»

Thứ năm, 21/11/2024, 15:39:23 PM (GMT+7)

Tại sao Tử Cấm Thành rộng lớn như vậy nhưng hoàn toàn không có cây xanh?

(13:45:53 PM 14/01/2022)
(Tin Môi Trường) - Với diện tích lên tới 720.000 m2 nhưng bên trong Tử Cấm Thành lại không có bất cứ bóng cây xanh nào. Dù các chuyên gia đã lý giải điều này, nhưng sự thực vẫn còn là ẩn số.
Tử Cấm Thành vốn là khu phức hợp cung điện ở khu Đông Thành thuộc Bắc Kinh, Trung Quốc, với tổng diện tích lên tới 720.000 m2. Đây là nơi ở của giới hoàng tộc thuộc hai triều đại phong kiến nhà Minh và nhà Thanh, đồng thời là trung tâm chính trị của Trung Quốc suốt 500 năm.
 
Tại[-]sao[-]Tử[-]Cấm[-]Thành[-]rộng[-]lớn[-]như[-]vậy[-]nhưng[-]hoàn[-]toàn[-]không[-]có[-]cây[-]xanh?
Tử Cấm Thành là trung tâm chính trị của Trung Quốc suốt 500 năm (Ảnh: Sohu).
 
Được xây dựng từ năm 1406 đến năm 1420, nơi đây gồm 980 tòa nhà, được cho là gồm 9.999 căn phòng, chiếm diện tích 72 ha. Cung điện là minh chứng cho sự xa hoa của các Hoàng đế Trung Hoa từng sinh sống, đồng thời phản ánh nét kiến trúc cung đình truyền thống Trung Quốc.
 
Năm 1987, Tử Cấm Thành được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới, đồng thời được tổ chức này xếp vào danh sách các công trình kiến trúc cổ bằng gỗ được bảo tồn lớn nhất thế giới.
 
Với quy mô hoành tráng như vậy, khi bước chân vào thăm, nhiều du khách không khỏi ngạc nhiên đặt câu hỏi tại sao bên trong Tử Cấm Thành lại không có cây xanh? Đặc biệt tại 3 đại sảnh nguy nga gồm sảnh Thái Hòa, sảnh Trung Hòa và sảnh Bảo Hòa đều không xuất hiện bóng dáng bất cứ cây xanh nào. Nguyên nhân đã được các chuyên gia phân tích, lý giải.
 
Thể hiện sự uy quyền, tôn nghiêm của Hoàng đế
 
Đầu tiên, chúng ta hãy nhìn vào cấu trúc của Tử Cấm Thành.
 
Cấu trúc công trình được chia thành 2 phần chính gồm Tiền triều và Hậu cung. Tiền triều vốn là nơi Hoàng đế làm việc, chiếm 1/10 tổng diện tích toàn cung. Trong khi đó, Hậu cung là nơi sinh sống của Hoàng đế cùng các phi tần, cũng là nơi thiết kế của vườn sau.
 
Tại[-]sao[-]Tử[-]Cấm[-]Thành[-]rộng[-]lớn[-]như[-]vậy[-]nhưng[-]hoàn[-]toàn[-]không[-]có[-]cây[-]xanh?
Điện Thái Hòa là điện lớn nhất trong 3 đại điện, là nơi Hoàng đế các triều tổ chức nhiều nghi lễ quan trọng nhất (Ảnh: 163).
 
Khu vực Tiền triều là nơi thể hiện quyền uy tối cao, biểu tượng quyền lực của Hoàng đế, cũng là nơi tổ chức nhiều nghi lễ và thực thi quyền lực. Vào triều đại nhà Minh cho tới nhà Thanh, các Hoàng đế tự coi mình là "Thiên Tử" (con trời). Tất cả mọi cảnh vật không được phép cao hơn điện Thái Hòa, bao gồm cả cây xanh.
 
Tại[-]sao[-]Tử[-]Cấm[-]Thành[-]rộng[-]lớn[-]như[-]vậy[-]nhưng[-]hoàn[-]toàn[-]không[-]có[-]cây[-]xanh?
Cấu trúc chính của Tử Cấm Thành (Ảnh: Sohu).
 
Khi bước chân qua cánh cổng từ Thiên An Môn đi vào, không gian Tử Cấm Thành không một bóng cây càng tạo không khí trang nghiêm. Các chuyên gia cho rằng, chỉ trồng một cái cây sẽ phá hủy bầu không khí trang trọng này. Quân thần đi qua con đường dẫn vào điện Thái Hòa sẽ thấy sợ hãi, chỉ còn một lòng tôn thờ Hoàng đế. Ngoài ra, cây xanh còn thu hút chim chóc sẽ mất đi vẻ tôn nghiêm, thiếu sự tôn trọng với Hoàng đế.
 
Phòng tránh hỏa hoạn
 
Hầu hết các căn phòng ở Tử Cấm Thành đều làm từ gỗ và gạch ngói. Bắc Kinh vốn là thành phố ở phương bắc, nơi có khí hậu rất khô. Nếu trồng cây ở 3 sảnh trong Tử Cấm Thành, khi có giông bão dễ gây ra hỏa hoạn do cây xanh có thể hút sét. Điều này khiến lửa lan rộng, khó khống chế.
 

Tại[-]sao[-]Tử[-]Cấm[-]Thành[-]rộng[-]lớn[-]như[-]vậy[-]nhưng[-]hoàn[-]toàn[-]không[-]có[-]cây[-]xanh?

Các cung điện ở Tử Cấm Thành được làm chủ yếu từ gỗ và gạch ngói (Ảnh: News).
 
Thời xưa, hỏa hoạn là vấn đề rất nghiêm trọng vì không có các phương tiện chữa cháy hiện đại. Tử Cấm Thành rộng lớn, nếu chỉ dùng những xô nước nhỏ để cứu hỏa thì rất khó. Cũng bởi lý do này, ở 3 sảnh điện chính được thiết kế rất nhiều bể chứa nước để dập lửa.
 
Ngày nay, trong khuôn viên này được thiết kế hệ thống vòi phun và khoảng 5.000 bình chữa cháy. Tại đây cũng có đội cứu hỏa riêng, được luyện tập phân chia theo từng khu vực để ghi nhớ đường trong trường hợp xe cứu hỏa không thể vào tận bên trong.
 
Yếu tố về phong thủy
 
Trong Ngũ Hành, vị trí của Tử Cấm Thành thuộc thổ, cây xanh thuộc mệnh mộc. Thổ và mộc vốn tương khắc có thể mang lại vận xấu, nên 3 sảnh chính Thái Hòa, Trung Hòa và Bảo Hòa không được phép có cây xanh. 

Đề phòng thích khách
 
Không trồng cây xanh ở Tam Điện cũng là cách để triệt tiêu hoàn toàn chỗ ẩn nấp của thích khách. Thân thể của các vị Đế vương rất quan trọng. Nhằm loại trừ mọi mối nguy hiểm, người xưa vốn đã lường trước những nguy cơ ẩn giấu nhằm bảo vệ Hoàng đế một cách tuyệt đối.
(Quốc Việt / DTO)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Tại sao Tử Cấm Thành rộng lớn như vậy nhưng hoàn toàn không có cây xanh?

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
 Đà Lạt muốn nâng Dinh Tỉnh trưởng lên 28m, xây tổ hợp khách sạn, thương mại… bên dưới

Đà Lạt muốn nâng Dinh Tỉnh trưởng lên 28m, xây tổ hợp khách sạn, thương mại… bên dưới

(Tin Môi Trường) - Phương án kiến trúc khu vực đồi Dinh Tỉnh trưởng của Đà Lạt được lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng lựa chọn là phương án Hotel du Printemps của KTS. Thierry Van de Winagaert. Theo đó, Dinh Tỉnh trưởng sẽ được nâng cao 28m so với vị trí ban đầu. Phần dưới và xung quanh sẽ là tổ hợp khách sạn, thương mại, trung tâm hội nghị quốc tế 1.500 chỗ...

VACNE 30 năm
 Quảng Nam:Cây Đa nơi trú ẩn của quân dân qua 2 cuộc kháng chiến được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quảng Nam:Cây Đa nơi trú ẩn của quân dân qua 2 cuộc kháng chiến được công nhận Cây Di sản Việt Nam

(Tin Môi Trường) - Cây Đa hơn 250 năm tuổi trong khuôn viên Đình làng thôn Bàng Tân, xã Đại Đồng, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam được chính quyền và nhân dân long trọng tổ chức Lễ cong nhận Cây Di sản Việt Nam vào ngày 24/4/2024.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI