luật”, ông L. cho biết.
Ông H. khẳng định: “Để ngăn em tôi - Hồ Quang Hải không tiếp tục phạm tội, tôi phải tốn nhiều công sức, tiền bạc, cầm cố tài sản, thuê thám tử tư theo dõi hơn sáu tháng trời. Nhờ đó, tôi biết ngoài Hải còn có một số người khác tham gia đường dây làm giả bằng cấp này. Từng cung cấp nhiều thông tin cho công an về vụ việc này, tôi cam đoan P. có tham gia làm bằng giả cho L.”.
Để làm rõ vấn đề ông P. có tham gia trong đường dây mua bán bằng, chứng chỉ, “làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức” cùng Hồ Quang Hải hay không, chúng tôi đã tìm đủ mọi cách liên hệ với ông L.V.P., nhưng không có kết quả.
Cụ thể, ngày 26/1/2016, chúng tôi đã tới nơi làm việc của L.V.P. (Chi cục ATVSTP TP.HCM) để xác minh sự việc và yêu cầu đối chất với những người tố cáo, nhưng không được gặp ông P. Ngày 7/4/2016, chúng tôi liên lạc qua điện thoại với ông L.V.P., ông cho biết đang bận việc, hẹn ngày 8/4/2016 sẽ liên lạc lại nhưng đến nay vẫn không thấy ông P. thu xếp lịch gặp, gọi điện thoại, ông P. không bắt máy. Được biết, Sở Y tế đang tiến hành xác minh vụ việc.
Cấp chứng chỉ hành nghề cho người xài bằng giả?
Theo tìm hiểu của chúng tôi, vào thời điểm trước năm 2010, ông N.T.Đ. làm giao nhận thuốc ở Q.10, TP.HCM. Sau đó, ông N.T.Đ. đã cùng Hồ Quang Hải hùn vốn mở một quầy thuốc Tây do người khác đứng tên. Tuy nhiên, sau một thời gian hoạt động, nhà thuốc này đóng cửa. Sau đó, ông N.T.Đ. móc nối với Hồ Quang Hải và “cộng sự” của Hải để “sắm” một bằng dược sĩ đại học. Nhờ mối quan hệ từ nhóm người của Hồ Quang Hải, ông N.T.Đ. đã làm được chứng chỉ hành nghề, được cấp giấy đăng ký kinh doanh và mở một hiệu thuốc Tây tại Q.7. Nhà thuốc này do ông N.T.Đ. đứng tên và hoạt động từ năm 2010 đến năm 2014.
Ngày 15/10/2014, ông N.T.Đ. làm một bản khai báo chuyện mua bán bằng của mình, sau khi đường dây mua bán bằng giả của Hồ Quang Hải bị phá vỡ. Ngày 13/2/2015, ông N.T.Đ. làm đơn gửi Sở Y tế TP.HCM xin rút lại các giấy tờ gồm chứng chỉ hành nghề dược, bản chính chứng nhận và giấy thực hành nhà thuốc, chứng nhận ngưng hoạt động phòng y tế. Tuy nhiên, sau đó hơn hai tháng (ngày 22/4/2105), ông N.T.Đ. đã được cấp lại chứng chỉ hành nghề mới.
Vì sao việc cấp chứng chỉ hành nghề cho ông N.T.Đ. nhiều lần trót lọt? Phải chăng quy trình kiểm soát hồ sơ ở Sở Y tế TP.HCM lỏng lẻo? Cơ quan chức năng cần làm sáng tỏ vấn đề này.
Ngày 29/5/2014, TAND TP.HCM đã mở phiên xử sơ thẩm và tuyên phạt Hồ Quang Hải (SN 1970, ngụ tại Q.10) bốn năm tù về tội “làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức”, đồng thời buộc Hải nộp lại tiền thu lợi bất chính sung vào công quỹ. Theo cáo trạng, ngày 13/5/2013, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ Công an TP.HCM nhận được đơn tố cáo của anh Hồ Quang H. về việc em trai anh là Hồ Quang Hải làm giả bằng cấp cho nhiều người. Qua điều tra, công an xác định vào ngày 1/4/2010, Trường ĐH Hồng Bàng ký hợp đồng lao động tiếp nhận Hồ Quang Hải vào làm giảng viên, công tác tại khoa Y của trường. Tuy nhiên, trong quá trình giảng dạy, Hải bị một số sinh viên tố cáo tự ý thu học phí nhưng không có biên lai, làm cho các sinh viên trên không thể làm thủ tục nhập học. Ngày 15/3/2011, Hải bị cho nghỉ việc.
Ngày 6/6/2012, Hải lập hồ sơ xin phép Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi TP.HCM thành lập Chi hội Y tế tình nguyện, qua đó, Hải đứng ra quyên góp lập các đoàn khám bệnh tình nguyện trong và ngoài nước. Tuy nhiên, do trong quá trình hoạt động, chi hội có nhiều sai phạm, không minh bạch về tài chính, đồng thời có thông tin Hải sử dụng bằng đại học giả, nên Hội chấm dứt hoạt động của Chi hội Y tế tình nguyện.
Theo cơ quan điều tra, Hải làm giả bằng tốt nghiệp đại học, trung học ngành y của hai trường Đại học Y Dược TP.HCM và Trung học Quân y II cho sáu cá nhân (40-120 triệu đồng/bằng) để các đối tượng này làm bước đệm thi liên thông bác sĩ đa khoa hay dược sĩ đại học. Thậm chí, sau đó, các đối tượng dùng giấy tờ giả này để xin cấp chứng chỉ hành nghề.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Kinh tế tuần hoàn trong quản lý rác thải ở Việt Nam
- "Có hẹn cùng thanh xuân" - Chuyến tàu ngược thời gian cho người cao tuổi
- Bệnh viện không tổ chức ngày kỷ niệm Thầy thuốc Việt Nam để chống dịch
- Ý tưởng độc đáo từ tái chế khẩu trang đã qua sử dụng
- Hà Lan tiêu diệt hàng nghìn con chồn để phòng lây nhiễm SARS-CoV-2
- 423 trường và nhóm trẻ tại Đà Nẵng được thụ hưởng chương trình sữa học đường
- Cách rửa rau để loại bỏ thuốc trừ sâu gây hại
- Gần 600 người đăng ký hiến mô, tạng cứu người và hiến xác cho khoa học
- Tạm ngừng hoạt động triển lãm “Sự bí ẩn đặc biệt của cơ thể người”
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn?
(Tin Môi Trường) - Chế độ ăn tốt giúp sống lâu và khỏe mạnh là chế độ ăn bao gồm nhiều trái cây, các loại hạt và các loại đậu, rau, ngũ cốc nguyên hạt.
Thông nước: Cây Di sản làm thuốc
(Tin Môi Trường) - Thông nước hay Thủy tùng, gọi như vậy vì cây này gần giống cây Thông, nhưng mọc ở dưới nước hay ven nước, tên khoa học là Glyptostrobus pensilis (Staunt.) K. Koch, họ Bụt mọc (Taxodiaceae).
"Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc
(Tin Môi Trường) - Viagra và một số thuốc trị rối loạn cương dương cùng thành phần có thể gây nguy hiểm khi kết hợp với một loại thuốc dùng trong bệnh động mạch vành.
Vì sao Bệnh viện Chợ Rẫy, Từ Dũ "thoát" bị xử phạt vi phạm môi trường?
(Tin Môi Trường) - Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa công khai 2 kết luận thanh tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên nước tại Bệnh viện Từ Dũ và Bệnh viện Chợ Rẫy, TPHCM.