Giám sát sức khỏe động vật hoang dã tại Việt Nam nhằm giám sát và ứng phó hiệu quả với các bệnh dịch mới
(20:39:38 PM 23/05/2022)(Tin Môi Trường) - Khoảng 60 đại diện các cơ quan trong nước và quốc tế, các tổ chức phi chính phủ đã tham dự hội thảo tổng kết dự án ‘Giám sát sức khỏe động vật hoang dã - WildHealthNet’ tại Việt Nam
>> Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam >> Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải >> Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam >> Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long >> Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định
Dự án do tổ chức Wildlife Conservation Society (WCS) và Cục Thú y, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Bộ NN&PTNT) phối hợp thực hiện từ năm 2018 đến năm 2022, với sự hỗ trợ của Chương trình Giảm thiểu Mối đe dọa Sinh học (BTRP) của Cơ quan Giảm thiểu Các mối Đe dọa Quốc phòng (DTRA) thuộc Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ. Đại diện của Cục Thú y, Bộ NN&PTNT, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương (Viện VSDTTƯ), Bộ Y tế; Cục Y tế dự phòng, Chi cục Thú y Vùng VI, Chi cục Thú y Vùng VII; các Chi cục Kiểm lâm địa phương và Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Đồng Nai, Bình Phước, Nghệ An, Chi cục Chăn nuôi Thú y và Thủy sản tỉnh Đồng Tháp và đại diện từ các vườn quốc gia và các tổ chức bảo tồn; đại diện phòng thí nghiệm Trung tâm Chẩn đoán Thú y Trung ương và Học viện Nông nghiệp Việt Nam (VNUA) cũng góp mặt trong buổi hội thảo
60 đại biểu tham dự buổi hội thảo tổng kết, Hà Nội, tháng 5/2022
Trong suốt hai thế kỉ qua, các tác động và thay đổi do con người gây ra đối với hệ sinh thái đã làm gia tăng sự tương tác và lây truyền các tác nhân gây bệnh giữa động vật hoang dã (ĐVHD), động vật nuôi và con người. Giám sát sức khỏe ĐVHD được xác định là một yếu tố quan trọng trong công cuộc bảo tồn ĐVHD và là một thành phần không thể thiếu trong mạng lưới giám sát Một Sức khỏe - với mục tiêu đưa giám sát ĐVHD vào phương pháp tiếp cận “phát hiện, ngăn chặn, ứng phó” của cộng đồng y tế toàn cầu. Giám sát sức khỏe ĐVHD là việc làm cần thiết để phát hiện, quản lý mầm bệnh đe dọa tới quần thể ĐVHD như vi-rút Dịch tả lợn châu Phi và để hiểu hơn về tình hình dịch tễ của các mầm bệnh có nguồn gốc từ ĐVHD như các vi-rút SARS-CoV-1, Ebola, MERS-CoV, Nipah, Cúm gia cầm và SARS-CoV-2, tác nhân gây nên đại dịch COVID-19.
Nhằm hỗ trợ nâng cao năng lực của Việt Nam trong công tác phát hiện và ngăn chặn các tác nhân gây bệnh lây lan, cũng như ứng phó với dịch bệnh liên quan đến ĐVHD, dự án WildHealthNet đã triển khai các hoạt các hoạt động tập huấn, sáng kiến phát triển chính sách và thiết kế kỹ thuật giám sát dịch bệnh nhằm kiểm soát những mầm bệnh nguy hiểm đặc biệt trên ĐVHD và tăng cường năng lực trong hệ thống các cơ quan chính phủ Việt Nam cấp Trung ương và các tại tỉnh Nghệ An, Đồng Nai, Đồng Tháp và Bình Phước, hướng tới xây dựng mạng lưới quốc gia giám sát sức khỏe ĐVHD hiệu quả.
Trước những tác động lớn về an toàn sinh học, kinh tế và bảo tồn từ các bệnh mới nổi và tái nổi, dự án WildHealthNet đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan nhà nước tại Việt Nam để làm rõ vai trò và trách nhiệm trong công tác phát hiện các tác nhân gây bệnh trên ĐVHD, các bước thực hiện và trao đổi thông tin nhằm ứng phó với dịch bệnh và xác định các tác nhân gây bệnh ưu tiên. Dự án đã phối hợp với Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Cục Thú y và các Chi cục Thú y/Chăn nuôi thú y các tỉnh Đồng Nai, Đồng Tháp triển khai các hoạt động giám sát chủ động tại thực địa với vi-rút Cúm gia cầm, Dịch tả lợn Châu Phi, Corona, Rickettsia và vi-rút hanta trên các loại ĐVHD tại những khu vực nguy cơ cao có sự tương tác giữa ĐVHD, động vật nuôi thông thường và con người. Kết quả thu được là năm 2019, dự án đã phát hiện vi-rút Dịch tả lợn Châu Phi trên lợn rừng tại tỉnh Đồng Nai và sau đó là vi-rút Cúm gia cầm độc lực cao H5N1 trên các cá thể chim hoang dã bệnh và chết tại tỉnh Đồng Tháp năm 2021. Các kết quả đều được chia sẻ và báo cáo tới Cục Thú y. Dự án đã thu thập được 3.439 mẫu sinh phẩm từ 1.213 cá thể ĐVHD bao gồm các loài dơi, tê tê, lợn rừng, thú ăn thịt, gặm nhấm, chim hoang dã và linh trưởng và tiến hành chẩn đoán với các mầm bệnh ưu tiên.
Dự án WildHealthNet cũng đã tăng cường các hoạt động giám sát bị động thông qua gia tăng việc phát hiện và điều tra các báo cáo ca bệnh, chết trên ĐVHD trong mạng lưới bao gồm sáu (06) vườn quốc gia (VQG), khu bảo tồn tại Việt Nam, bao gồm VQG Cát Tiên, VQG Pù Mát, VQG Bù Gia Mập, VQG Tràm Chim và rừng phòng hộ Tân Phú và Khu Bảo tồn thiên nhiên - văn hóa Đồng Nai, đồng thời cải thiện thời gian báo cáo và ứng phó khi phát hiện ĐVHD bệnh/chết. Dự án WildHealthNet đã tập huấn cho 125 học viên là các cán bộ khoa học, cán bộ kiểm lâm, bảo vệ rừng, bác sĩ thú y và các cán bộ thú y về quy trình điều tra các ca bệnh, chết trên ĐVHD, sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân đúng cách, phương pháp mổ khám xác động vật và thu thập mẫu sinh phẩm. Dự án cũng đã tổ chức ba cuộc tập huấn bồi dưỡng và cập nhật kỹ thuật tại tỉnh Nghệ An, Đồng Nai nhằm đánh giá sự mức độ hiểu biết của các học viên, cũng như tăng cường năng lực trong việc báo cáo ca bệnh, chết trên ĐVHD. Thông qua mạng lưới, dự án đã nhận được 18 báo cáo từ các VQG, khu bảo tồn tham gia vào mạng lưới giám sát về việc phát hiện ĐVHD bị chết, chủ yếu bao gồm các loài linh trưởng, voi, tê tê và lợn rừng. Các mẫu sau khi thu thập được sàng lọc với các mầm bệnh nguy hiểm đặc biệt ưu tiên và đều cho kết quả âm tính.
Dự án WildHealthNet đã xác định và thay đổi bộ công cụ thu thập và quản lý dữ liệu nhằm mô phỏng và hỗ trợ thực hành tốt nhất về báo cáo giám sát sinh học với các sự kiện và phát hiện thu được từ dự án. Dự án đã xây dựng bộ công cụ hỗ trợ thu thập thông tin dữ liệu sức khỏe ĐVHD theo một mẫu chuẩn (có tên Tiếng Anh là SMART for Health). Dự án cũng đã chỉnh sửa và áp dụng hệ thống quản lý thông tin giám sát sức khỏe ĐVHD (WHIP) để lưu trữ các dữ liệu của dự án. Hiện tại, dự án đã giới thiệu về WHIP và mở toàn quyền truy cập vào hệ thống này với Cục Thú y.
Tại hội thảo, các đại biểu đã thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm và hiểu biết từ việc tích cực tham gia vào mạng lưới giám sát sức khỏe ĐVHD và cách thức để mạng lưới góp phần hỗ trợ phát triển hệ thống giám sát sức khỏe ĐVHD tại Việt Nam.
TS. Nguyễn Văn Long, Quyền Cục trưởng, Cục Thú y, Bộ NN&PTNT chia sẻ: “Việt Nam chia sẻ mối lo ngại của toàn cầu về hệ thống quản lý dịch bệnh quốc gia liên quan đến sức khỏe ĐVHD. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng nhận thấy rõ những nguy cơ từ các dịch bệnh mới nổi và tái nổi do Việt Nam có những đặc điểm về địa lý, sinh học và văn hóa xã hội dẫn tới sự tương tác rất lớn giữa người và ĐVHD. Trong tình hình đó, dự án ‘Giám sát sức khỏe ĐVHD – WildHealthNet’ đã thúc đẩy việc lồng ghép, đưa các bệnh trên ĐVHD vào các hệ thống giám sát sức khỏe động vật quốc gia nhằm xác định và giải quyết các mối đe dọa về dịch bệnh cho ĐVHD, động vật nuôi thông thường và con người.”
