»

Thứ bảy, 18/01/2025, 03:55:02 AM (GMT+7)

Năm nay nên cúng ông Công, Ông Táo vào giờ nào, ngày nào?

(14:03:18 PM 24/01/2019)
(Tin Môi Trường) - Theo một số chuyên gia tín ngưỡng, năm 2019, giờ đẹp nhất để cúng ông Công ông Táo ngày 23 tháng Chạp là trong khung giờ 9 - 11 giờ sáng, không nên cúng sớm trước vào ngày 22 tháng Chạp.

Trong tín ngưỡng dân gian của người Việt, ông Công ông Táo là vị thần dõi theo cuộc sống của mọi người. Hàng ngày ông Công ông Táo sẽ ghi lại những việc làm tốt xấu của gia chủ, để đến cuối năm, vào ngày 23 tháng Chạp, ông Công ông Táo cưỡi cá chép lên chầu trời và báo cáo với Ngọc Hoàng.

 

Năm[-]nay[-]nên[-]cúng[-]ông[-]Công,[-]Ông[-]Táo[-]vào[-]giờ[-]nào,[-]ngày[-]nào?
 
Thiên đình sẽ từ báo cáo đó của Táo quân mà đưa ra thưởng phạt rõ ràng cho từng gia đình. Xuất phát từ tín ngưỡng đó, lễ tiễn ông Công ông Táo lên chầu trời luôn được tiến hành trọng thể. Các gia đình chuẩn bị cho ngày 23 tháng Chạp từ rất nhiều ngày trước, để đảm bảo không một sai sót nào xảy ra.
 
Tết ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp. Theo lịch vạn niên, Tết ông Công ông Táo 2019 năm nay vào thứ Hai, ngày 28/1/2019.
 
Cúng ông Công ông Táo vào giờ nào tốt nhất?
 
Năm 2019, giờ đẹp nhất để cúng ông Công ông Táo ngày 23 tháng Chạp là trong khung giờ 9 - 11 giờ sáng. Đây là giờ Tỵ và cũng là giờ hoàng đạo của ngày 23 tháng Chạp.
 
Lễ cúng ông Công ông Táo cần được chuẩn bị và tiến hành với lòng thành và sự kính cẩn của gia đình. Ngoài ý nghĩa bày tỏ lòng biết ơn đến các vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ đã phù trợ cho gia đình trong suốt một năm đã qua, tục lệ cúng ông Công ông Táo còn là nét đẹp trong văn hóa truyền thống của người Việt, hướng con người đến những điều thiện lương.
 
Thông thường, lễ cúng Táo quân có thể bắt đầu từ tối ngày 22 tháng Chạp đến trước 12 giờ trưa ngày 23 tháng Chạp. Tuy nhiên năm nay, khung giờ đẹp nhất để cúng ông Công ông Táo là từ 9 - 11 giờ. Giờ Ngọ ngày 23 tháng Chạp là giờ mà Táo quân đã có mặt trên Thiên đình để báo cáo với Ngọc Hoàng về những việc tốt xấu của gia chủ. Vì vậy dù vướng bận chuyện gì, các gia đình cũng cần hoàn thành nghi lễ tiễn ông Táo về chầu trời trước 12 giờ trưa ngày 23 tháng Chạp.
 
Cúng ông Công ông Táo sớm có được không?
 
Nhiều gia đình thắc mắc liệu có thể cúng ông Công ông Táo sớm trước một ngày, nếu quá bận rộn và không sắp xếp được công việc. Nếu như năm ngoái, các chuyên gia phong thủy cho biết có thể cúng trước vào ngày 22 tháng Chạp, nhưng năm nay 2019, thì không nên. Lễ cúng ông Công ông Táo cần được tiến hành đúng ngày 23 tháng Chạp.
 
Các gia đình tuyệt đối không nên cúng muộn hơn 23 giờ đêm ngày 23 tháng Chạp bởi mỗi năm chỉ có một ngày Ngọc Hoàng nghe các Táo báo cáo, do đó Táo quân cần phải lên thiên đình đúng giờ để kịp vào chầu. Nếu Táo nào lên thiên đình sớm thì phải chờ đến ngày thiết triều và táo nào lên muộn thì không tham gia được. Chính vì thế các gia đình không nên cúng sau ngày hăm ba. 
 
Năm[-]nay[-]nên[-]cúng[-]ông[-]Công,[-]Ông[-]Táo[-]vào[-]giờ[-]nào,[-]ngày[-]nào?
 
Sự tích ông Công ông Táo
 
Trong dân gian, có nhiều dị bản về sự tích ông Công ông Táo nhưng nói chung tục lệ cúng ngày 23 tháng Chạp xuất phát từ câu chuyện tình sâu nghĩa nặng giữa nàng Thị Nhi và hai chàng Trọng Cao, Phạm Lang. Hoàn cảnh éo le của ba người, "một vợ hai chồng", "một bà hai ông" được kể lại trong sự tích ông Công ông Táo như sau.
 
Xưa kia có hai vợ chồng rất nghèo khó, người chông tên Trọng Cao, người vợ là Thị Nhi. Hai vợ chồng lấy nhau đã lâu nhưng chưa có con. Cũng vì lẽ này, cuộc sống gia đình thường xuyên xảy ra xung đột, mâu thuẫn.
 
Một ngày nọ, vì quá tức giận và không kiềm chế được bản thân mà Trọng Cao đã đánh vợ mình. Giận người chồng đầu ấp tay gối bấy lâu, Thị Nhi bỏ nhà ra đi và gặp người đàn ông tên Phạm Lang. Hai người sống như vợ chồng. Một thời gian sau, Trọng Cao hết giận, thấy vợ bỏ đi mãi không về, liền nóng ruột đi tìm khắp nơi nhưng không có tung tích gì. Trọng Cao quyết định bỏ nhà, bỏ công ăn việc làm để đi hành khất tìm vợ.
 
Một hôm vì quá đói và mệt, Trọng Cao gõ cửa một nhà để xin ăn thì được một người chính là Thị Nhi mang cơm ra cho. Hai người bàng hoàng khi nhận ra nhau, tình xưa nghĩa cũ lại ùa về. Thế nhưng, Phạm Lang lại sắp đi làm đồng về, Thị Nhi bèn bảo Trọng Cao trốn vào trong đống rơm ở góc vườn. Vì quá mệt mỏi nên Trọng Cao ngủ thiếp đi không biết gì.
 
Thật không may, Phạm Lang về nhà mục đích là để lấy tro mang ra bón ruộng, nên ông bèn châm lửa đốt đống rơm mà Trọng Cao đang say ngủ trong đó. Nhìn thấy người chồng cũ của mình bị chết cháy, Thị Nhi bèn lao vào lửa để chết theo. Phạm Lang vì thương vợ nên cũng lao mình vào đám cháy để cùng chết.
 
Chứng kiến hoàn cảnh éo le cùng tình nghĩa giữa ba người, Ngọc Hoàng phong cho Phạm Lang, Thị Nhi và Trọng Cao làm Táo quân, phân chia nhiệm vụ của mỗi người như sau:
 
- Phạm Lang là Thổ Công trông lo việc bếp.
 
- Trọng Cao là Thổ Địa trông nom việc nhà.
 
- Thị Nhi là Thổ Kỳ trong nom việc chợ búa.
 
Năm[-]nay[-]nên[-]cúng[-]ông[-]Công,[-]Ông[-]Táo[-]vào[-]giờ[-]nào,[-]ngày[-]nào?
 
Thờ cúng Táo Quân
 
Người Việt quan niệm ba vị Thần Táo định đoạt phước đức cho gia đình, phước đức này do việc làm đúng đạo lý của gia chủ và những người trong nhà. Bàn thờ thường đặt gần bếp, trên có bài vị thờ viết bằng chữ Hán. Hàng năm, đúng vào ngày 23 tháng Chạp là ngày Táo Công lên chầu trời nên có nơi gọi ngày này là Tết ông Công, lễ cúng có cá chép vì người Việt cho rằng, ông Táo cưỡi cá chép lên trời.
 
Ngoài ra người Việt Nam còn quan niệm Táo Quân sẽ lên trời và thưa với Ngọc Hoàng Thượng đế những sự kiện xảy ra trong năm vừa qua ở dưới trần gian. Vì thế người Việt Nam làm lễ tiễn ông Công ông Táo rất thịnh soạn với mong muốn những điều tốt đẹp nhất sẽ được thưa với Ngọc Hoàng, và những điều không may mắn hoặc không tốt sẽ được báo cáo nhẹ đi, việc làm này có thể là do Văn hóa và thói quen từ xa xưa truyền lại.
TT&VH
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Năm nay nên cúng ông Công, Ông Táo vào giờ nào, ngày nào?

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 ”Ly hôn xanh” ào ạt, vì đâu?

”Ly hôn xanh” ào ạt, vì đâu?

(Tin Môi Trường) - Yêu nhanh, cưới vội, ly hôn sớm gần đây xuất hiện nhiều. Thuật ngữ "ly hôn xanh" được dùng để chỉ những trường hợp ly hôn trong 5 năm đầu chung sống. Nhưng chưa cần tới 5 năm, rất nhiều cặp vợ chồng đã vội vã ly hôn chỉ sau một thời gian ngắn.

Tin Môi Trường
 Bánh mì chấm sữa đặc -Tự hào văn hóa ẩm thực Việt

Bánh mì chấm sữa đặc -Tự hào văn hóa ẩm thực Việt

(Tin Môi Trường) - Bánh mì chấm sữa đặc Ông Thọ, món ăn gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ một lần nữa lại gây thương nhớ và trở thành món ăn “tạo cơn sốt” tại Lễ hội bánh mì 2024 được tổ chức lần 2 tại Tp.HCM vừa qua.

VACNE 30 năm
 Bộ Tài nguyên và Môi trường hoãn thi tuyển công chức

Bộ Tài nguyên và Môi trường hoãn thi tuyển công chức

(Tin Môi Trường) - Bộ Tài nguyên và Môi trường thông báo hoãn tổ chức vòng 1 kỳ thi tuyển công chức theo chỉ tiêu biên chế năm 2023 tới 330 thí sinh đủ điều kiện dự thi.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 4 yếu tố giúp xác định người tham khảo thích hợp

4 yếu tố giúp xác định người tham khảo thích hợp

(Tin Môi Trường) - Trong quá trình sàng lọc ứng viên, nhà tuyển dụng sẽ liên hệ với người tham khảo của ứng viên để xác nhận thông tin về năng lực và thái độ trong môi trường làm việc. Điều này quyết định rất lớn đến việc bạn có vượt qua vòng ứng tuyển và được nhận vào làm việc hay không.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI