Sống khỏe
Càng cao, càng dễ mắc ung thư
(15:30:56 PM 28/07/2011)
Tạp chí The Lancet Oncology cho biết những nghiên cứu trước đây đã chứng minh mối liên hệ giữa chiều cao và nguy cơ mắc các loại ung thư như u vú ở phụ nữ và u tinh hoàn ở nam giới, nhưng kết quả mới cho thấy hiện tượng này không giới hạn đối với bất kì loại ung thư nào và bất kì giới nào.
Chiều cao dân số tăng trong thế kỷ 20 có lẽ là nguyên nhân kéo theo tỷ lệ mắc ung thư nhích lên. Ảnh: ALAMY. |
Trả lời trên tờ Telegraph, tiến sĩ Jane Green, người dẫn đầu nghiên cứu cho hay: “Tuy chúng tôi chỉ tiến hành nghiên cứu với nữ giới, chúng tôi cũng thấy mối liên hệ tương tự giữa nguy cơ ung thư và chiều cao ở nam giới khi so sánh kết quả với những nghiên cứu trước bao gồm cả hai giới”.
Các nhà khoa học đã phân tích dữ liệu thống kê chiều cao dân số và tỷ lệ ung thư trong thế kỷ 20. Họ nhận thấy, chiều cao trung bình của người châu Âu trưởng thành tăng lên khoảng 1cm sau một thập kỷ, và các ca mắc ung thư tăng lên khoảng 10-15% sau cả thế kỷ.
Ngoài ra, nhóm nghiên cứu cũng đánh giá mối liên hệ giữa chiều cao và ung thư trong số 97 nghìn trường hợp xác định từ Nghiên cứu triệu phụ nữ vốn có sự tham gia 1,3 triệu phụ nữ trung niên ở Anh tham gia từ năm 1996 đến 2001. Kết quả cho thấy chiều cao tăng kéo theo nguy cơ ung thư tăng và bao gồm ít nhất 10 loại ung thư như ung thư vú, da, ruột, bạch cầu, và buồng trứng.
Sau khi xem xét chiều cao của những phụ nữ có chiều cao từ dưới 155cm đến hơn 175cm, họ so sánh kết quả với 10 nghiên cứu trước đó bao gồm cả nam và nữ và nhận thấy có sự tương đồng đáng ngạc nhiên giữa hai giới. Hơn nữa, mối liên hệ giữa chiều cao và nguy cơ ung thư tương đồng ở khắp các dân tộc từ châu Á, Úc, Âu và Bắc Mỹ.
Theo giải thích của bà Green, mức độ hocmon liên quan đến sự phát triển ở giai đoạn thiếu niên, và cũng liên quan đến nguy cơ ung thư ở giai đoạn trưởng thành, có thể là nguyên nhân đằng sau hiện tượng này.
“Mối liên hệ giữa chiều cao và nguy cơ ung thư phổ biến chung đối với nhiều loại ung thư khác nhau ở những người khác nhau có thể cho biết có một cơ chế chung cơ bản diễn tiến trong đời sống của người đang trưởng thành”, bà Green cho hay.
Người ta cho rằng mối liên hệ này có thể đơn giản là do những người cao hơn có nhiều tế bào trong cơ thể họ hơn và vì thế nguy cơ phát triển những thay đổi tế bào ung thư nhiều hơn. “Một lý do khả dĩ khá rõ ràng là những người cao có nhiều tế bào hơn và do đó khả năng một trong số những tế bào đó đột biến cao hơn”.
Tất nhiên chúng ta không thể làm gì với chiều cao của mình, song phát hiện này sẽ giúp mở cánh cửa khám phá cơ chế phát triển của một số loại ung thư.
Sara Hiom, giám đốc thông tin y tế tại Trung tâm nghiên cứu Anh khẳng định: “Những người cao không nên bị kích động bởi những kết quả này. Hầu hết mọi người không cao hơn (hoặc thấp hơn) chiều cao trung bình quá nhiều, và chiều cao của họ sẽ có ít ảnh hưởng đối với nguy cơ ung thư của từng cá nhân. Nghiên cứu này chỉ khẳng định mối liên hệ giữa chiều cao và ung thư để mở đường cho những nghiên cứu giúp chúng ta hiểu tại sao lại như thế”.
Ông nhấn mạnh, điều quan trọng là chúng ta nên nhận thức được điều gì là quan trọng đối với cơ thể mình và nên đến gặp bác sĩ nhanh chóng nếu họ thấy những thay đổi bất thường. “Trong khi chúng ta không thể kiểm soát được chiều cao của mình, có nhiều cách sống mà chúng ta có thể chọn để chúng ta biết có thể tăng khả năng làm giảm nguy cơ ung thư như không hút thuốc, uống rượu bia điều độ, có cân nặng khỏe khoắn và luôn vận động thể chất”.
Điều đáng lạc quan là “chiều cao tăng cũng có liên hệ với khả năng giảm các loại bệnh khác như các bệnh về tim mạch”, theo lời tiến sĩ Green.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Kinh tế tuần hoàn trong quản lý rác thải ở Việt Nam
- "Có hẹn cùng thanh xuân" - Chuyến tàu ngược thời gian cho người cao tuổi
- Bệnh viện không tổ chức ngày kỷ niệm Thầy thuốc Việt Nam để chống dịch
- Ý tưởng độc đáo từ tái chế khẩu trang đã qua sử dụng
- Hà Lan tiêu diệt hàng nghìn con chồn để phòng lây nhiễm SARS-CoV-2
- 423 trường và nhóm trẻ tại Đà Nẵng được thụ hưởng chương trình sữa học đường
- Cách rửa rau để loại bỏ thuốc trừ sâu gây hại
- Gần 600 người đăng ký hiến mô, tạng cứu người và hiến xác cho khoa học
- Tạm ngừng hoạt động triển lãm “Sự bí ẩn đặc biệt của cơ thể người”
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn?
(Tin Môi Trường) - Chế độ ăn tốt giúp sống lâu và khỏe mạnh là chế độ ăn bao gồm nhiều trái cây, các loại hạt và các loại đậu, rau, ngũ cốc nguyên hạt.
Thông nước: Cây Di sản làm thuốc
(Tin Môi Trường) - Thông nước hay Thủy tùng, gọi như vậy vì cây này gần giống cây Thông, nhưng mọc ở dưới nước hay ven nước, tên khoa học là Glyptostrobus pensilis (Staunt.) K. Koch, họ Bụt mọc (Taxodiaceae).
"Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc
(Tin Môi Trường) - Viagra và một số thuốc trị rối loạn cương dương cùng thành phần có thể gây nguy hiểm khi kết hợp với một loại thuốc dùng trong bệnh động mạch vành.
Vì sao Bệnh viện Chợ Rẫy, Từ Dũ "thoát" bị xử phạt vi phạm môi trường?
(Tin Môi Trường) - Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa công khai 2 kết luận thanh tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên nước tại Bệnh viện Từ Dũ và Bệnh viện Chợ Rẫy, TPHCM.