Sống xanh » Phong thủy
Tre hỗ trợ ngăn chặn phá rừng ở châu Phi
(15:39:42 PM 27/12/2011)
Đầu tháng 12 năm nay, trong các cuộc trao đổi bên lề Hội nghị Thượng đỉnh Liên Hợp quốc về Biến đổi Khí hậu lần thứ 17 (COP 17), Mạng lưới Mây Tre Quốc tế (INBAR) đã trình bày sáng kiến phát triển công nghệ than tre mới tại châu Phi.
Đây là sáng kiến đầu tiên về việc chuyển giao công nghệ than tre từ Trung Quốc sang khu vực châu Phi cận Sahara để sản xuất nhiên liệu sinh học “xanh” bằng cách sử dụng các loài tre bản xứ sẵn có ở nhiều nơi trên khắp “lục địa đen”.
Dự án này đã được Liên minh Châu Âu (EU) và Quỹ chung cho Hàng hóa (Common Fund for Commodities) tài trợ, nhằm khuyến khích dùng than và củi tre thay vì sử dụng gỗ rừng – loại nguyên liệu mà khoảng 80% cư dân nông thôn thuộc khu vực châu Phi cận Sahara vẫn thường xuyên sử dụng làm chất đốt.
Theo lời bà Coosje Hoogendoorm, Tổng Giám đốc INBAR, thì 2 triệu USD sẽ là khoản kinh phí đầu tư cho ý tưởng này trong vòng 4 năm (2009 – 2013), với những dự án mở đầu đã được triển khai ở Ethiopia và Ghana năm 2009, từng bước dạy người dân trồng tre, sản xuất được than tre và củi tre tốt nhất, đồng thời thành lập ra ba trung tâm công nghệ than tre ở cả hai nước nói trên.
Bà Coosje Hoogendoorm cho biết: “Chúng ta đã có 1.700 nông dân phụ trách quản lý tre dùng cho sản xuất năng lượng, 42 doanh nghiệp tương đối nhỏ dưới hình thức các hộ gia đình đơn lẻ chuyên làm than tre trực thuộc ba hiệp hội tại hai nước Ethiopia, Ghana và cũng đã có khoảng 350 gia đình đang sử dụng nhiên liệu sinh học từ than tre để nấu nướng”.
Chỉ có điều, thách thức chính hiện nay là việc mở rộng quy mô và phổ biến những loại hình công nghệ mới tới những vùng đất khác ở châu Phi, bà Coosje Hoogendoorm nhận định.
Vốn dĩ tre lớn rất nhanh, nên việc chặt tre chẳng những không làm gia tăng nạn phá rừng mà còn giúp giảm bớt lượng CO2 vì tre cũng là một nguồn dự trữ các-bon, góp phần giảm nhẹ biến đổi khí hậu, theo như kết luận trong một báo cáo của INBAR được công bố tại COP 16 tháng 12 năm ngoái.
Trung Quốc hiện là quốc gia đứng đầu về sản xuất và sử dụng than tre. Các đối tác Trung Quốc đang tích cực hỗ trợ châu Phi ứng dụng các thiết bị sản xuất than tre.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- TẾT 2022: Nên lau dọn bàn thờ trước hay sau ngày ông Công ông Táo?
- Phật giáo không có dâng sao giải hạn Rằm tháng Giêng, không có hạn "La Hầu, Kế Đô"
- Những hé lộ ít người biết về chuyện phong thủy ở Dinh Độc Lập
- Tập tục trong tháng 7 âm lịch ở các quốc gia châu Á
- Tháng 7 âm hay gọi tháng ”cô hồn”: Kiêng cữ khoa học trong làm ăn, cuộc sống?
- Dự đoán sức khỏe 12 con giáp 2020
- TP.HCM: Vì sao Quận 1 di dời lư hương ở tượng đài Trần Hưng Đạo?
- Dọn dẹp bàn thờ gia tiên và những điều cấm kỵ cần biết
- Năm nay nên cúng ông Công, Ông Táo vào giờ nào, ngày nào?
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
”Ly hôn xanh” ào ạt, vì đâu?
(Tin Môi Trường) - Yêu nhanh, cưới vội, ly hôn sớm gần đây xuất hiện nhiều. Thuật ngữ "ly hôn xanh" được dùng để chỉ những trường hợp ly hôn trong 5 năm đầu chung sống. Nhưng chưa cần tới 5 năm, rất nhiều cặp vợ chồng đã vội vã ly hôn chỉ sau một thời gian ngắn.
Bánh mì chấm sữa đặc -Tự hào văn hóa ẩm thực Việt
(Tin Môi Trường) - Bánh mì chấm sữa đặc Ông Thọ, món ăn gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ một lần nữa lại gây thương nhớ và trở thành món ăn “tạo cơn sốt” tại Lễ hội bánh mì 2024 được tổ chức lần 2 tại Tp.HCM vừa qua.
Bộ Tài nguyên và Môi trường hoãn thi tuyển công chức
(Tin Môi Trường) - Bộ Tài nguyên và Môi trường thông báo hoãn tổ chức vòng 1 kỳ thi tuyển công chức theo chỉ tiêu biên chế năm 2023 tới 330 thí sinh đủ điều kiện dự thi.
4 yếu tố giúp xác định người tham khảo thích hợp
(Tin Môi Trường) - Trong quá trình sàng lọc ứng viên, nhà tuyển dụng sẽ liên hệ với người tham khảo của ứng viên để xác nhận thông tin về năng lực và thái độ trong môi trường làm việc. Điều này quyết định rất lớn đến việc bạn có vượt qua vòng ứng tuyển và được nhận vào làm việc hay không.