Tin môi trường và bạn đọc » Nên đọc
Giờ Trái Đất: Ý nghĩa chưa hay chờ lần sau?
(14:27:11 PM 31/03/2014)Ảnh minh hoạ: IE
Đã ý nghĩa chưa?
Giờ Trái Đất với tên quốc tế là Earth Hour không còn là chương trình xa lạ với người dân trên toàn thế giới. Đây là một sự kiện quốc tế thường niên do Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (World Wildlife Fund) phát động diễn ra vào ngày thứ Bảy cuối cùng của tháng 3 theo sáng kiến của Andy Ridley - Giám đốc Truyền thông WWF.
Chương trình kêu gọi các hộ gia đình và cơ sở kinh doanh tắt đèn điện và các thiết bị điện không ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt trong một giờ đồng hồ vào lúc 20h30 đến 21h30 tối (giờ địa phương).
Thật ra cho đến bây giờ nó vẫn giống một phong trào hơn là một hoạt động có ý nghĩa thiết thực.
Ngày 31/3/2007 chương trình lần đầu tiên được tổ chức tại Sydney thu hút hơn 2 triệu người và 2.000 doanh nghiệp tham gia. Năm đầu tiên đã mang lại kết quả khả quan khi theo thống kê, chương trình giúp giảm tới 24,86 tấn khí CO2 thải ra môi trường, con số này tương đương với lượng CO2 mà 3 chiếc ô tô tải lớn thải ra trong một năm.
Tiếp nối thành công, chương trình đã được tổ chức thường niên và nó xuất hiện lần đầu ở Việt Nam vào năm 2009 giúp tiết kiệm 140.000 kWh điện.
Chắc hẳn bạn không quá ngạc nhiên về kết quả này khi Việt Nam được coi là một trong những nước dễ du nhập các phong trào nhất trên thế giới. Khó có thể khẳng định điều này tốt hay xấu vì quan điểm và nhìn nhận của mỗi người khác nhau.
Chạy theo số đông và…
Ở Việt Nam, hàng năm lượng người tham gia và hưởng ứng chương trình đều tăng tới chóng mặt. Không chỉ dừng lại ở các cá nhân mà ngay đến cơ quan chính quyền, các tổ chức, doanh nghiệp đều ủng hộ phong trào này. Trên lý thuyết, Giờ Trái Đất là chương trình thường niên tốt và nên duy trì, nhưng liệu chúng ta có thực sự ý thức được mục đích của chương trình hay chỉ đang chạy theo số đông?
Phần lớn thời gian khi Trái Đất "tắt đèn", người dân lại chuyển sang sử dụng nến và hòa mình vào dòng người trên đường phố, tại các bữa tiệc tạo thành một khối đoàn kết. Nhưng hãy khoan, bạn có biết rằng lượng CO2 mà nến khi cháy thải ra còn tác động xấu hơn cả những chiếc đèn điện tiêu thụ hay không?
Nếu tính trung bình, cứ 1 triệu cây nến được đốt trong Giờ Trái Đất, chúng ta đã vô tình thải ra tới 1.307 tấn khí CO2 ra môi trường rồi đó!
Tiếp nữa. Ngày càng nhiều chương trình cộng đồng được tổ chức khi Giờ Trái Đất diễn ra. Chỉ trong chớp mắt tôi cũng có thể đọc tên một số chương trình ca nhạc, biểu diễn phục vụ người dân với tiêu chí "hưởng ứng Giờ Trái Đất". Những chương trình này được tổ chức không hề nhỏ, quy mô rộng, vậy lượng điện tiêu thụ cho các chương trình lớn như vậy có được coi là "tiết kiệm" hay không?
Một vài năm trước, khi chúng ta bắt đầu tổ chức Giờ Trái Đất những lần đầu tiên, một số người phát hiện ra thực tế: trong lúc tắt đèn thì người dân đổ ra đường và sử dụng phương tiện giao thông, còn tạo ra nhiều khí CO2 hơn cả việc bật đèn. Các bài báo bắt đầu xuất hiện để tuyên truyền hạn chế việc này.
Năm nay thì trong các chiến dịch tuyên truyền lại xuất hiện thêm một thực tế mới: đấy là việc đốt hai cây nến có thể tạo ra nhiều khí CO2 hơn một bóng đèn. Thế là người ta lại bảo nhau thôi đừng đốt nến nữa.
Dấu hiệu tích cực gì từ Giờ Trái Đất?
Phía trên chỉ là một số ví dụ mà chúng ta có thể nhìn thấy và đánh giá dễ dàng từ những gì diễn ra trong Giờ Trái Đất. Từ việc thắp nến khiến lượng CO2 tăng vọt, tắt điện ở nhà nhưng lại đổ dồn vào các chương trình hưởng ứng ngốn không ít điện năng và sau mỗi chương trình lượng rác thải tràn ngập đường phố, phải chăng chúng ta đang vô tình làm xấu một chương trình tốt?
Mấy năm trước, người ta tự hào thống kê rằng Việt Nam tiết kiệm được 400.000 kWh điện trong giờ Trái Đất. Thật ra con số này không có nhiều ý nghĩa: nếu xét đến việc nước ta chủ yếu sử dụng điện cung cấp từ thủy điện thì số lượng điện năng này chỉ tương đương với 1,6 tấn CO2 được cắt giảm.
Con số này rất nhỏ. Vietnam Airlines chỉ cần hủy khoảng 15-20 chuyến bay nội địa là cắt giảm được hơn số này. Riêng trong tháng 3/2014 này họ đã hủy gần 60 chuyến rồi. Giờ Trái Đất không có cơ sở gì để nói về thành tích bảo vệ môi trường nếu đặt cạnh Vietnam Airlines.
Mục đích của Giờ Trái Đất không hẳn là để tiết kiệm điện năng. Một năm ta vẫn bật đèn 8.759 giờ khác, và đèn điện không chiếm lượng tiêu thụ năng lượng quá lớn. Nếu toàn bộ thế giới này tắt đèn, xin nhấn mạnh là toàn bộ, trong một giờ, thì cũng chỉ tương đương với việc Trung Quốc ngừng xả khí CO2 trong hơn 3 phút.
Có thể là sang năm, ta sẽ lại phải bảo nhau thôi đừng tổ chức đại nhạc hội chào mừng Giờ Trái Đất với sân khấu huy hoàng ánh sáng, tiêu tốn điện năng nữa. Việc này gây khó chịu cho rất nhiều người và đi ngược lại tiêu chí của Giờ Trái Đất.
Giờ Trái Đất không phải là tiền đề cho điều gì cả, nó chỉ là một trong những hoạt động mang tính hình tượng để thúc đẩy ý thức bảo vệ môi trường. Để nâng cao ý thức vẫn cần một quá trình giáo dục, vận động, và cả những hoạt động có tính pháp lý. Cần những hành động trong 8.760 giờ của một năm.
Nếu như chừng nào dân ta vẫn vứt rác bừa bãi; chừng nào những chiếc xe vẫn hồn nhiên quay đầu giữa phố (để tạo ra một đám đông đứng chôn chân xả khí thải); chừng nào việc kiểm soát xả thải của các cơ sở công nghiệp chưa được quản lý chặt; chừng nào người dân vẫn còn phải sử dụng nhiên liệu không sạch để đun nấu;... thì Giờ Trái Đất chỉ thuần túy là mang tính hình thức.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam trao đổi về quản lý chất thải điện tử trong chương trình “trái đất xanh” của VTV1
- Cuốn sách “Tài nguyên thiên nhiên và chuyển đổi xanh” sẽ được hoàn thiện vào cuối năm
- Các cấp chính quyền và đoàn thể, cộng đồng nhân dân chung tay trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh
- Người dân Cự Đà hồ hởi đón mừng Cây Di sản
- Trung tâm Ứng phó Sự cố Môi trường Việt Nam xuát bản Tập san gắn kết yêu thương bảo vệ môi trường
- Long An: Khuyến khích người dân giám sát, phản ánh về ô nhiễm môi trường
- Đẩy mạnh thực hiện giải pháp cấp bách bảo tồn chim hoang dã, di cư tại Việt Nam
- Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn năm 2023 chủ đề: “Chung tay hành động cho thế giới sạch hơn”
- Tây Ninh tăng cường kiểm tra các cơ sở khả năng gây ô nhiễm cao
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Cây Thị tại đền - chùa Thái, thành phố Hải Phòng được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Cây Thị gần 400 năm, chu vi thân 2,9 mét, trong khuôn viên đền – chùa Thái, thôn Trấn Nam, xã Trấn Dương, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng vừa được chính quyền và nhân dân xã Trấn Dương long trọng tổ chức lễ đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam vào ngày 22/9/2024.
Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành”
(Tin Môi Trường) - Sau buổi thuyết trình tại vòng chung kết cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành: Giảm đốt rơm rạ ngoài trời, tăng an toàn với thuốc bảo vệ thực vật” vừa diễn ra tại trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, Ban tổ chức đã chọn được một số tác giả có đề tài xuất sắc nhất.