Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn
Bức ảnh chim chết gây chấn động được đăng trên Weibo (Nguồn: AFP)
Nhưng các nhà phân tích nói rằng chính phủ có rất ít sự lựa chọn, bởi công nghệ đã thay đổi trong vòng một thập kỷ trở lại đây và số lượng những người sử dụng tiểu blog "weibo", một mạng xã hội giống như Twitter, cũng đẩy mạnh tính công khai.
Ví dụ điển hình là những bức ảnh chụp các con chim sẻ bị chết dưới một cây mộc lan do người dùng weibo có tên Mao Xiaojiong (nick là Mao Lanlanlan) chụp gần nhà cô tại thành phố Nam Kinh - nơi đang ban bố lệnh cấm buôn bán gia cầm và chim sau khi xác nhận có virus H7N9 ở người.
Khi Mao đăng những bức ảnh đó trên weibo vào đầu tháng này, chúng được chia sẻ tới 20.000 lần, và trở thành một chủ đề nóng trên cổng thông tin điện tử Sina.
Cảnh sát ngay đêm đó đã nhanh chóng mang một trong những con chim chết đi xét nghiệm H7N9, và trong vòng hai ngày các nhà chức trách đã loại trừ việc virus là nguyên nhân cái chết của những chú chim.
Mao nói rằng sự lan truyền mạnh mẽ của bức ảnh mà cô đăng tải "cho thấy vấn đề này đã nhận được sự quan tâm lớn của cộng đồng." Nhưng sau đó, cô cũng đã xóa bỏ bài gốc bởi lo lắng về những tác động mà bức ảnh gây ra.
Tuần trước, nhà chức trách Trung Quốc đã bắt giữ một số người vì tội truyền bá những thông tin sai lạc trên mạng về những sự bùng nổ dịch, cho rằng những hành động của họ đã gia tăng sự lo sợ trong dân chúng.
"Weibo được (chính phủ) để ý hơn rất nhiều," David Bandurski của Dự án truyền thông thuộc Đại học Hong Kong, người đang nghiên cứu về báo chí Trung Quốc, cho biết.
"Weibo đang làm việc như một cỗ máy hơi nước khổng lồ - nó khiến cho mọi người xả hơi về một vấn đề chung gây thất vọng."
Một nhân viên tại trung tâm kiểm soát bệnh dịch ở Bắc Kinh (Nguồn: AFP)
Những lời đồn về căn bệnh SARS, mà cuối cùng đã trở thành sự thật cách đây đúng 10 năm, đã buộc chính phủ Trung Quốc phải sẵn sàng đối mặt trực diện với dịch bệnh chết người này. Bệnh SARS vốn khởi nguồn từ Trung Quốc và gây ra cái chết cho khoảng 800 người trên toàn thế giới.
Tổ chức Y tế thế giới cho biết họ rất hài lòng với những thông tin về H7N9 mà Trung Quốc đã chia sẻ, trong khi các chuyên gia y tế cộng đồng Mỹ nói rằng cần nhanh chóng giải mã bộ gen để phát triển một loại vắcxin và nghiên cứu về virus trên.
"Chúng tôi rất hài lòng với mức độ thông tin được chia sẻ và chúng tôi tin tưởng mình được cập nhật đầy đủ tình hình," đại diện của của WHO tại Trung Quốc, Michael O'Leary cho biết tuần trước.
Những người sử dụng Internet của Trung Quốc đã đặt câu hỏi về khoảng trống 3 tuần giữa những ca tử vong đầu tiên khi H7N9 bùng phát và tuyên bố chính thức của chính phủ ngày 31/3.
Nhà chức trách Trung Quốc nói rằng cần thời gian để khẳng định rằng virus lần đầu tiên xuất hiện ở người, nhưng một bài đăng đã so sánh với SARS đã viết: "Hành động chậm trễ 10 năm trước, hành động chậm trễ 10 năm sau... Chỉ có loại virus là thay đổi."