Sống khỏe
Kinh hoàng quy trình chế biến các món ghiền của dân Việt
(09:06:45 AM 26/07/2013)Cà phê chồn làm từ nước mắm và hóa chất
Công an TP Cần Thơ vừa phát hiện và triệt phá một công ty tại đây sản xuất cà phê kém chất lượng, nhái thương hiệu cà phê Tây Nguyên. Cụ thể, từ đường, nước mắm, vani, sữa và hóa chất tạo mùi cùng ít cà phê phế phẩm, công ty An Khánh (số 303/1, đường Cái Sơn Hàng Bàng, phường An Khánh, quận Ninh Kiều do ông Nguyễn Mậu Thảo, 39 tuổi làm giám đốc) đã tung hàng tấn cà phê ra thị trường.
Đậu nành sau khi trộn màu được đổ la liệt ra đất
Qua kiểm tra, công an phát hiện hệ thống dây chuyền sản xuất, đóng gói cà phê có quy mô lớn và rất chuyên nghiệp. Theo các công nhân, để chế biến được 100kg cà phê thành phẩm, chỉ cần 5kg cà phê bột, còn lại là các nguyên liệu khác, trong đó có bắp, đậu nành, phế phẩm của hạt cà phê. Để hương vị thêm "nồng nàn", các công nhân cho thêm rượu, nước mắm và nhiều loại hoá chất khác.
Trước đó, cuối năm 2011, công an thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương cũng phát hiện một cơ sở chế biến cà phê tại đây sản xuất cà phê từ đậu nành, bắp ngô được rang cháy pha với một ít cà phê để tạo mùi thơm sau đó xay nhuyễn, đóng gói, dán nhãn mác rất đẹp rồi tung ra thị trường.
Một người làm cà phê bỏ mối cho những quán cóc cà phê vỉa hè, cà phê hẻm tại TP.HCM cho biết: Cà phê ở đây chủ yếu được làm từ đậu nành rang và tẩm hóa chất hương liệu. Nếu cơ sở sản xuất nào có lương tâm thì pha cho chút vỏ xác hột cà phê cho có vị tượng trưng. Quy trình chế biến cà phê giá rẻ như sau: đậu nành, hóa chất tạo bọt, hương liệu ca cao, bơ, hóa chất tạo vị đắng, đường, muối, nước mắm...
Trà chanh = bột chè Trung Quốc đường hóa học chất thơm
Những năm trở lại đây, phong trào uống trà chanh vỉa hè bắt đầu trở nên rầm rộ ở một số khu vực ở Hà Nội và TP.HCM. Khách hàng cứ vui vẻ uống nhưng hầu hết đều không biết về nguồn gốc, xuất xứ của các nguyên liệu tạo nên trà chanh.
Những quán bán trà chanh thường đặt ở nơi thiếu ánh sáng. Trà chanh được pha sẵn trong các can nhựa, khi "thượng đế" đến thì thứ dung dịch này được rót ra và cho thêm đá, 1-2 lát chanh mỏng vào.
"Bếp núc" của các quán trà chanh
Theo các chuyên gia, trà chanh vỉa hè không phải là loại thức uống đóng chai, không hề được quản lý và kiểm định. Trà chanh được pha chế bằng bột trà. Để bán loại nước uống bình dân với giá rẻ thì bột chè xuất xứ từ Trung Quốc sẽ mang lại lợi nhuận cao. Bột chè không phải loại chè thông thường khai thác từ lá chè mà sử dụng các phế phẩm và lá chè già. Sau đó, những người sản xuất cho vào máy làm khô và nghiền nát. Khi pha chế trà chanh ở vỉa hè, các chuyên gia cũng cho rằng, nó không được pha bằng nước tinh lọc hoặc nước đun sôi.
Ngoài sử dụng bột chè, trà chanh còn sử dụng đường hóa học: 1 kg đường hóa học có thể thay thế 400 kg đường thông thường. Và chỉ cần nhấp một ngụm trà chanh vỉa hè là bạn có thể thấy rõ vị đường hóa học.
Bên cạnh đó, trong mỗi cốc trà chanh còn có sử dụng chất thơm. Và chất thơm sử dụng trong trà chanh với giá rẻ như thế, hoàn toàn không phải là những chất thơm được kiểm soát. Có đến hơn 400 chất hữu cơ khác nhau có thể pha trộn để tạo thành các chất có mùi. Và các chất này đều phải dùng thí nghiệm ở chuột. Nếu tỉ lệ gây độc trên chuột là 1 thì khi sử dụng cho con người chỉ được dừng ở mức 0,2.
Các chuyên gia khuyến cáo, nếu uống trà chanh nhiều sẽ gây ra tình trạng nhiễm độc trường diễn, nghĩa là việc nhiễm độc sẽ diễn ra trong một quá trình dài hay còn gọi là nhiễm độc mãn tính. Việc đưa chất thơm vào cơ thể người ở một mật độ lớn sẽ được tích lũy, khu trú trong cơ thể, gây bệnh. Việc sử dụng quy trình pha chế không vệ sinh là tạo ra một con đường ngắn nhất cho việc lây lan các bệnh từ người này sang người khác.
Chè khúc bạch làm từ da phế thải
Chè khúc bạch cũng đang gây nên "cơn sốt" trong giới trẻ Việt bởi đây là món ăn ngon có vị mát, rất thích hợp cho mùa hè nắng nóng. Tuy nhiên, quy trình chế biến nó thì thật kinh hoàng.
Theo một chủ cửa hàng bán chè khúc bạch, "linh hồn" của món chè khúc bạch chính là chất gelatine, nhờ có chất này mà sữa tươi và kem sữa mới kết dính với nhau và cho ra màu trắng sáng. Giá bán lẻ gelatine là 20.000 đồng/100g, mua sỉ thì giá chỉ 100.000 đồng/kg. Năm 2012, thông tin về công nghệ chế biến Gelatine siêu bẩn bị phát giác ở Trung Quốc. Loại Gelatin công nghiệp này được sản xuất từ da phế thải, được nhiều công ty dùng để chế biến vỏ nang cho nhiều loại thuốc, dùng sản xuất kem, sữa chua và nhiều loại đồ uống.
Chè khúc bạch được làm từ da phế thải
Đầu tiên, người ta ngâm da phế liệu trong nước vôi từ 3-4 giờ rồi cho vào máy làm sạch và lại ngâm trong bồn nước lớn từ 3-5 ngày. Sau đó vớt da mang đi phơi. Cuối cùng thành phẩm được nấu thành gelatin. Mọi thứ đều diễn ra trong môi trường vô cùng bẩn thỉu.
Theo một chủ cửa hàng bán chè khúc bạch khác, muốn lời nhiều, hầu hết các chủ quán đều dùng sữa tươi và kem sữa tươi trôi nổi trên thị trường để chế biến. Ngay cả hạnh nhân dùng "trang điểm" cho món chè này cũng xuất xứ từ Trung Quốc.
Phô mai que nhập nguyên thùng
Cùng với chè khúc bạch, phô mai que cũng đang trở thành món ăn đường phố hấp dẫn giới trẻ. Nhìn những thanh phô mai chiên vàng xếp đầy trên chiếc mâm với giá chỉ 7.000 đồng/que khiến nhiều người "xiêu lòng", móc hầu bao mua vài que nóng hổi để thưởng thức. Công thức chế biến món này khá đơn giản, gồm trứng, sữa tươi, bột mì, bột chiên giòn, phô mai và lá oregano. Những que phô mai này dai, dẻo, khi ăn có thể kéo ra thành những dây dài như kẹo cao su khiến lớp trẻ rất thích.
Phô mai que được nhập về không rõ nguồn gốc
Bột phô mai đang bán trên thị trường không hề được kiểm định, kèm theo hàng loạt hóa chất tạo mùi thơm, tạo màu vàng chanh và tạo độ dẻo. Nếu chỉ dùng những nguyên liệu này chế biến phô mai que cũng đã lo ngại. Nhưng đáng lo ngại hơn là phô mai que thành phẩm được nhập về không rõ nguồn gốc, lại được bán giá quá rẻ. Theo thạc sĩ Nguyễn Bạch Đằng, Khoa Tiêu hóa, Học viện Quân y 103, những sản phẩm này khi được chiên trong dầu ăn tái sử dụng nhiều lần sẽ rất nguy hiểm cho sức khỏe, có thể gây tổn thương tế bào, dễ thành những khối u hoặc gây ung thư...
Viện Thực phẩm chức năng đã xét nghiệm 9 mẫu nước uống đường phố gồm trà chanh, trà xanh, trà đá, nhân trần, nước ngô, nước mía..., phát hiện chứa vi khuẩn E.coli, men mốc, các kim loại nặng như chì, thủy ngân, cadmi. Thông tin được đưa ra tại hội thảo Khỏe và an toàn do Viện thực phẩm chức năng Việt Nam tổ chức ngày 23/7 tại Hà Nội. Số mẫu này được lấy vào tháng 7 trên một số tuyến phố như Hoàng Cầu, Lãn Ông, Đê La Thành, Cát Linh thuộc TP Hà Nội…và được kiểm tra tại Trung tâm Kiểm nghiệm và Hợp chuẩn.
Theo Phó giáo sư Hồ Bá Do, Phó chủ tịch Hiệp hội thực phẩm chức năng Việt Nam, E.coli là vi khuẩn trong phân, có thể gây ngộ độc cấp tính, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy… Trong khi đó, chì có thể ức chế enzyme tổng hợp máu, dẫn đến phá vỡ hồng cầu, tương tác cùng với các vitamin và khoáng chất khác trong cơ thể gây độc và bệnh. Thủy ngân có thể gây độc tế bào, nguyên nhân của nhiều căn bệnh hiểm nghèo. Cadmi có thể gây độc mạn tính (vàng men răng, rối loạn chức năng gan, loãng xương, thiếu máu, tăng huyết áp, dị dạng thai nhi) hoặc ngộ độc cấp như đau thắt ngực, khó thở, tím tái, sốt cao, nhịp tim chậm, buồn nôn, tiêu chảy...
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Kinh tế tuần hoàn trong quản lý rác thải ở Việt Nam
- "Có hẹn cùng thanh xuân" - Chuyến tàu ngược thời gian cho người cao tuổi
- Bệnh viện không tổ chức ngày kỷ niệm Thầy thuốc Việt Nam để chống dịch
- Ý tưởng độc đáo từ tái chế khẩu trang đã qua sử dụng
- Hà Lan tiêu diệt hàng nghìn con chồn để phòng lây nhiễm SARS-CoV-2
- 423 trường và nhóm trẻ tại Đà Nẵng được thụ hưởng chương trình sữa học đường
- Cách rửa rau để loại bỏ thuốc trừ sâu gây hại
- Gần 600 người đăng ký hiến mô, tạng cứu người và hiến xác cho khoa học
- Tạm ngừng hoạt động triển lãm “Sự bí ẩn đặc biệt của cơ thể người”
Bài viết mới:
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
- Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng (26/10/2024)
- Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta (26/10/2024)
- Tổng thư ký VACNE trình bày “Bài học kinh nghiệm thực tiễn về phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường” tại Hội nghị của Liên đoàn các tổ chức kỹ thuật ASEAN (24/10/2024)
- Học sinh thích thú khám phá trang trại, nhà máy "Xanh" sản xuất ra hộp sữa Vinamilk (24/10/2024)
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa (21/10/2024)
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành” (21/10/2024)
- Quảng Ninh: Hai cây đầu tiên của huyện Hải Hà được công nhận Cây Di sản Việt Nam (14/10/2024)
- Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024" (14/10/2024)
Vinamilk trao tặng gần 20.000 hộp sữa cho trẻ em nhân ngày hội tựu trường
(Tin Môi Trường) - Trong không khí “Ngày hội toàn dân đưa trẻ đến trường” – 5/9/2024, Công ty CP Sữa Việt Nam (Vinamilk) đã phối hợp với Quỹ Bảo trợ Trẻ em Việt Nam (Quỹ BTTEVN) tổ chức trao tặng gần 200.000 hộp sữa tươi đến với các em học sinh theo kế hoạch năm 2024 của chương trình Quỹ sữa Vươn cao Việt Nam. Dịp này, một buổi lễ khai giảng đặc biệt đã được tổ chức cho các học sinh tại huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre như một món quà ý nghĩa đón các em đến trường đầu năm học mới.
Thông nước: Cây Di sản làm thuốc
(Tin Môi Trường) - Thông nước hay Thủy tùng, gọi như vậy vì cây này gần giống cây Thông, nhưng mọc ở dưới nước hay ven nước, tên khoa học là Glyptostrobus pensilis (Staunt.) K. Koch, họ Bụt mọc (Taxodiaceae).
"Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc
(Tin Môi Trường) - Viagra và một số thuốc trị rối loạn cương dương cùng thành phần có thể gây nguy hiểm khi kết hợp với một loại thuốc dùng trong bệnh động mạch vành.
Vì sao Bệnh viện Chợ Rẫy, Từ Dũ "thoát" bị xử phạt vi phạm môi trường?
(Tin Môi Trường) - Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa công khai 2 kết luận thanh tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên nước tại Bệnh viện Từ Dũ và Bệnh viện Chợ Rẫy, TPHCM.