Thứ tư, 22/01/2025, 10:58:00 AM (GMT+7)

Nguy cơ lây nhiễm HIV ở các vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(11:02:41 AM 04/01/2014)
(Tin Môi Trường) - Kể từ ca nhiễm HIV được phát hiện đầu tiên năm 1990, tính đến ngày 30-9-2013, cả nước có 213.413 người nhiễm HIV còn sống được báo cáo; dịch HIV/AIDS không chỉ xảy ra ở khu vực thành thị mà còn ở cả các khu vực nông thôn, miền núi cao, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Mặc dù tỷ lệ lây nhiễm HIV/AIDS ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số thấp nhưng lại đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây nhiễm cao.


Ảnh minh hoạ (nguồn: internet)

 

Những con số đáng báo động

 

Theo báo cáo mới nhất của Bộ Y tế về tình hình phòng, chống HIV/AIDS ở các tỉnh miền núi phía bắc, nơi có số lượng lớn đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống như Sơn La, Lai Châu, Yên Bái, Thái Nguyên... hiện có tỷ lệ nhiễm HIV cao gấp hai lần so với tỷ lệ chung của toàn quốc. Trong đó, báo cáo của các địa phương cho thấy, dịch HIV/AIDS cũng đang gia tăng tại các huyện, khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa ở các địa bàn có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Theo báo cáo của 49 tỉnh, thành phố có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số, cho đến thời điểm cuối năm 2012 có khoảng 15.910 người dân tộc thiểu số nhiễm HIV/AIDS còn sống, trong đó 12.040 người bệnh AIDS. Trong số 10 tỉnh có tỷ lệ nhiễm HIV/100 nghìn dân cao nhất năm 2012, đã có bảy tỉnh thuộc miền núi phía bắc. Nghiên cứu của Dự án Phòng, chống HIV/AIDS tại Việt Nam do Ngân hàng Thế giới và Bộ Phát triển quốc tế Vương quốc Anh (DFID) cho thấy một số tỉnh tỷ lệ nhiễm HIV trong đồng bào dân tộc thiểu số (độ tuổi từ 15 đến 49) cao hơn tỷ lệ nhiễm HIV trong cộng đồng dân cư chung toàn quốc như Lai Châu (năm 2012) là 1,3%, Thanh Hóa là 1%. Còn theo báo cáo của Ủy ban Dân tộc về tình hình HIV/AIDS, ma túy, mại dâm năm 2013, HIV/AIDS đã len lỏi đến hầu hết vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên cả nước. Có 97% số quận, huyện, 33% số xã, phường trong khu vực báo cáo phát hiện người nhiễm HIV. Số người nhiễm HIV còn sống của khu vực Tây Bắc đứng thứ ba so với các khu vực khác trong cả nước.

 

Theo Phó tổng cục trưởng Tổng cục Phòng, chống HIV/AIDS Bùi Ðức Dương, phòng, chống HIV/AIDS kết hợp với các hoạt động can thiệp được triển khai mạnh mẽ ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, tuy nhiên nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS ở các vùng này vẫn rất cao. Nguyên nhân do đây là vùng có nhiều phong tục tập quán khác biệt, xuất hiện nhiều tình trạng di dân từ nơi khác đến, cho nên các hoạt động tuyên truyền, hướng dẫn những kiến thức về phòng, chống HIV/AIDS còn hạn chế. Ngoài nguyên nhân lây nhiễm HIV/AIDS trực tiếp qua tiêm chích ma túy thì việc quan hệ tình dục trong nhóm đối tượng này cũng là một trong những nguy cơ làm lây nhiễm HIV. Ðáng chú ý, hiện nay công tác tư vấn, xét nghiệm HIV đối với đồng bào dân tộc thiểu số còn hạn chế, bởi 22 tỉnh mới chỉ có 129 phòng tư vấn xét nghiệm HIV (5,8 phòng/tỉnh), trong khi đồng bào dân tộc thiểu số sống rải rác và ở các vùng sâu, vùng xa. Bên cạnh đó, việc xét nghiệm HIV lưu động thời gian qua mới chỉ mang tính thí điểm tại một số tỉnh, thành phố, chưa đáp ứng được nhu cầu và sự tiếp cận của đồng bào dân tộc thiểu số. Như vậy, mạng lưới cung cấp dịch vụ tư vấn xét nghiệm mỏng cũng là trở ngại cho dân tộc thiểu số khi tiếp cận dịch vụ dự phòng, chăm sóc HIV/AIDS. Và như vậy, các phòng khám điều trị ngoại trú chỉ đủ điều trị cho 11.112 bệnh nhân trên tổng số 23.895 người bệnh có nhu cầu điều trị, như vậy mới chỉ đáp ứng được 46,5% nhu cầu thấp hơn tỷ lệ chung cả nước (xấp xỉ 70%). Tương tự với điều trị, hiện nay độ bao phủ dịch vụ dự phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con cũng chỉ đạt 25,6%. Ðộ bao phủ của dịch vụ dự phòng chỉ tập trung ở tuyến tỉnh, thành phố và những địa phương có dự án tài trợ.

 

Nâng cao hơn nữa công tác truyền thông

 

Theo Thứ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long, để góp phần vào công cuộc phòng, chống HIV/AIDS nói chung và phòng, chống HIV/AIDS tại khu vực đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng, cần tăng cường thực hiện các biện pháp can thiệp phòng, chống HIV/AIDS. Xây dựng các mô hình truyền thông dựa vào cộng đồng trong các nhóm dân tộc thiểu số, nơi điểm nóng về HIV/AIDS, tiêm chích ma túy; củng cố và duy trì các hoạt động của mạng lưới cộng tác viên mà nòng cốt là y tế cơ sở phối hợp với các già làng, trưởng bản, hội phụ nữ, hội nông dân. Cùng với đó, tiếp tục duy trì các hoạt động can thiệp giảm tác hại, cung cấp bơm kim tiêm, bao cao-su cho các nhóm nguy cơ cao như nghiện chích ma túy, phụ nữ mại dâm vùng dân tộc thiểu số. Mặt khác, tăng cường năng lực, đào tạo về phòng, chống HIV/AIDS cho cán bộ nhân viên người dân tộc thiểu số, với mục tiêu bảo đảm cho các nhóm dân tộc thiểu số được cung cấp thông tin, được tham vấn, cung cấp dịch vụ dự phòng và huy động tham gia trong các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS.

 

Bên cạnh việc tăng cường các biện pháp can thiệp cũng cần chú trọng công tác đào tạo các tuyên truyền viên, nhóm truyền thông tại cộng đồng; tổ chức truyền thông đại chúng như phát sóng trên đài truyền hình, truyền thanh, loa phát thanh; cung cấp đầy đủ các thiết bị truyền thông cho đội truyền thông lưu động, với các nội dung truyền thông là tiếng dân tộc thiểu số. Ðồng thời, đẩy mạnh hoạt động đào tạo mạng lưới cộng tác viên, giáo dục viên đồng đẳng tại cộng đồng; tổ chức các hoạt động can thiệp giảm tác hại phòng lây nhiễm HIV, cấp phát tài liệu truyền thông, bơm kim tiêm, bao cao-su cho nhóm nghiện chích ma túy. Trong đó, giáo dục viên đồng đẳng tiến hành phối hợp hoạt động với các trưởng bản, y tế bản thiết lập, giám sát hỗ trợ của trung tâm phòng, chống HIV/AIDS tỉnh, trung tâm y tế huyện. Qua đó, nhằm nâng cao nhận thức, giảm kỳ thị, phân biệt đối xử của đồng bào dân tộc thiểu số với những người nhiễm HIV/AIDS, giúp họ có ý thức tự phòng, chống HIV/AIDS và tăng cường sự tham gia của cộng đồng vào công cuộc phòng, chống HIV/AIDS.

Theo nhandan
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Nguy cơ lây nhiễm HIV ở các vùng đồng bào dân tộc thiểu số

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
Tin Môi Trường
 Thông nước: Cây Di sản làm thuốc

Thông nước: Cây Di sản làm thuốc

(Tin Môi Trường) - Thông nước hay Thủy tùng, gọi như vậy vì cây này gần giống cây Thông, nhưng mọc ở dưới nước hay ven nước, tên khoa học là Glyptostrobus pensilis (Staunt.) K. Koch, họ Bụt mọc (Taxodiaceae).

VACNE 30 năm
 "Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc

"Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc

(Tin Môi Trường) - Viagra và một số thuốc trị rối loạn cương dương cùng thành phần có thể gây nguy hiểm khi kết hợp với một loại thuốc dùng trong bệnh động mạch vành.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Vì sao Bệnh viện Chợ Rẫy, Từ Dũ "thoát" bị xử phạt vi phạm môi trường?

Vì sao Bệnh viện Chợ Rẫy, Từ Dũ "thoát" bị xử phạt vi phạm môi trường?

(Tin Môi Trường) - Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa công khai 2 kết luận thanh tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên nước tại Bệnh viện Từ Dũ và Bệnh viện Chợ Rẫy, TPHCM.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI