Sống khỏe
Các cách chăm sóc da mùa lạnh cho phái đẹp
(11:37:15 AM 19/11/2012)Thời tiết lạnh và độ ẩm thấp lúc giao mùa thường khiến làn da phái đẹp khô và thô ráp. Điều này càng trở nên quan trọng hơn đối với chị em ngoài tuổi 40, những người có làn da đã dần "sa sút chất lượng" do tác động của ánh nắng, thời tiết, sự lão hóa, dược phẩm, vi khuẩn… suốt thời gian dài.
Bác sĩ Võ Thị Bạch Sương, Giảng viên Bộ môn Da liễu đại học Y Dược TP HCM cho biết, khi bước vào tuổi trung niên, làn da có nhiều dấu hiệu xấu như khô ráp, không đều màu, xuất hiện nếp nhăn, nám và tàn nhang... Nếu gặp thời tiết chuyển lạnh và hanh khô, da càng dễ bị tổn thương hơn. Chưa kể, ở bất kỳ môi trường khí hậu nào, chị em cũng cần chăm sóc và bảo vệ da đúng cách trước các tác động của môi trường bên ngoài, bao gồm ba bước cơ bản là: chống nắng, làm sạch và giữ ẩm.
Theo đó, chị em cần tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng, đặc biệt là từ 10h đến 16h do đây là khoảng thời gian có cường độ tia cực tím cao nhất trong ngày. Tia UV không chỉ đẩy nhanh tốc độ lão hóa mà còn là tác nhân gây nám da, sạm da… Khi ra ngoài đường, phụ nữ nên bảo vệ da bằng trang phục dài tay, mũ nón, khẩu trang… và sử dụng kem chống nắng đúng cách.
Tùy theo từng loại da, vùng của cơ thể mà chị em cần chọn các sản phẩm làm sạch an toàn và thích hợp. Nếu trang điểm, phụ nữ cần chú ý tẩy trang thật sạch trước khi rửa mặt. Phái đẹp cũng nên sử dụng các sản phẩm làm sạch 2 lần trong ngày để tránh tình trạng lớp chất béo bảo vệ da bị mất đi.
Khâu quan trọng nhất giúp da mềm mại và giảm khô căng là giữ ẩm. Chị em nên sử dụng kem giữ ẩm phù hợp, chọn các loại sữa tắm, sữa rửa mặt, kem phấn… có kèm thêm tính năng dưỡng da.
Tuy nhiên, bản chất của da là một tổ chức sừng ngăn cản những tác nhân độc hại không vào cơ thể. Các loại mặt nạ, kem dưỡng chỉ giúp làm mềm, làm ẩm da. Sức khỏe của làn da chủ yếu được nuôi dưỡng bằng các dưỡng chất do máu mang đến. Do vậy, bác sĩ Sương khuyên chị em nên có một chế độ dinh dưỡng cân đối, kết hợp với uống nhiều nước trong những ngày chuyển mùa.
Chăm sóc bên trong để giữ làn da đẹp
Để có làn da khỏe mạnh, việc chăm sóc hệ trục não bộ - tuyến yên - buồng trứng (bên trong) cũng rất quan trọng. Bác sĩ Sương cho biết: "Da, thần kinh và nội tiết trong giai đoạn bào thai ở cùng một lá phôi với nhau nên hoạt động của hệ trục thần kinh - nội tiết, bao gồm não bộ - tuyến yên - buồng trứng, cũng rất quan trọng đối với làn da".
Sự lệch nhịp của hệ trục trên vào tuổi trung niên chính là nguyên nhân khiến các nội tiết tố của buồng trứng sụt giảm và mất cân bằng. Lúc này, ngoài việc chống chọi những tác nhân bất lợi từ thời tiết lạnh và khô bên ngoài, làn da của phái đẹp còn đối mặt những mối nguy tiềm ẩn từ bên trong.
Các sợi tạo keo, sợi đàn hồi dưới da bị giảm và hình thành nên các nếp nhăn, lớp mỡ bên dưới cũng dần mất đi khiến da mất tính đàn hồi. Điều này vừa gây nhăn, vừa làm giảm sự săn chắc và mượt mà của làn da toàn thân.
Da dễ mất độ ẩm, trở nên khô ráp, nhiều trường hợp còn bị ngứa và mụn, nhất là lúc thời tiết lạnh và khô như trong giai đoạn chuyển mùa. Sự lệch nhịp của hệ trục trên còn khiến tuyến yên tiết ra nhiều hormone MSH, kích thích sự tổng hợp hắc tố melanin, khiến da rất dễ bị nám.
Sâm Angela tinh chiết từ Lepidium Meyenii và các thảo dược quý cung cấp dưỡng chất giúp hệ trục não bộ - tuyến yên - buồng trứng duy trì tốt các hoạt động , giúp chăm sóc làn da cho phái đẹp. Nghiên cứu cho thấy, sự kết hợp này cho hiệu quả cao trong việc điều trị các triệu chứng của tiền mãn kinh - mãn kinh, cải thiện tình trạng da khô nhăn, da nám và tàn nhang, giúp da khỏe mạnh, ẩm mịn và tươi sáng hơn sau một vài tuần. |
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Kinh tế tuần hoàn trong quản lý rác thải ở Việt Nam
- "Có hẹn cùng thanh xuân" - Chuyến tàu ngược thời gian cho người cao tuổi
- Bệnh viện không tổ chức ngày kỷ niệm Thầy thuốc Việt Nam để chống dịch
- Ý tưởng độc đáo từ tái chế khẩu trang đã qua sử dụng
- Hà Lan tiêu diệt hàng nghìn con chồn để phòng lây nhiễm SARS-CoV-2
- 423 trường và nhóm trẻ tại Đà Nẵng được thụ hưởng chương trình sữa học đường
- Cách rửa rau để loại bỏ thuốc trừ sâu gây hại
- Gần 600 người đăng ký hiến mô, tạng cứu người và hiến xác cho khoa học
- Tạm ngừng hoạt động triển lãm “Sự bí ẩn đặc biệt của cơ thể người”
Bài viết mới:
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn?
(Tin Môi Trường) - Chế độ ăn tốt giúp sống lâu và khỏe mạnh là chế độ ăn bao gồm nhiều trái cây, các loại hạt và các loại đậu, rau, ngũ cốc nguyên hạt.
Thông nước: Cây Di sản làm thuốc
(Tin Môi Trường) - Thông nước hay Thủy tùng, gọi như vậy vì cây này gần giống cây Thông, nhưng mọc ở dưới nước hay ven nước, tên khoa học là Glyptostrobus pensilis (Staunt.) K. Koch, họ Bụt mọc (Taxodiaceae).
"Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc
(Tin Môi Trường) - Viagra và một số thuốc trị rối loạn cương dương cùng thành phần có thể gây nguy hiểm khi kết hợp với một loại thuốc dùng trong bệnh động mạch vành.
Vì sao Bệnh viện Chợ Rẫy, Từ Dũ "thoát" bị xử phạt vi phạm môi trường?
(Tin Môi Trường) - Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa công khai 2 kết luận thanh tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên nước tại Bệnh viện Từ Dũ và Bệnh viện Chợ Rẫy, TPHCM.