»

Chủ nhật, 24/11/2024, 04:18:47 AM (GMT+7)

Đàn cá trê phóng sinh hơn 4 tấn ở thiền viện Trúc Lâm -An Giang

(14:08:11 PM 12/01/2021)
(Tin Môi Trường) - Số lượng cá trê được nuôi tại lòng hồ núi Sập, trong khuôn viên thiền viện Trúc Lâm An Giang ước tính trọng lượng hơn 4 tấn.
 Đàn[-]cá[-]trê[-]phóng[-]sinh[-]hơn[-]4[-]tấn[-]ở[-]thiền[-]viện[-]Trúc[-]Lâm[-]-An[-]Giang
Nhiều du khách cho đàn cá trê ăn - Ảnh: Kỳ Đồng

Đàn cá trê tại hồ hơn 4 tấn

 

Theo ghi nhận, khu vực thiền viện Trúc Lâm An Giang (TT.Núi Sập, H.Thoại Sơn, tỉnh An Giang) có 2 hồ. Một hồ có toàn cá hô, cá tra và cá chép; hồ còn lại toàn là cá trê các loại. Những con cá ở đây do người dân đem đến phóng sinh.
 
Tại khu vực hồ nuôi cá trê, PV nhận thấy có hàng ngàn con. Trong đó đa số là cá trê đen, chỉ số ít là cá trê đột biến có màu trắng hoặc màu vàng. Thấy khách đến rải thức ăn thì hàng ngàn con cá trê liền nổi đầu, quẫy nước bơi lại đen kịt kín cả mặt ao đớp thức ăn. Có nhiều con giành ăn trườn lên bờ thành đàn, trông giống như 1 bộ phim kinh dị.
 
Đại đức Thích Đạt Ma Chí Kiên, Trụ trì thiền viện Trúc Lâm An Giang trả lời với báo chí: “Những con cá trê này được phóng sinh từ năm 2017. Đến nay, đàn cá trê liên tục được tăng số lượng do người dân phóng sinh hoặc tự sinh sản. Ước tính đàn cá trê này có tổng trọng lượng hơn 4 tấn”.
 
Đàn[-]cá[-]trê[-]phóng[-]sinh[-]hơn[-]4[-]tấn[-]ở[-]thiền[-]viện[-]Trúc[-]Lâm[-]-An[-]Giang
Hàng ngàn con cá trê tại thiền viện Trúc Lâm An Giang - Ảnh: Kỳ Đồng
 
Đại đức Thích Đạt Ma Chí Kiên cũng thông tin thêm, nếu có khách tham quan đến thì họ mua thức ăn cho cá ăn rồi chơi đùa, còn nếu không thiền viện Trúc Lâm sẽ mua thức ăn cho cá. Đến khi đàn cá chật kín cả hồ, chùa sẽ cho phóng sinh ra sông.
 
Bà Trần Thị Kim Liên (68 tuổi, ngụ TP.Long Xuyên, tỉnh An Giang) cho biết, số lượng cá tại đây quá nhiều, có thể coi chật hẹp, ngột ngạt khác xa so với môi trường sống tự nhiên của chúng.
 
“Nếu thức ăn không đủ cung cấp, chúng có thể cắn, xé lẫn nhau đến chết dẫn đến việc ô nhiễm nguồn nước nơi đây nếu không xử lý kịp. Từ đó sẽ làm hồ bốc mùi, ảnh hưởng đến cảnh quan. Hơn nữa, loài cá trê là loài ăn tạp, chúng có thể phá hủy nguồn thủy sinh khi sống chen chúc trong diện tích hẹp”, bà Liên nói.
 
Tuy nhiên, 1 kỹ sư nuôi trồng thủy sản cho biết, khi xem clip trên yotube cảnh hàng ngàn con cá trê trườn lên bờ tại hồ thiền viện Trúc Lâm có thể nhận định tại đây là cá trê lai.
 
