Công nghệ xanh » Sản phẩm mới
Sứa ăn liền “Made in Quang Ninh”
(09:11:10 AM 07/07/2012)
Chế biến sứa ở Công ty TNHH MTV đầu tư Sơn Hải Minh. |
Tại thời điểm này, toàn tỉnh Quảng Ninh có khoảng 5.322 tàu thuyền tham gia khai thác sứa với trên 100 cơ sở thu mua, chế biến, tạo việc làm cho gần 14.000 lao động. Tuy nhiên, việc chế biến các sản phẩm từ sứa trên địa bàn tỉnh còn nhiều hạn chế. Các cơ sở sản xuất, chế biến chủ yếu mang tính tự phát và dừng lại ở công đoạn sơ chế dẫn tới chất lượng sản phẩm, giá thành, hiệu quả kinh tế không cao. Giá thu mua sứa nguyên liệu bấp bênh, không ổn định. Thị trường tiêu thụ phụ thuộc nên nhiều doanh nghiệp sản xuất mang tính cầm chừng, không dám đầu tư lớn. Hầu hết các phế phẩm và nước thải trong quá trình chế biến, sản xuất chưa được xử lý, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng tới nguồn lợi thuỷ sản. Trước thực trạng đó, để góp phần đưa nghề khai thác, chế biến sứa trở thành nghề sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao, giúp người dân có cơ hội làm giàu, tháng 6-2011, Trung tâm Công nghệ Sinh học và Công nghệ thực phẩm Hà Nội đã triển khai thực hiện đề tài “Nghiên cứu quy trình công nghệ chế biến sứa ăn liền tại Quảng Ninh” do kỹ sư Phạm Thị Ngọc Anh làm chủ nhiệm đề tài.
Theo kỹ sư Phạm Thị Ngọc Anh, trong quá trình triển khai đề tài, nhóm thực hiện đã tiến hành nghiên cứu thị trường, tìm hiểu các món ăn truyền thống chế biến từ sứa và sử dụng phương pháp kế thừa những kinh nghiệm, thử nghiệm về chế biến thực phẩm của Trung tâm Công nghệ thực phẩm Hà Nội. Bởi vậy, việc chuyển giao công nghệ đã được nghiên cứu, tính toán, thiết kế phù hợp với thực tế, quy trình sản xuất chế biến sứa ăn liền tại Vân Đồn đã đạt được kết quả như mong muốn. Quy trình chế biến sứa ăn liền đã được xây dựng thành công. Sản phẩm sứa ăn liền đảm bảo giòn, dai, giữ được màu sắc tự nhiên, có mùi thơm đặc trưng của sứa và các loại gia vị, đáp ứng các tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm. Ngoài ra, đề tài còn tiến hành đánh giá tác động của chất thải chế biến sứa và đề xuất giải pháp xử lý nhằm đảm bảo vấn đề môi trường ở các cơ sở chế biến sứa ăn liền. Hiện nay, nhóm thực hiện đề tài cũng tiến hành chuyển giao và triển khai sản xuất thử nghiệm sứa ăn liền tại Công ty TNHH MTV đầu tư Sơn Hải Minh, xã Đông Xá (Vân Đồn) một mô hình chế biến sứa ăn liền quy mô 300-500kg.
Cho đến nay, đề tài “Nghiên cứu quy trình công nghệ chế biến sứa ăn liền tại Quảng Ninh” đã hoàn thành các mục tiêu đặt ra, tạo ra một sản phẩm mới cho người tiêu dùng, góp phần mở rộng thị trường tiêu thụ và tăng giá trị nguồn lợi hải sản sẵn có của Quảng Ninh. Quy trình công nghệ chế biến sứa ăn liền đã được Công ty TNHH MTV đầu tư Sơn Hải Minh tiếp nhận và đưa vào sản xuất thử nghiệm thành công. Ông Phạm Thanh Ba, Quản đốc Công ty cho biết: “Quy trình chế biến sản phẩm sứa ăn liền không quá khó thực hiện nên công nhân của Công ty chúng tôi đã tuân thủ đầy đủ các thông số kỹ thuật đề ra. Sản phẩm làm ra bước đầu được khách hàng tiếp nhận và đánh giá tốt”. Kết quả của đề tài trên sẽ là cơ sở để nhân rộng mô hình chế biến sứa ăn liền. Qua đó, tạo thêm một sản phẩm mang thương hiệu của Quảng Ninh, góp phần tăng hiệu quả kinh tế, tạo công ăn việc làm cho người dân.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Cảnh báo: Lừa đảo hỗ trợ cập nhật sinh trắc học
- Bkav ra mắt bộ giải pháp tổng thể phòng chống hacker và virus mã hoá tống tiền - Bkav SOC 2.0
- Australia lập bản đồ dòng hải lưu mạnh nhất thế giới
- Bkav đạt chứng chỉ quốc tế AV-Test
- Nghiên cứu thành công sơn phản xạ nhiệt nano chống nóng cho các công trình ngoài trời
- Ra mắt mẫu quần áo hiệu chỉnh nhiệt độ bằng năng lượng Mặt Trời
- Bkav ra mắt Bkav Pro 2024 định hướng mở rộng thị trường toàn cầu
- Siemens Việt Nam và AIT tổ chức Lễ ra mắt tủ điện SIVACON S4 và Tọa đàm về Phát triển bền vững và Net Zero Carbon
- Bkav ra mắt Bộ phần mềm an ninh không gian mạng Bkav Pro Edu bảo vệ trẻ em sử dụng Internet
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải (06/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
Quái thú 230 triệu tuổi "lai" giữa cá sấu và chim
(Tin Môi Trường) - Vào cuối kỷ Tam Điệp, miền đất nay là bang Wyoming của nước Mỹ tồn tại một quái thú kỳ lạ với chiếc mỏ như vẹt, mình khủng long. Nó được đặt tên là Beesiiwo cooowuse, một loài mới.
Các nhà khoa học thế giới bàn về môi trường trái đất tại Quy Nhơn
(Tin Môi Trường) - Ngày 26-11, 130 nhà khoa học đến từ 14 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới đã về TP Quy Nhơn (Bình Định) tham dự hội nghị quốc tế lần thứ 4 về khoa học trái đất và môi trường.
Những người còn theo đuổi ống hút 'xanh'
(Tin Môi Trường) - Một thời, các loại ống hút làm từ tre, cỏ bàng, tinh bột, giấy... được nhiều người lựa chọn theo xu hướng sống thân thiện với môi trường. Hiện nay, dù không còn là trào lưu thời thượng, các sản phẩm 'xanh' này vẫn có thị trường riêng.