Thực thi REDD và tác động đối với người bản địa
(15:06:31 PM 16/08/2011)
Theo cơ chế của REDD, các nước phát triển có trách nhiệm chi trả tài chính cho các nước đang phát triển trong việc bảo vệ rừng tự nhiên. Bù lại, các nước nhận được khoản chi trả phải thực hiện các chương trình, chính sách nhằm ngăn chặn mất rừng và suy thoái rừng. Các nứơc này có thể áp dụng đồng thời nhiều phương pháp tiếp cận khác nhau như tăng cường thực thi luật pháp, thay đổi thể chế, pháp luật để đối phó với nạn phá rừng, cải thiện hệ thống quản, thực hiện các chương trình quản lý, bảo vệ rừng….
Hai cơ chế chi trả tài chính đã được đề xuất nhằm thực thi REDD tại các nước đang phát triển. Cơ chế thứ nhất được đề xuất dựa theo nguyên tắc “thị trường các bon” trong đó các nước phát triển chi trả tài chính cho các nước đang phát triển thông qua việc mua bán “hạn ngạch các bon”.
Cơ chế chi trả tài chính thứ hai là gây dựng quỹ để thực hiện các chương trình bảo vệ rừng. Tuy chưa đạt được thỏa thuận chính thức giữa các bên tham gia, nhưng rất có thể cả hai cơ chế này đều sẽ được sử dụng để thực thi REDD tại các nước đang phát triển.
Ảnh hưởng tiêu cực của REDD đối với người bản địa
REDD đi vào thực thi sẽ gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của người bản địa. Điều này có thể được nhận thấy khá rõ ràng khi mục tiêu của REDD là các khu rừng tự nhiên nơi các cộng đồng dân cư bản địa đang sinh sống.
Để nhận được chi trả tài chính cho REDD, các nước đang phát triển buộc phải tăng cường các quy định ngặt nghèo để bảo vệ rừng, tăng diện tích khu bảo tồn. Cộng đồng dân cư bản địa có thể buộc phải di dời khỏi khu bảo tồn và họ không còn cơ hội phụ thuộc vào rừng về nguồn thực phẩm, dược liệu và nước sạch.
Sự di cư này dẫn đến nhiều hệ lụy, chẳng hạn như mai một bản sắc văn hóa và kiến thức bản địa. Bên cạnh đó, tiền chi trả, đền bù từ các dự án REDD nếu không được quản lý tốt có thể trở thành nguyên nhân gây bất bình đẳng và xung đột ngay trong cộng đồng dân cư bản địa.
Người dân bản địa có thể được hưởng lợi từ REDD như thế nào?
Mặc dù một số ý kiến cho rằng người bản địa sẽ bị thiệt thòi trong quá trình thực thi REDD. Song, nhiều chuyên gia đã lập luận rằng nếu chương trình thực hiện được thiết kế tốt thì thực tế sẽ ngược lại, cộng đồng bản địa có thể nhận được nhiều lợi ích từ REDD.
Một phương pháp tiếp cận tốt là tôn trọng quyền của người bản địa, quyền lựa chọn về đất đai, tài nguyên thiên nhiên, bản sắc dân tộc…. và tăng cường sự tham gia của người bản địa trong việc thực thi REDD.
Thay vì bị di dời khỏi các khu bảo tồn, cộng đồng dân cư bản địa có thể đảm nhiệm vai trò bảo vệ rừng theo thỏa thuận với chính phủ. Thỏa thuận này tương tự như việc chi trả dịch vụ môi trường (PES). Khi đó, người dân bản địa sẽ được hưởng có được sinh kế bền vững, đồng thời lại bảo tồn bản sắc văn hóa.
Triển vọng REDD ở Việt Nam
Việt Nam có 54 dân tộc khác nhau, cộng đồng dân tộc thiểu số thường sinh sống ở vùng rừng, núi. Vì vậy, vai trò của người bản địa trong việc việc bảo vệ rừng là rất quan trọng.
Nhằm tăng cường sự tham gia của cộng đồng cư dân bản địa vào tiến trình thực thi REDD, trước mắt Việt Nam cần có những chương trình giáo dục nhằm tăng cường hiểu biết của người dân tộc về biến đổi khí hậu, REDD cũng như vai trò của họ trong việc bảo vệ tài nguyên rừng. Khi có những hiểu biết căn bản về REDD, cộng đồng dân cư bản địa có thể sẵn sàng tham gia đàm phán và đi đến những thỏa thuận về bảo vệ rừng và thực thi REDD.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023
- Dấu hiệu El Nino ở Thái Bình Dương, nhiệt độ toàn cầu có thể tăng kỷ lục
- Cà Mau: Hơn 3.540 ha rừng ở cấp báo động cháy nguy hiểm
- Dấu ấn bất hòa với thiên nhiên
- Tàn phá thiên nhiên và cái giá phải trả
- Cà Mau nỗ lực bảo vệ hơn 41.000 ha rừng trong mùa khô
- 4 nước sở hữu "lá phổi xanh" của Trái đất đánh mất rừng nhiều nhất thế giới
- Biến đổi khí hậu khiến cây cối tiết ra chất độc chết người
- Lâm Đồng tăng cường quản lý bảo vệ rừng trong mùa khô
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Vì sao ngày nào cũng báo không khí lạnh mà trời vẫn "nắng chang chang"?
(Tin Môi Trường) - Chuyên gia cho rằng do không khí lạnh hiện nay rất khô, trời ít mây và có nắng nên nhiệt độ thấp nhất thường chỉ rơi vào đêm và sáng sớm, ban ngày ít cảm nhận được lạnh.
Động đất có độ lớn 3.8 tại Kon Plông, Kon Tum
(Tin Môi Trường) - Theo Trung tâm Báo tin Động đất và Cảnh báo Sóng thần, Viện Vật lý Địa cầu (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), chiều 8/12, một trận động đất có độ lớn 3.8 đã xảy ra tại huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum; không gây thiệt hại về người và tài sản.
Khôi phục tầng ozone, giảm thiểu biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Ngày Quốc tế bảo vệ tầng ozone được tổ chức vào ngày 16/9 hằng năm nhằm tăng cường sự hiểu biết Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ozone, nâng cao nhận thức, truyền tải các thông điệp bảo vệ tầng ozone tới cộng đồng.