Đàn[-]cá[-]trê[-]phóng[-]sinh[-]hơn[-]4[-]tấn[-]ở[-]thiền[-]viện[-]Trúc[-]Lâm[-]-An[-]Giang
Nhiều con giành ăn trườn lên bờ - Ảnh: Kỳ Đồng
 
“Cá trê lai là con lai giữa cá trê phi đực và cá trê vàng cái. Loài cá này được lai tạo thành công ở Việt Nam từ năm 1990, và trước đó là ở Thái Lan từ năm 1988. Do cá tăng trưởng nhanh và khả năng kháng bệnh cao nên nghề nuôi cá trê lai phát triển nhanh chóng ở nước ta.
 
Trên quan điểm khoa học, con lai khác loài không được khuyến khích thả ra ngoài các thủy vực tự nhiên. Ở thời điểm hiện tại, cá trê lai được xem là bất thụ (không có khả năng sinh sản)”, người này nói.
 
“Đối với các loài cá có sự can thiệp nhân tạo về di nhập, lai tạo, biến đổi gen... cần được quản lý theo đúng mục đích can thiệp nhân tạo ban đầu đã xác định, như để sản xuất thực phẩm, nuôi cảnh hay nghiên cứu. Không nên thả đại trà ra ngoài tự nhiên”, kỹ sư nuôi trồng thủy sản nhận định thêm.
 
Yêu thiên nhiên, môi trường đừng làm ảnh hưởng
 
Hoạt động phóng sinh thả cá tại các đền chùa và các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo là một nét đẹp trong văn hóa. Vì nó sẽ làm cho con người yêu thiên nhiên, yêu môi trường từ đó tạo ra giá trị nhân đạo qua những hành động thiết thực. Tuy nhiên cũng còn vấn đề phải bàn...
 
Chị Thái Thị Kim Phụng (28 tuổi, ngụ TP.Long Xuyên) cho biết, lòng nhân đạo, tôn trọng và đề cao thiên nhiên từ lâu đã được coi là truyền thống văn hóa tốt đẹp của con người Việt Nam. Nét đẹp văn hóa này là nguyên tắc cơ bản trong suy nghĩ, hành động của nhiều người và cũng thường được thể hiện qua các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo như phóng sinh tại các đền, chùa.
 
Đàn[-]cá[-]trê[-]phóng[-]sinh[-]hơn[-]4[-]tấn[-]ở[-]thiền[-]viện[-]Trúc[-]Lâm[-]-An[-]Giang
Ước lượng đàn cá trê tại hồ thiện viện Trúc Lâm hơn 4 tấn - Ảnh: Kỳ Đồng
 
“Đáng tiếc, việc hiểu sai ý nghĩa và bản chất của hoạt động này đã dẫn đến một số hiện tượng không chỉ vi phạm như: dùng kích điện, xung điện đánh bắt sau khi người dân phóng sinh mà còn gây ảnh hưởng đến môi trường và các nỗ lực bảo vệ.”, chị Phụng bộc bạch.
 
Cũng theo chị Phụng, tập tục phóng sinh với ý nghĩa hành thiện tích đức, giải cứu và ban sự tự do cho các cá thể gặp nạn là một hành động đáng trân trọng. Tuy nhiên, hành động này cần được thực hiện đúng cách, không nên chạy theo những giá trị phù phiếm, nhu cầu cá nhân rồi đem lại phóng sinh tại các đền, chùa, khiến các nơi này cũng bối rối trong việc xử lý.
(Tô Văn/MTG)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Đàn cá trê phóng sinh hơn 4 tấn ở thiền viện Trúc Lâm -An Giang

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
 Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam

Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam

(Tin Môi Trường) - Sáng 17/11/2024, các cấp chính quyền, đoàn thể và cộng đồng thôn An Phú, xã Hoà Phú (huyện Ứng Hoà – Tp. Hà Nội) đã long trọng tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân và lễ đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam cho cây Đa và cây Nhội cổ thụ được trồng trong khuôn viên Đình làng cách đây hơn 300 năm.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI