Google trình làng công cụ giám sát nạn chặt phá rừng
(10:30:00 AM 22/02/2014)
Theo Google, trang mạng www.globalforestwatch.org là cơ sở dữ liệu hoàn thiện và nhất quán nhất tính đến thời điểm này, cung cấp hàng triệu hình ảnh về các diện tích rừng bị phá mà Cơ quan Khảo sát địa chất Mỹ thu thập được qua vệ tinh trong hơn 40 năm qua. Với độ phân giải cao và thường xuyên được cập nhật, những hình ảnh này có thể được truy cập miễn phí với những thao tác rất đơn giản. Thông qua công cụ này, các nhà khoa học còn có thể xác minh và sửa đổi (nếu cần) đường biên giới của các khu rừng được bảo vệ, qua đó giúp các thương lái thu mua dầu cọ biết được thông tin về các khu rừng cấm để tránh tiếp tay cho nạn sản xuất dầu cọ.
Số liệu thống kê của Google và Đại học Maryland (Mỹ) cho thấy trong khoảng thời gian từ 2000 - 2012, có khoảng 2,3 triệu km2 rừng trên Trái Đất đã biến mất, gần bằng diện tích của Argentina, trong khi chỉ có khoảng 0,8 triệu km2 được phủ xanh trở lại. Indonesia là nước có tốc độ mất rừng tăng nhanh nhất, tăng hơn 50% lên tới 20.000 km2/năm vào thời điểm năm 2011. Tuy nhiên, Brazil lại là quốc gia có diện tích rừng mất đi hàng năm lớn nhất, giảm tới 50% từ mức 40.000 km2 của năm 2002 xuống còn 20.000km2 vào năm 2010.
Công cụ Giám sát rừng toàn cầu được Google, các chuyên gia đến từ Đại học Maryland và chính phủ các nước Mỹ, Anh và Na Uy hợp tác xây dựng và ra mắt tại thủ đô Washington (Mỹ). Người đứng đầu Cơ quan Chống phá rừng Indonesia Heru Prasetyo (Hê-ru Pra-xe-ti-ô ) đã hoan nghênh cơ sở dữ liệu này, cho rằng đây là một công cụ thực sự hữu ích đối với các nhà khoa học và bảo vệ môi trường trên thế giới và của mỗi quốc gia.
Trước đó, hồi tháng 11/2013, Google cũng cho ra mắt bản đồ thế giới về diện tích rừng trên Trái Đất, tiền đề của công cụ nói trên. Thông qua tấm bản đồ mới, mọi quốc gia sẽ có thể tiếp cận một bộ dữ liệu đồ sộ bao gồm những thông tin liên quan tới những vấn đề nghiêm trọng về môi trường như nguyên nhân gây ra thay đổi trong mật độ rừng; tình trạng của các khu rừng tự nhiên trên thế giới; những mối đe dọa đến từ việc thay đổi diện tích rừng; ảnh hưởng từ những nỗ lực ngăn chặn mất rừng...
Rừng hiện bao phủ hơn 30% diện tích Trái Đất. Nạn chặt phá rừng bữa bãi được cho là một trong những thủ phạm chính làm trầm trọng thêm tình trạng biến đổi khí hậu. Các nhà khoa học đã chứng minh rằng lượng khí phát thải gây hiệu ứng nhà kính từ việc phá rừng nhiệt đới còn lớn hơn nhiều so với lượng khí phát thải từ các loại phương tiện giao thông trên thế giới.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023
- Dấu hiệu El Nino ở Thái Bình Dương, nhiệt độ toàn cầu có thể tăng kỷ lục
- Cà Mau: Hơn 3.540 ha rừng ở cấp báo động cháy nguy hiểm
- Dấu ấn bất hòa với thiên nhiên
- Tàn phá thiên nhiên và cái giá phải trả
- Cà Mau nỗ lực bảo vệ hơn 41.000 ha rừng trong mùa khô
- 4 nước sở hữu "lá phổi xanh" của Trái đất đánh mất rừng nhiều nhất thế giới
- Biến đổi khí hậu khiến cây cối tiết ra chất độc chết người
- Lâm Đồng tăng cường quản lý bảo vệ rừng trong mùa khô
Bài viết mới:
- Vườn quốc gia Côn Đảo đón nhận bằng công nhận Cây di sản cho 24 cây trong vườn (28/11/2024)
- Danh sách 25 Giải thưởng của Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024 (27/11/2024)
- Đại diện Bộ Nội vụ và Bộ TN-MT đánh giá cao vai trò của VACNE trong xây dựng phát triển bền vững của đất nước (27/11/2024)
- Mộ Hải Thượng Lãn Ông được công nhận di tích quốc gia đặc biệt (27/11/2024)
- Dự án cáp treo nối chùa Hương với chùa Tiên xin cấp phép môi trường (26/11/2024)
- Hội nghị Ban Chấp hành VACNE 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội (26/11/2024)
- Các nhà khoa học thế giới bàn về môi trường trái đất tại Quy Nhơn (26/11/2024)
- 25 tác phẩm được trao giải viết về "Cây di sản Việt Nam năm 2024" (26/11/2024)
- Hòa Bình:Công nhận Cây Di sản vào Ngày hội Văn hóa, thể thao và du lịch các xã vùng cao huyện Tân Lạc (25/11/2024)
- Sinh viên Nhân văn làm sống dậy kịch hình thể với “Mắt Rừng” (24/11/2024)
Vì sao ngày nào cũng báo không khí lạnh mà trời vẫn "nắng chang chang"?
(Tin Môi Trường) - Chuyên gia cho rằng do không khí lạnh hiện nay rất khô, trời ít mây và có nắng nên nhiệt độ thấp nhất thường chỉ rơi vào đêm và sáng sớm, ban ngày ít cảm nhận được lạnh.
Tỉnh đầu tiên ở miền Tây công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai xâm nhập mặn, thiếu nước
(Tin Môi Trường) - Ông Nguyễn Văn Vĩnh - chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang - vừa ký văn bản công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai xâm nhập mặn, thiếu nước sinh hoạt trong mùa khô năm 2024 trên địa bàn huyện Tân Phú Đông.
Khôi phục tầng ozone, giảm thiểu biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Ngày Quốc tế bảo vệ tầng ozone được tổ chức vào ngày 16/9 hằng năm nhằm tăng cường sự hiểu biết Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ozone, nâng cao nhận thức, truyền tải các thông điệp bảo vệ tầng ozone tới cộng đồng.