Sống xanh » Phong thủy
Tại sao mỗi gia đình chỉ nên có một bàn thờ?
(14:34:55 PM 16/12/2014)Hạn chế đặt hoa nhựa, thắp đèn điện trên ban thờ để tránh khí xấu vào nhà
Mỗi gia đình chỉ nên có 1 bàn thờ
Nói về điều này, chuyên gia phong thủy Băng Sơn cho biết: “Người miền Trung, miền Nam, ngoài thờ tổ tiên còn thờ Chúa Xứ, mẫu mẹ. Đặc biệt là ở miền Nam, người dân lập rất nhiều bàn thờ trong nhà để thờ cúng. Họ lập ban thờ tổ tiên riêng, bà Chúa Xứ riêng, gia thần riêng, quan âm riêng, bàn thờ Bác Hồ riêng và đặc biệt bàn thờ Tổ Cô, Ông Mãnh riêng lại đặt ngoài cửa.
Người miền Bắc thì lập ít bàn thờ hơn, hầu như mỗi gia đình có một bàn thờ. Sự khác nhau này bắt nguồn từ nét văn hóa, giao thoa văn hóa khác nhau. Tại vùng đất mới khai phá, người dân còn thờ cây hương ngoài trời. Cây hương đó thắp cạnh bàn thờ, nhiều gia đình cũng lập điện thờ, bàn thờ thần tài, miếu thờ.
Điện thờ được lập là do quan niệm tôn giáo, tín ngưỡng của từng người, không phụ thuộc vào truyền thống của cha ông. Đó cũng là do căn mạng, duyên số của mỗi người. Nói về bàn thờ thần tài, đây là theo một truyền thuyết của Trung Quốc nhưng khi sang đến Việt Nam thì nó biến tấu thành bàn thờ thổ công, thổ địa, tức là thờ gia thần”.
Cũng theo chuyên gia phong thủy Băng Sơn, tại miền Bắc, nhiều gia đình còn tồn tại quan niệm chỉ có con trưởng mới thờ cúng gia tiên còn các con thứ chỉ thờ gia thần. Tuy nhiên, mọi người không nên có quan niệm này.
“Theo tôi, nên chăng cả con trưởng lẫn con thứ đều thờ gia thần, gia tiên. Vì đó cũng là đạo lý uống nước, nhớ nguồn của người Việt. Tổ tiên sinh ra ta thì không kể ta là con trưởng hay thứ cũng đều nên thờ cúng. Thờ cúng là việc tùy tâm mỗi người nhưng trong một ngôi nhà không nên có quá nhiều bàn thờ. Theo tôi, theo phong tục Việt Nam thì nên chăng, mỗi gia đình nên chỉ có một bàn thờ để thể hiện sự tôn kính, nhất tâm, không hỗn tạp. Về mặt mỹ quan thì người ta cũng không thích thú gì khi vào ngôi nhà thấy có những 3, 5, thậm chí là 7 bàn thờ. Nhiều bàn thờ gây cho người ta cảm giác lạnh lẽo.
Nói thêm về việc thờ cúng, trong sách Việt tổ tiên, ông bà từ 5 đời trở lên thì được thờ tại nhà thờ tổ, nhà thờ họ. Còn tại gia đình thờ đến hết đời thứ 4”, chuyên gia phong thủy Băng Sơn nói.
Ban thờ bắt buộc phải có chân đèn lư hương, bình hoa
Theo chuyên gia phong thủy Băng Sơn, với gia đình thờ Phật, bàn thờ Phật đặt cao nhất. Việc thờ cúng cốt ở tâm nhưng bắt buộc phải có bình hoa, nước, không có thịt động vật.
Nếu không, có thể thay thế bằng nắm gạo để trên đĩa để cúng. Nước của hoa nên thay thường xuyên để tránh uế tạp bàn thờ. Dưới bàn thờ gia tiên thì bát hương thờ gia thần to nhất đặt ở giữa. Hai bên là hai bát hương thờ gia tiên, Tổ Cô, Ông Mãnh. Người mới mất không được đưa lên bàn thờ mà phải lập bàn thờ riêng.
“Trên bàn thờ gia tiên bắt buộc phải có “tam sa”, tức là chân đèn, lư hương, bình hoa. Trên bàn thờ của gia đình nên để đèn dầu hoặc nến, không nên thắp đèn điện bởi đèn điện là lửa âm. Hoa trên bàn thờ là hoa tươi thì tốt hơn và không nên để quá nhiều hoa nhựa bởi nhựa là vật âm, vật chết, hút nhiều âm khí.
Nước của bình hoa cũng chú ý nên thay thường xuyên. Ngọn lửa của đèn tượng trưng cho lửa của trời. Nước tượng trưng cho đất. Cây hương thắp tượng trưng cho con người. Ngọn lửa hương là tâm của con người dâng lên trời đất. Hoa là tạo vật của trời đất-nếu không có hoa thì thay bằng nắm gạo vì gạo được coi là ngọc thực, thờ xong có thể đem xuống nấu ăn.
Những yếu tố này kết hợp với nhau gọi là “tam dương khai thái”, gia chủ nhất định sẽ cầu được may mắn. Gia chủ cần chú ý, phòng thờ, bàn thờ phải quét, lau dọn sạch sẽ, trang nghiêm chứ không phải kiêng động mà để bàn thờ phủ bụi bẩn.
Về việc cúng bái, cúng gia tiên nên cúng vào buổi chiều, buổi trưa giờ Ngọ là âm, buổi sáng là thờ thần. Về việc đốt vong, gia đình chỉ nên đốt vong cho người chết vào ngày giỗ, ngày rằm tháng 7. Khi đốt hết tuần hương đầu tiên là có thể hạ đồ thờ, vàng mã xuống. Hoặc nếu muốn nhanh hơn thì có thể cháy hết 2/3 tuần hương, châm thêm một nén hương mới. Đốt mã xong, khi lửa đã tắt hết thì rưới rượu 3 lần vì rượu được coi là tinh hoa của trời đất. Vừa đốt, gia đình vừa đọc bài chú để người dưới cõi âm nhận được tấm lòng của dương thế”, chuyên gia Băng Sơn cho biết.
Chuyên gia Băng Sơn nói thêm, hiện nhiều gia đình có thói quen đốt hương vòng. Tuy nhiên, hương vòng chỉ nên đốt vào ngày Tết, lúc giao thừa còn ngày thường nên thắp hương thẳng, mỗi bát cắm một nén, cắm nhiều hương, nhiệt độ bàn thờ cao cũng không tốt.
Lễ vật trên bàn thờ gia tiên cũng không nên quá nhiều vì người âm về chỉ hưởng hương mà thôi. Nhắc đến những điều tối kỵ của bàn thờ, chuyên gia Băng Sơn cho biết thêm, bàn thờ Phật kỵ quay vào khu nhà vệ sinh, nhà tắm, nhà ăn, giường ngủ vị Phật là chay tịnh. Còn bàn thờ gia tiên cũng kị quay vào nhà vệ sinh, kê ở góc nhà, kê trên tầng tum, chỗ tối tăm, hôi hám.
“Người xưa có câu “Linh tại ngã, bất linh tại ngã”, hay “Trung hiếu, nhất tâm thiên địa bạch/thờ cũng là tùy tâm, lòng trung hiếu, kính thành của mỗi người và mỗi người có niềm tin riêng vào việc thờ cúng tâm linh còn với những người thờ cúng to tát nhưng làm điều thất đức thì việc thờ cúng ấy cũng chẳng có tác dụng”, chuyên gia Băng Sơn kết nói
Bạn cũng có thể quan tâm:
- TẾT 2022: Nên lau dọn bàn thờ trước hay sau ngày ông Công ông Táo?
- Phật giáo không có dâng sao giải hạn Rằm tháng Giêng, không có hạn "La Hầu, Kế Đô"
- Những hé lộ ít người biết về chuyện phong thủy ở Dinh Độc Lập
- Tập tục trong tháng 7 âm lịch ở các quốc gia châu Á
- Tháng 7 âm hay gọi tháng ”cô hồn”: Kiêng cữ khoa học trong làm ăn, cuộc sống?
- Dự đoán sức khỏe 12 con giáp 2020
- TP.HCM: Vì sao Quận 1 di dời lư hương ở tượng đài Trần Hưng Đạo?
- Dọn dẹp bàn thờ gia tiên và những điều cấm kỵ cần biết
- Năm nay nên cúng ông Công, Ông Táo vào giờ nào, ngày nào?
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
”Ly hôn xanh” ào ạt, vì đâu?
(Tin Môi Trường) - Yêu nhanh, cưới vội, ly hôn sớm gần đây xuất hiện nhiều. Thuật ngữ "ly hôn xanh" được dùng để chỉ những trường hợp ly hôn trong 5 năm đầu chung sống. Nhưng chưa cần tới 5 năm, rất nhiều cặp vợ chồng đã vội vã ly hôn chỉ sau một thời gian ngắn.
Bánh mì chấm sữa đặc -Tự hào văn hóa ẩm thực Việt
(Tin Môi Trường) - Bánh mì chấm sữa đặc Ông Thọ, món ăn gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ một lần nữa lại gây thương nhớ và trở thành món ăn “tạo cơn sốt” tại Lễ hội bánh mì 2024 được tổ chức lần 2 tại Tp.HCM vừa qua.
Bộ Tài nguyên và Môi trường hoãn thi tuyển công chức
(Tin Môi Trường) - Bộ Tài nguyên và Môi trường thông báo hoãn tổ chức vòng 1 kỳ thi tuyển công chức theo chỉ tiêu biên chế năm 2023 tới 330 thí sinh đủ điều kiện dự thi.
4 yếu tố giúp xác định người tham khảo thích hợp
(Tin Môi Trường) - Trong quá trình sàng lọc ứng viên, nhà tuyển dụng sẽ liên hệ với người tham khảo của ứng viên để xác nhận thông tin về năng lực và thái độ trong môi trường làm việc. Điều này quyết định rất lớn đến việc bạn có vượt qua vòng ứng tuyển và được nhận vào làm việc hay không.