»

Chủ nhật, 19/01/2025, 02:37:59 AM (GMT+7)

Giảm khí thải CO2 sẽ giúp tránh thảm họa tự nhiên

(15:06:15 PM 16/01/2013)
(Tin Môi Trường) - Hàng chục triệu người trên thế giới có thể tránh được nguy cơ đối mặt với lũ lụt và hạn hán vào năm 2050 nếu như các nước trên toàn cầu thống nhất được mốc bắt đầu giảm lượng khí thải CO2 gây hiệu ứng nhà kính từ năm 2016 thay vì tới năm 2030.

 

 

Ảnh minh họa. (Nguồn: climateshifts.org)


Đây là kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Anh và Đức đăng trên tạp chí "Biến đổi khí hậu tự nhiên", theo đó sớm giảm lượng khí thải sẽ giúp trì hoãn, ngăn chặn tác động tiêu cực của hiện tượng biến đổi khí hậu trong những thập niên tới.

Ông Nigel Arnell, giám đốc Viện nghiên cứu biến đổi khí hậu Walker thuộc đại học Reading (Anh) cho biết, các chính sách xác định mốc về lượng khí CO2 vào năm 2016 và sau đó giảm 5% lượng khí này mỗi năm sẽ giúp khoảng 39-68 triệu người tại một số khu vực trên thế giới giảm được nguy cơ thiếu nước vào năm 2050. Ngược lại, nếu đến năm 2030 thế giới mới bắt đầu chương trình cắt giảm khí thải này thì số người may mắn giảm nguy cơ trên chỉ còn khoảng 17- 48 triệu người. Tương tự, khoảng 100-161 triệu người sẽ giảm được nguy cơ lũ lụt nếu lấy mốc cắt giảm là năm 2016. Thực hiện muộn hơn 14 năm, số người này chỉ còn từ 52-120 triệu người.

Ông Arnell cho biết: "Về cơ bản đến năm 2050, chính sách giảm khí thải vào năm 2030 sẽ chỉ mang lại khoảng một nửa hoặc 2/3 lợi ích so với chính sách từ năm 2016" cho dù cả hai đều dẫn đến đích chung là giảm mức tăng nhiệt độ Trái Đất chỉ thêm 2-2,5 độ C vào năm 2100. Nếu không thực hiện bất kỳ chính sách giảm lượng khí thải nào, Trái Đất sẽ nóng hơn từ 4-4,5 độ C.

Theo các nhà khoa học, nhiệt độ toàn cầu tăng thêm 4 độ C sẽ làm gần 1 tỷ người thiếu nước sinh hoạt vào năm 2100 so với hiện tại và khoảng 330 triệu người có nguy cơ cao hơn phải đối mặt với nạn lũ lụt.

Tuy nhiên, khó đạt được mốc bắt đầu cắt giảm khí thải CO2 từ năm 2016. Các quốc gia trên thế giới đang cố gắng thông qua một hiệp ước mới về khí hậu toàn cầu vào năm 2015 nhưng chỉ có hiệu lực 5 năm sau đó. Vòng đàm phán mới nhất của Liên hợp quốc về khí hậu kết thúc tại Doha (Qatar) trong tháng 12/2012 đã không đạt được mục tiêu cắt giảm lượng khí thải trước năm 2020 đối với những quốc gia chưa ký kết Nghị định thư Kyoto cho dù giới nghiên cứu liên tục cảnh báo về tình trạng nồng độ khí cácbon trong khí quyển đang gia tăng.
Thạch Thảo (Vietnam+)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Giảm khí thải CO2 sẽ giúp tránh thảm họa tự nhiên

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Các nhà khoa học thế giới bàn về môi trường trái đất tại Quy Nhơn

Các nhà khoa học thế giới bàn về môi trường trái đất tại Quy Nhơn

(Tin Môi Trường) - Ngày 26-11, 130 nhà khoa học đến từ 14 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới đã về TP Quy Nhơn (Bình Định) tham dự hội nghị quốc tế lần thứ 4 về khoa học trái đất và môi trường.

Tin Môi Trường
 Những người còn theo đuổi ống hút 'xanh'

Những người còn theo đuổi ống hút 'xanh'

(Tin Môi Trường) - Một thời, các loại ống hút làm từ tre, cỏ bàng, tinh bột, giấy... được nhiều người lựa chọn theo xu hướng sống thân thiện với môi trường. Hiện nay, dù không còn là trào lưu thời thượng, các sản phẩm 'xanh' này vẫn có thị trường riêng.

VACNE 30 năm
 Cảnh báo: Lừa đảo hỗ trợ cập nhật sinh trắc học

Cảnh báo: Lừa đảo hỗ trợ cập nhật sinh trắc học

(Tin Môi Trường) - Theo ghi nhận của các chuyên gia Bkav, lợi dụng tình trạng nhiều khách hàng gặp khó khăn khi cập nhật sinh trắc học trên các ứng dụng, kẻ xấu giả danh cán bộ ngân hàng vờ hỗ trợ cài đặt sinh trắc học để lừa đảo, chiếm đoạt tiền trong tài khoản của nạn nhân.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI