Thứ tư, 22/01/2025, 13:42:47 PM (GMT+7)

Hà Nội lại xuất hiện bệnh nguy hiểm: Não mô cầu

(10:53:52 AM 13/02/2014)
(Tin Môi Trường) - Trong khi Hà Nội đang đối diện với dịch sởi thì lại xuất hiện bệnh não mô cầu đã vắng bóng từ lâu. Đây là một bệnh lây qua đường hô hấp rất nhanh khiến nguy cơ nhiều người mắc thành ổ dịch rất lớn.


Hình ảnh của bệnh viêm não mô cầu


Bệnh viện các Bệnh Nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận cấp cứu 1 trường hợp Nguyễn Văn D. 21 tuổi trú tại Phú Xuyên, Hà Nội bị sốt cao, xuất hiện nhiều nốt hoại tử trên da. Trước đó bệnh nhân đã ăn tiết canh. Lo sợ người thân bị liên cầu lợn nên gia đình đã đưa bệnh nhân nhập viện.

Theo Thạc sĩ Nguyễn Trung Cấp -Trưởng khoa Cấp cứu của Bệnh viện các Bệnh Nhiệt đới trung ương, bệnh nhân nhập viện trong tình trạng sốt cao, trí giác lơ mơ, da xuất hiện các vết hoại tử.

Theo như kinh nghiệm trong điều trị bệnh, các bác sĩ đánh giá ban đầu bệnh nhân không phải mắc liên cầu lợn mà có thể bị não mô cầu. Ngay lập tức các bác sĩ cho làm xét nghiệm đồng thời cách ly bệnh nhân ngay. Đến nay sau hai ngày điều trị bệnh nhân đã đỡ hơn.

Theo bác sĩ Cấp, bệnh não mô cầu cư trú tại vùng họng mũi của người và lây truyền theo nước bọt bay ra ngoài, thông qua đường hô hấp. Bệnh lây trực tiếp do tiếp xúc gần gũi hay gián tiếp qua trung gian do dùng đồ dùng có dính chất mới được tiết ra từ đường hô hấp của người mang trùng. Y văn còn ghi nhận đã xảy ra trường hợp thầy thuốc bị lây bệnh do thổi miệng kề miệng trong khi hồi sinh cấp cứu người bệnh.
Não mô cầu có khả năng gây dịch lớn. Tuổi dễ mắc bệnh nhất là trẻ em từ 6 tháng đến 3 tuổi hoặc thanh thiếu niên từ 14-20 tuổi và tỷ lệ bệnh thấp ở người trên 20 tuổi. Không có sự khác biệt rõ rệt về giới tính, tuy phái nam thường được ghi nhận mắc bệnh viêm màng não và nhiễm trùng huyết nhiều hơn phái nữ. Nhiễm trùng huyết do não mô cầu thể tối cấp thường thấy xảy ra trên người có thể tạng to khỏe.

Tại các vùng nhiệt đới, bệnh gia tăng khi có sự thay đổi thời tiết, khí hậu, thí dụ như vào lúc cuối mùa khô, đầu mùa mưa. Dịch não mô cầu còn được nhận xét có nhiều nguy cơ bộc phát vào các thời gian con người tập trung đông đúc, thí dụ như mùa khai trường, đợt tuyển quân.

Bệnh hay xảy ra và lan rộng tại các tập thể đông đúc ở thành thị hơn là nông thôn. Thí dụ như nhà trẻ, trường học, ký túc xá, đặc biệt là trại lính, nhất là ở những tập thể mới được thành lập, cá nhân sống chật chội, thiếu vệ sinh.

Hàng năm, trên toàn thế giới có tổng cộng từ 300.000 – 500.000 trường hợp bệnh nhiễm não mô cầu. Tỷ suất bệnh mới mắc hàng năm là 1-2/100.000 dân cho những trường hợp riêng lẻ  và 5-10/100.000 dân cho những trường hợp bệnh gây dịch bộc phát và từ 10->1.000/100.000 dân khi xảy ra dịch và đại dịch.

Hiện nay, các chuyên gia y tế khuyến cáo các biện pháp phòng bệnh chung là cần chú trọng ngăn ngừa sự lây lan theo đường hô hấp. Khi có người bệnh được xác định trong một gia đình, tập thể, cần xét nghiệm vi sinh tất cả các người còn lại.

Cách ly người bị viêm họng mũi và điều trị tích cực cho đến khi xét nghiệm không thấy vi khuẩn. Chú ý sắp xếp chỗ ngủ cách nhau ít nhất 1,5m. Phân tán nhỏ những tập thể quá đông đúc. Thời gian theo dõi chặt chẽ cần thiết cho tập thể này là mười ngày.
Người được phát hiện bệnh cần được cách ly trong buồng riêng ở bệnh viện chuyên khoa nhiễm. Trị liệu cần đầy đủ thời gian và xét nghiệm sạch trùng mới cho xuất viện.

( Theo Infonet )
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Hà Nội lại xuất hiện bệnh nguy hiểm: Não mô cầu

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
Tin Môi Trường
 Thông nước: Cây Di sản làm thuốc

Thông nước: Cây Di sản làm thuốc

(Tin Môi Trường) - Thông nước hay Thủy tùng, gọi như vậy vì cây này gần giống cây Thông, nhưng mọc ở dưới nước hay ven nước, tên khoa học là Glyptostrobus pensilis (Staunt.) K. Koch, họ Bụt mọc (Taxodiaceae).

VACNE 30 năm
 "Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc

"Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc

(Tin Môi Trường) - Viagra và một số thuốc trị rối loạn cương dương cùng thành phần có thể gây nguy hiểm khi kết hợp với một loại thuốc dùng trong bệnh động mạch vành.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Vì sao Bệnh viện Chợ Rẫy, Từ Dũ "thoát" bị xử phạt vi phạm môi trường?

Vì sao Bệnh viện Chợ Rẫy, Từ Dũ "thoát" bị xử phạt vi phạm môi trường?

(Tin Môi Trường) - Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa công khai 2 kết luận thanh tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên nước tại Bệnh viện Từ Dũ và Bệnh viện Chợ Rẫy, TPHCM.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI