Cần nhân rộng mô hình lá chắn xanh ngăn sóng dữ
(09:27:30 AM 06/04/2016)Ảnh: TT
* Dự án khả thi
Nông dân ấp Vàm Rầy sống chủ yếu bằng nghề trồng cây ăn trái, rau màu, nuôi cá và trồng lúa. Nhưng ở đây là một trong những khu vực bị xói lở mạnh nhất, tốc độ xói lở tới 10m mỗi năm. Sức nước mạnh nên năm nào đê cũng vỡ, cho dù đã nhiều lần được gia cố, gây thiệt hại nặng cho người dân. V ài năm trở lại đây mọi chuyện đều đã khác vì khi con đê biển được đắp lên cao, hơn nữa phía ngoài đê đã có "lá chắn xanh" ngăn sóng dữ. Đến xóm biển ở khu vực ấp Vàm Rầy sẽ dễ dàng nhận thấy những chòm cây đứng chơi vơi ngoài phía biển. Chúng trông như những ốc đảo cách bờ khoảng chừng vài chục mét.
Với hơn 200km bờ biển, Kiên Giang là tỉnh có bờ biển dài nhất khu vực Đồng bằng sông sông Cửu Long và cũng đang đối mặt với những nguy cơ lớn do tình trạng lở đê, dẫn tới xâm nhập mặn. Những con đê cứ được đắp lên lại bị sóng lôi ra biển, chi phí xây những con đê xi măng hay bê tông vừa quá đắt với khả năng hiện tại của địa phương, vừa không còn là giải pháp duy nhất được quốc tế khuyến cáo do nghi ngờ tính bền vững và thân thiện với môi trường của nó về lâu dài.
Các nhà khoa học cho rằng, chi phí làm đê bằng bê tông có thể lên tới 30 tỉ đồng trên 1km, mà vẫn bị vỡ nếu không có rừng bảo vệ. Ba yêu cầu đặt ra cho mô hình mới mà đến nay đều đáp ứng được. Đó là sử dụng nguyên liệu địa phương, sử dụng kiến thức của người dân địa phương, áp dụng được ở địa phương và nhân rộng mô hình ra nhiều nơi khác chi phí rẻ tiền mà độ bền vững cao.
Cây tràm là một trong những loại cây đặc trưng của vùng đất Kiên Giang. Từ trước tới nay, cây tràm được xem là một trong những vật liệu xây dựng truyền thống của cư dân vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Là cây chịu được nước nên cây tràm thường được sử dụng để đóng cừ xây dựng những công trình kiên cố. Ngoài cách sử dụng này, người dân trong vùng còn sử dụng tràm làm rào cản giảm tốc độ của những con sóng khi đánh vào bờ. Hàng trăm năm qua, cách làm này đã được người dân nơi đây vận dụng để kè chống sạt lở, xói mòn do sóng biển gây ra, vừa ít tốt kém chi phí, vừa sử dụng được nguyên liệu tại chỗ và vừa không gây ô nhiễm đến môi trường. Tại mô hình trồng rừng ngập mặn này, cây tràm đã được ứng dụng một cách hợp lý để bảo vệ những cánh rừng ngập mặn mới trồng ở bên trong.
Một giải pháp nữa được xem là hữu hiệu đã đưa vào ứng dụng từ năm 2008 đến nay, ngay đoạn đê biển thường hay bị sóng đánh vỡ, đó là tái sinh và trồng mới rừng ngập mặn. Kết quả khả quan ban đầu đang tiếp thêm sức cho người dân địa phương tại một trong những huyện nghèo, bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi tình trạng lở đê, xâm nhập mặn nhằm thích nghi và ứng phó với biến đổi khí hậu.
Hàng rào chắn sóng bằng cừ tràm giúp phục hồi rừng ngập mặn ở ấp Vàm Rầy.-Ảnh: QĐND
* Cần nhân rộng mô hình
Có thể khẳng định rằng, đê bị vỡ là do rừng phòng hộ ven biển bị mất. Vì vậy, Nhà nước đã đầu hơn chục tỷ đồng để gia cố lại con đê bảo vệ đời sống sản xuất của người dân trong vùng. Cùng với đó là một dự án trồng mới khu rừng phòng hộ, nhằm bảo vệ tuyến đê biển vừa mới được gia cố và bảo vệ hàng ngàn ha lúa, nuôi tôm, trồng màu…Dự án này cũng chính là mô hình thí điểm cho một trong những giải pháp chống biến đổi khí hậu trong khu vực, đối phó với nạn xâm thực của biển đang diễn ra ngày càng khốc liệt ở các địa phương ven biển thuộc địa bàn tỉnh Kiên Giang.
Bà Võ Thị Kim Thông, Chi hội trưởng Hội Phụ nữ ấp Vàm Rầy cho biết: “Sau khi mất đê, đất đai bị nhiễm mặn khiến người dân không thể canh tác, nên khi có người của dự án bàn về việc ươm vườn cây lấn biển ngăn mặn, tất cả người dân ở đây đồng ý ngay, chị em tham gia trồng rừng, vận chuyển cây... Hiện nay, ngoài hưởng lợi từ sản xuất, chị em còn được giao bảo vệ rừng và được khai thác hải sản trên chính diện tích rừng được giao khoán. Hiện nhiều hộ dân còn mạnh dạn đầu tư trồng trọt, nuôi trồng thủy sản cho thu nhập bình quân khảng 40 triệu đồng/năm. Người dân nơi đây đã tự làm ăn trên chính mảnh đất của mình mà không phải đi làm mướn ở nơi khác”.
Chỉ vài năm nữa, những cánh rừng ngập mặn này sẽ vươn cao bảo vệ tuyến đê biển ở bên trong. Cách làm này không chỉ tốn kém ít chi phí mà còn rất thân thiện với môi trường. Do đó, từ năm 2008 đến nay người dân địa phương sống ở vùng ven biển thuộc địa bàn tỉnh Kiên Giang đang tham gia mô hình chống xói lở bờ biển, bằng phương pháp phục hồi rừng ngập mặn, sử dụng hàng rào chắn sóng để giữ bùn. Đây là dự án trồng rừng ngập mặn của Chương trình quản lý tổng hợp vùng ven biển (ICMP) do Chính phủ Đức và Chính phủ Australia tài trợ nhằm giúp tìm ra giải pháp cho người dân địa phương thích nghi với biến đổi khí hậu đang đe dọa cuộc sống của người dân Đồng bằng sông sông Cửu Long.
Ông Giang Quang, Phó Chủ tịch UBND huyện Hòn Đất cho biết: “Xây dựng đê biển, trồng rừng tái sinh ở Vàm Rầy là việc làm hết sức cần thiết để giúp bảo vệ mùa màng và dân sinh ven biển. Muốn bảo vệ được đê ngăn mặn nhất thiết phải bảo vệ được rừng phòng hộ ven biển. Nơi nào hình thành rừng phòng hộ tốt thì nơi đó đời sống và điều kiện sản xuất của người dân được đảm bảo. Cho nên phát triển và bảo vệ rừng phòng hộ là việc làm hết sức quan trọng.”
Niềm vui cũng tràn ngập trong ánh mắt bà Đỗ Kim Thu, khi bà kể rằng giờ đây nhà bà không còn lo ngập nữa, gia đình đã chuyển sang làm vườn ươm, cung cấp hàng chục nghìn cây giống cho dự án trong 3 năm qua. Nhờ có hàng rào cừ tràm mà rừng ngập mặn ở ấp Vàm Rầy và một số nơi đã được phục hồi đáng kể, giúp bảo vệ đê bao an toàn, đẩy lùi xâm nhập mặn ra xa. Riêng ở ấp Vàm Rầy đã đẩy lùi xâm thực ra hơn 60 m so với năm 2011. Đáng mừng hơn, dự án đã cùng với chính quyền địa phương tổ chức cho gần 20 hộ dân đứng ra nhận bảo vệ rừng ngập mặn để không cho người dân vào khai thác thủy sản hay chặt phá rừng. Đổi lại, các hộ dân tham gia bảo vệ rừng sẽ được khai thác con ba khía trong khu vực rừng ngập mặn do mình quản lý. Mặc dù nguồn lợi kinh tế từ con ba khía không nhiều nhưng quan trọng là lợi ích rừng ngập mặn mang lại sinh kế và đời sống của bà con, vì vậy, đã được sự ủng hộ và đồng thuận của người dân địa phương.
Từ năm 2008 đến nay, ICMP đã phục hồi được 3 ha rừng ngập mặn ở Vàm Rầy, với 500 m chiều dài và 600 m từ đất liền ra biển, 25 ha đất nông nghiệp phía sau đê cũng được bảo vệ. Ở khu vực xói lở ít chỉ xây dựng hàng rào giữ bùn dài 900m cũng đã bảo vệ được bờ biển và 9 ha rừng ngập mặn trước đê, 45 ha đất nông nghiệp phía sau đê.
Theo ông Nguyễn Văn Tâm, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang, kế hoạch tới năm 2020 tỉnh sẽ phát triển thêm 610 ha rừng bảo vệ đất liền, trong đó có 100 ha gây bồi tạo bãi và 510 ha rừng ngập mặn.
Mới đây, Chính phủ Đức và Chính phủ Australia đã ký kết tài trợ 39,4 triệu USD, để chống biến đổi khí hậu và bảo tồn đa dạng sinh học ở 5 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long là An Giang, Sóc Trăng, Cà Mau, Bạc Liêu và Kiên Giang, dựa trên mô hình đã thành công bước đầu ở Vàm Rầy. Theo đó, nếu trong giai đoạn đầu dự án mới chú trọng xây dựng mô hình phục hồi rừng cho cộng đồng, đến giai đoạn hai dự án sẽ chú trọng việc cải thiện sinh kế cho người dân trong khi vẫn bảo vệ được toàn bộ diện tích rừng đã được khôi phục.
Ý kiến bạn đọc về: Cần nhân rộng mô hình lá chắn xanh ngăn sóng dữ
-
Nguyễn trường (10:57:05 AM 27/10/2017)Mô hình lá chắn xanh ngăn sóng dữ
Làm mô hình mini
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023
- Dấu hiệu El Nino ở Thái Bình Dương, nhiệt độ toàn cầu có thể tăng kỷ lục
- Cà Mau: Hơn 3.540 ha rừng ở cấp báo động cháy nguy hiểm
- Dấu ấn bất hòa với thiên nhiên
- Tàn phá thiên nhiên và cái giá phải trả
- Cà Mau nỗ lực bảo vệ hơn 41.000 ha rừng trong mùa khô
- 4 nước sở hữu "lá phổi xanh" của Trái đất đánh mất rừng nhiều nhất thế giới
- Biến đổi khí hậu khiến cây cối tiết ra chất độc chết người
- Lâm Đồng tăng cường quản lý bảo vệ rừng trong mùa khô
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Vì sao ngày nào cũng báo không khí lạnh mà trời vẫn "nắng chang chang"?
(Tin Môi Trường) - Chuyên gia cho rằng do không khí lạnh hiện nay rất khô, trời ít mây và có nắng nên nhiệt độ thấp nhất thường chỉ rơi vào đêm và sáng sớm, ban ngày ít cảm nhận được lạnh.
Động đất có độ lớn 3.8 tại Kon Plông, Kon Tum
(Tin Môi Trường) - Theo Trung tâm Báo tin Động đất và Cảnh báo Sóng thần, Viện Vật lý Địa cầu (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), chiều 8/12, một trận động đất có độ lớn 3.8 đã xảy ra tại huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum; không gây thiệt hại về người và tài sản.
Khôi phục tầng ozone, giảm thiểu biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Ngày Quốc tế bảo vệ tầng ozone được tổ chức vào ngày 16/9 hằng năm nhằm tăng cường sự hiểu biết Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ozone, nâng cao nhận thức, truyền tải các thông điệp bảo vệ tầng ozone tới cộng đồng.