Sống khỏe
Bức ảnh chim chết và bài học kiểm soát thông tin dịch bệnh
(09:25:01 AM 18/04/2013)
Bức ảnh chim chết gây chấn động được đăng trên Weibo (Nguồn: AFP)
Nhưng các nhà phân tích nói rằng chính phủ có rất ít sự lựa chọn, bởi công nghệ đã thay đổi trong vòng một thập kỷ trở lại đây và số lượng những người sử dụng tiểu blog "weibo", một mạng xã hội giống như Twitter, cũng đẩy mạnh tính công khai.
Ví dụ điển hình là những bức ảnh chụp các con chim sẻ bị chết dưới một cây mộc lan do người dùng weibo có tên Mao Xiaojiong (nick là Mao Lanlanlan) chụp gần nhà cô tại thành phố Nam Kinh - nơi đang ban bố lệnh cấm buôn bán gia cầm và chim sau khi xác nhận có virus H7N9 ở người.
Khi Mao đăng những bức ảnh đó trên weibo vào đầu tháng này, chúng được chia sẻ tới 20.000 lần, và trở thành một chủ đề nóng trên cổng thông tin điện tử Sina.
Cảnh sát ngay đêm đó đã nhanh chóng mang một trong những con chim chết đi xét nghiệm H7N9, và trong vòng hai ngày các nhà chức trách đã loại trừ việc virus là nguyên nhân cái chết của những chú chim.
Mao nói rằng sự lan truyền mạnh mẽ của bức ảnh mà cô đăng tải "cho thấy vấn đề này đã nhận được sự quan tâm lớn của cộng đồng." Nhưng sau đó, cô cũng đã xóa bỏ bài gốc bởi lo lắng về những tác động mà bức ảnh gây ra.
Tuần trước, nhà chức trách Trung Quốc đã bắt giữ một số người vì tội truyền bá những thông tin sai lạc trên mạng về những sự bùng nổ dịch, cho rằng những hành động của họ đã gia tăng sự lo sợ trong dân chúng.
"Weibo được (chính phủ) để ý hơn rất nhiều," David Bandurski của Dự án truyền thông thuộc Đại học Hong Kong, người đang nghiên cứu về báo chí Trung Quốc, cho biết.
"Weibo đang làm việc như một cỗ máy hơi nước khổng lồ - nó khiến cho mọi người xả hơi về một vấn đề chung gây thất vọng."
Một nhân viên tại trung tâm kiểm soát bệnh dịch ở Bắc Kinh (Nguồn: AFP)
Những lời đồn về căn bệnh SARS, mà cuối cùng đã trở thành sự thật cách đây đúng 10 năm, đã buộc chính phủ Trung Quốc phải sẵn sàng đối mặt trực diện với dịch bệnh chết người này. Bệnh SARS vốn khởi nguồn từ Trung Quốc và gây ra cái chết cho khoảng 800 người trên toàn thế giới.
Tổ chức Y tế thế giới cho biết họ rất hài lòng với những thông tin về H7N9 mà Trung Quốc đã chia sẻ, trong khi các chuyên gia y tế cộng đồng Mỹ nói rằng cần nhanh chóng giải mã bộ gen để phát triển một loại vắcxin và nghiên cứu về virus trên.
"Chúng tôi rất hài lòng với mức độ thông tin được chia sẻ và chúng tôi tin tưởng mình được cập nhật đầy đủ tình hình," đại diện của của WHO tại Trung Quốc, Michael O'Leary cho biết tuần trước.
Những người sử dụng Internet của Trung Quốc đã đặt câu hỏi về khoảng trống 3 tuần giữa những ca tử vong đầu tiên khi H7N9 bùng phát và tuyên bố chính thức của chính phủ ngày 31/3.
Nhà chức trách Trung Quốc nói rằng cần thời gian để khẳng định rằng virus lần đầu tiên xuất hiện ở người, nhưng một bài đăng đã so sánh với SARS đã viết: "Hành động chậm trễ 10 năm trước, hành động chậm trễ 10 năm sau... Chỉ có loại virus là thay đổi."
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Kinh tế tuần hoàn trong quản lý rác thải ở Việt Nam
- "Có hẹn cùng thanh xuân" - Chuyến tàu ngược thời gian cho người cao tuổi
- Bệnh viện không tổ chức ngày kỷ niệm Thầy thuốc Việt Nam để chống dịch
- Ý tưởng độc đáo từ tái chế khẩu trang đã qua sử dụng
- Hà Lan tiêu diệt hàng nghìn con chồn để phòng lây nhiễm SARS-CoV-2
- 423 trường và nhóm trẻ tại Đà Nẵng được thụ hưởng chương trình sữa học đường
- Cách rửa rau để loại bỏ thuốc trừ sâu gây hại
- Gần 600 người đăng ký hiến mô, tạng cứu người và hiến xác cho khoa học
- Tạm ngừng hoạt động triển lãm “Sự bí ẩn đặc biệt của cơ thể người”
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải (06/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn?
(Tin Môi Trường) - Chế độ ăn tốt giúp sống lâu và khỏe mạnh là chế độ ăn bao gồm nhiều trái cây, các loại hạt và các loại đậu, rau, ngũ cốc nguyên hạt.
Thông nước: Cây Di sản làm thuốc
(Tin Môi Trường) - Thông nước hay Thủy tùng, gọi như vậy vì cây này gần giống cây Thông, nhưng mọc ở dưới nước hay ven nước, tên khoa học là Glyptostrobus pensilis (Staunt.) K. Koch, họ Bụt mọc (Taxodiaceae).
"Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc
(Tin Môi Trường) - Viagra và một số thuốc trị rối loạn cương dương cùng thành phần có thể gây nguy hiểm khi kết hợp với một loại thuốc dùng trong bệnh động mạch vành.
Vì sao Bệnh viện Chợ Rẫy, Từ Dũ "thoát" bị xử phạt vi phạm môi trường?
(Tin Môi Trường) - Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa công khai 2 kết luận thanh tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên nước tại Bệnh viện Từ Dũ và Bệnh viện Chợ Rẫy, TPHCM.