Tại hội thảo, một số bất cập còn tồn tại trong hệ thống giám sát sức khỏe ĐVHD đã được xác định. Các đại biểu cũng đã thảo luận về các cơ hội tăng cường hợp tác bền vững đa ngành nhằm giải quyết các vấn đề nổi bật, trong đó bao gồm cơ chế phối hợp giữa các cơ quan liên quan nhằm hỗ trợ thiết lập một hệ thống giám sát bền vững cấp quốc gia về giám sát sức khỏe ĐVHD.
Bà Hoàng Bích Thủy, Giám đốc Quốc gia, Tổ chức WCS, chia sẻ: “Chúng tôi hướng đến xây dựng một hệ thống giám sát có thể triển khai và đáp ứng được các yêu cầu cũng như nguy cơ khác nhau hiện đang tồn tại ở nhiều khu vực khác nhau có tương tác giữa người và ĐVHD, đồng thời tối ưu hóa các hệ thống giám sát sức khỏe động vật hiện tại. Quá trình xây dựng hệ thống giám sát sức khỏe ĐVHD trong dự án WildHealthNet đã có sự hợp tác của các cơ quan, đơn vị thuộc lĩnh vực Thú y, Y tế công cộng, các cơ quan quản lý ĐVHD và các tổ chức bảo tồn ĐVHD. Chỉ khi có được sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả, chúng ta mới có thể tối ưu hóa mối liên kết giữa các hệ thống giám sát trong từng lĩnh vực được xây dựng theo hướng tiếp cận Một Sức Khỏe.”
Hội thảo còn là cơ hội để ghi nhận những nỗ lực và quan tâm của Cục Thú y trong việc tiếp tục phát triển giám sát sức khỏe ĐVHD tại Việt Nam thông qua sự phối hợp giữa các đối tác trong mạng lưới với các ngành nông nghiệp, môi trường và y tế. Bên cạnh đó, hội thảo cũng là một cơ hội để vạch ra các bước tiếp theo nhằm hướng dẫn chuyển đổi sang một bộ máy quản lý hoàn thiện hơn về giám sát ĐVHD và điều phối mạng lưới giám sát sức khỏe ĐVHD cấp quốc gia. Ngoài ra, hội thảo còn là cơ hội kết nối với các sáng kiến giám sát Một sức khỏe do Chính phủ Đức, Liên minh Châu Âu, Chính phủ Hoa Kỳ, Ngân hàng Thế giới và Liên minh ba bên mở rộng (FAO, WHO, OIE, và UNEP) hỗ trợ nhằm thúc đẩy giám sát Một sức khỏe.
Nguyễn Đình Thắng - Tổ chức WCS Việt Nam
Gửi ý kiến bạn đọc về: Giám sát sức khỏe động vật hoang dã tại Việt Nam nhằm giám sát và ứng phó hiệu quả với các bệnh dịch mới
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Vì sao Bệnh viện Chợ Rẫy, Từ Dũ "thoát" bị xử phạt vi phạm môi trường?
- AstraZeneca thừa nhận vaccine Covid-19 của hãng gây đông máu
- Thói quen của nhiều người Việt trong buổi tối làm tăng nguy cơ ung thư
- Nắng nóng cháy da, làm sao để hồi phục?
- Bạn có chắc sản phẩm Fucoidan Okinawa đang dùng là sản phẩm chính hãng?
- Lễ dâng hương và an tượng Y tổ Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác nhân kỷ niệm Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2.
- Lá ổi chứa chất chống ung thư
- Công dụng chữa bệnh của lá ổi có thể bạn chưa biết
- Ăn ổi, đừng bỏ phí vỏ, thậm chí lá vì công dụng kỳ diệu này
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn?
(Tin Môi Trường) - Chế độ ăn tốt giúp sống lâu và khỏe mạnh là chế độ ăn bao gồm nhiều trái cây, các loại hạt và các loại đậu, rau, ngũ cốc nguyên hạt.
Thông nước: Cây Di sản làm thuốc
(Tin Môi Trường) - Thông nước hay Thủy tùng, gọi như vậy vì cây này gần giống cây Thông, nhưng mọc ở dưới nước hay ven nước, tên khoa học là Glyptostrobus pensilis (Staunt.) K. Koch, họ Bụt mọc (Taxodiaceae).
"Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc
(Tin Môi Trường) - Viagra và một số thuốc trị rối loạn cương dương cùng thành phần có thể gây nguy hiểm khi kết hợp với một loại thuốc dùng trong bệnh động mạch vành.