Tin môi trường và bạn đọc » Nên đọc
Thứ bảy, 18/01/2025, 12:59:36 PM (GMT+7)
Tin môi trường:Phóng sinh thiếu hiểu biết, tội nhiều hơn phúc
(18:44:43 PM 06/02/2018)(Tin Môi Trường) - Do sự thiếu hiểu biết của con người, việc phóng sinh đã gây những tác động không tốt đối với môi trường sống trong vùng. Phóng sinh một cách bừa bãi chính là tác nhân phát tán của các loài xâm nhập vào môi trường bản địa.
>> Phóng sinh có thể gây hại cho hệ sinh thái thủy sinh >> Đàn cá trê phóng sinh hơn 4 tấn ở thiền viện Trúc Lâm -An Giang >> ĐỪNG phóng sinh, nuôi, nhốt động vật hoang dã tại đền, chùa >> Tin môi trường:Liên tiếp giải cứu hai cá thể gấu ngựa ở Lâm Đồng >> Hà Nội: Phóng sinh hơn 5 tấn cá xuống sông Hồng
Phóng sinh - Hoạt động từ bi vô tình thành điều ác
Theo quan niệm của Phật giáo, phóng sinh là một hành động nhằm cứu các loài sinh vật khỏi bị giết hại hay giam nhốt và trao cho chúng cơ hội tiếp tục sống. Phóng sinh thường được hiểu đơn giản là khi gặp một con vật bị nạn, thì ra tay cứu thoát. Đặc biệt vào dịp Tết, mùng 1 hay ngày rằm, mọi người thường mua chim, cá, rùa để thực hiện việc phóng sinh, cầu mong năm mới, tháng mới gặp nhiều may mắn, tốt lành.
Tuy nhiên, có một thực tế đáng buồn hiện nay khi việc làm ý nghĩa này đang ngày càng mất đi nét đẹp vốn có, gây ra không ít hậu quả cho môi trường sống của các loài sinh vật và chính các loài những tưởng là sẽ được cứu vớt nhờ phóng sinh.
Do sự thiếu hiểu biết của con người, việc phóng sinh đã gây những tác động không tốt đối với môi trường sống trong vùng. Phóng sinh một cách bừa bãi chính là tác nhân phát tán của các loài xâm nhập vào môi trường bản địa. Nhiều người đem phóng sinh các loài rắn độc, rùa tai đỏ - những loài có khả năng sinh sản nhanh, ăn tất cả các loài thủy sinh trong ao, làm phá hủy môi trường nước, đe dọa đến sự sống của các loài sinh vật đang sinh sống trong môi trường đó. Ngoài ra, không ít loài đã chết sau khi được phóng sinh. Những con chim trời đang tự do bay lượn thì bị người ta bẫy và bán cho những người đi phóng sinh. Vòng luẩn quẩn bắt rồi thả rồi lại bị bắt khiến những chú chim tội nghiệp chết dần chết mòn và không còn có thể cất cánh bay cao được nữa. Nhiều loài rùa như rùa núi viền, rùa núi vàng thường bị phóng sinh xuống ao chùa, nhưng trên thực tế chúng không thể sống hoặc ở lâu trong môi trường nước. Hầu hết chúng sẽ chết sau vài ngày hoặc một tuần sau khi được thả xuống ao. Nhiều loài trong số chúng được xếp vào nhóm loài đặc biệt nguy cấp và được pháp luật bảo vệ.
Đặc biệt, việc mua động vật hoang dã (ĐVHD) để phóng sinh đã vô tình tiếp tay cho hoạt động buôn bán, nuôi nhốt ĐVHD, tác động tiêu cực đến đa dạng sinh học cũng như những nỗ lực của các cơ quan chức năng và các tổ chức xã hội trong công tác bảo vệ ĐVHD nói chung. Hành vi nuôi nhốt, tàng trữ ĐVHD trái phép sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính lên đến 500 triệu đồng theo Nghị định 157/2013/NĐ-CP và Nghị định 103/2013/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 41/2017/NĐ-CP) hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự lên đến 15 năm tù theo quy định tại Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017).
Phóng sinh như thế nào mới đúng?
Việc phóng sinh trước hết không nên quá hình thức mà nên được làm một cách tùy duyên, ngay trong cuộc sống hàng ngày của mỗi người.
Khi gặp một con vật bị nạn, mình ra tay cứu thoát. Cứu chúng sinh trong thời điểm này mới thực là ý nghĩa nguyên bản của việc phóng sinh.
Tuy nhiên, để việc phóng sinh thực sự có ý nghĩa, người phóng sinh cần phải tìm hiểu rõ môi trường sống của các loài vật để có thể đưa chúng đến nơi phù hợp và an toàn, tạo cơ hội sống sót cho các loài sinh vật được phóng sinh. Khi gặp khó khăn, có thể liên hệ các cơ quan chuyên môn để có cách phóng sinh, cứu giúp các loài sinh vật đúng đắn và phù hợp nhất, tránh phóng sinh vội vàng, bừa bãi.
Bà Nguyễn Thị Phương Dung, Phó Giám đốc Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV) chia sẻ: “Phóng sinh vốn là nét đẹp trong văn hóa người Việt, có ý nghĩa nhân sinh và góp phần giáo dục con người bảo vệ thiên nhiên. Tuy nhiên, việc phóng sinh bừa bãi không có hiểu biết chính là nguy cơ đe dọa sự sống cho các loài ĐVHD. Nếu muốn bảo vệ ĐVHD thì cách tốt nhất là để chúng được sống trong môi trường tự nhiên và đảm bảo chúng không bị săn bắt.”
Nguyễn Thảo Hiền - Nguồn ảnh: Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Hội nghị Ban Chấp hành VACNE 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội
- Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam trao đổi về quản lý chất thải điện tử trong chương trình “trái đất xanh” của VTV1
- Cuốn sách “Tài nguyên thiên nhiên và chuyển đổi xanh” sẽ được hoàn thiện vào cuối năm
- Các cấp chính quyền và đoàn thể, cộng đồng nhân dân chung tay trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh
- Người dân Cự Đà hồ hởi đón mừng Cây Di sản
- Trung tâm Ứng phó Sự cố Môi trường Việt Nam xuát bản Tập san gắn kết yêu thương bảo vệ môi trường
- Long An: Khuyến khích người dân giám sát, phản ánh về ô nhiễm môi trường
- Đẩy mạnh thực hiện giải pháp cấp bách bảo tồn chim hoang dã, di cư tại Việt Nam
- Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn năm 2023 chủ đề: “Chung tay hành động cho thế giới sạch hơn”
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải
(Tin Môi Trường) - Tại Lễ Khai mạc Festival Khèn Mông, Lễ hội hoa Đào rừng (Pằng Tớ Dầy) của huyện Mù Cang Chải, ông Nguyễn Tuấn Anh, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái cùng đại diện Hội BVTN&MT Việt Nam đã trực tiếp trao Bằng và Quyết định công nhận 4 Cây di sản Việt Nam cho đại diện địa phương.
Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành”
(Tin Môi Trường) - Sau buổi thuyết trình tại vòng chung kết cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành: Giảm đốt rơm rạ ngoài trời, tăng an toàn với thuốc bảo vệ thực vật” vừa diễn ra tại trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, Ban tổ chức đã chọn được một số tác giả có đề tài xuất sắc nhất.