Bộ tộc lặn sâu tới 60 m dưới biển
(18:06:16 PM 15/06/2020)(Tin Môi Trường) - Bajau là những người sống cả đời trên biển, có thể lặn ở dưới nước 13 phút để bắt hải sản.
>> 15 phút nước lũ đã dâng tới cổ, người dân dỡ nóc nhà kêu cứu >> Sân bay Long Thành nguy cơ lùi thời gian hoàn thành tới cuối 2026 >> Thói quen của nhiều người Việt trong buổi tối làm tăng nguy cơ ung thư >> "Là bạn nhưng vạn lần tốt hơn": Đi tìm con người tối ưu nhất của bạn >> Thay đổi bản thân với cuốn sách "Nhận biết chính mình, bình an sẽ tới"
Bộ tộc Bajau sống chủ yếu trên vùng biển ở Philippines, Malaysia và Indonesia, dành phần lớn thời gian để lặn bắt cá, cầu gai, hải sâm và các loại thực phẩm khác. Cuộc sống cả nghìn năm lênh đênh trên biển của họ đã thu hút nhiều sự chú ý của các nhà khoa học trên thế giới. Ảnh: Matthieu Paley/NatGeo.
Hầu như con người chỉ có thể nín thở dưới nước trong vòng vài giây tới vài phút. Tuy nhiên, người Bajau có thể lặn rất sâu, duy trì dưới nước tới 13 phút và ở độ sâu khoảng 60 m. Họ có thể lặn để bắt hải sản, tìm kiếm những nguyên liệu tự nhiên để làm đồ thủ công.
Trên hình là Dido, một người Bajau trẻ tuổi đang lặn bắt cá và các loại sò ốc ở ngoài khơi đảo Mantabuan, Malaysia. Ảnh: Matthieu Paley/NatGeo.
Vì bơi lặn tự do từ rất sớm nên lá lách của người Bajau cũng lớn hơn người bình thường, cho phép họ có thể di chuyển và làm việc lâu hơn dưới nước. Theo Melissa Llardo, Trung tâm Geogenetics của Đại học Copenhagen, Đan Mạch, nghiên cứu và so sánh cho thấy lá lách của người Bajau lớn hơn tới 50% so với người Saluan sống trên đất liền ở Indonesia. Kết quả của nghìn năm sinh sống trên biển đã giúp người Bajau tiến hóa để thích nghi với môi trường sống. Ảnh: Matthieu Paley/NatGeo.
Tarumpit, một "người cá" Bajau đang bắt bạch tuộc ở ngoài khơi đảo Boheydulang, Malaysia. Ảnh: Matthieu Paley/NatGeo.
Sống phân tán nhiều nơi khác nhau, người Bajau thường ở trên những ngôi làng nổi xây giữa các vùng có san hô. Ngày nay, họ di chuyển tới các bờ biển và sống gần các đảo nhỏ, tuy nhiên lối sinh hoạt gắn liền với biển vẫn được gìn giữ.
Trên hình là những ngôi nhà sàn dựng bằng gỗ, tre trên bờ biển xung quanh đảo Bodgaya, Malaysia. Mực nước dưới chân nhà của họ có độ cao từ vài chục cm cho tới vài mét, tùy theo thời điểm thủy triều lên xuống. Ảnh: Matthieu Paley/NatGeo.
Bajau là những con người của biển cả, có thể lặn bắt hải sản không cần dụng cụ hỗ trợ. Họ chỉ thường mang theo kính và xiên dài để bắt cá.
Trẻ em Bajau sinh ra đã được quan sát và dần tích lũy kinh nghiệm bản thân để học bơi, lặn. Đặc biệt có nơi như ở làng Sampela, thuộc Vườn quốc gia Wakatobi, Indonesia, người lớn còn chọc thủng màng nhĩ trẻ em để chúng lặn sâu sẽ bớt đau đớn. Ảnh: Cory Richards.
Khánh Trần (theo NatGeo, Hakai)
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ
- Phú Yên thành lập Công viên địa chất
- Bộ rễ khủng cây di sản trùm kín miếu thờ ở Quảng Nam
- “Cụ” bàng trong trường học được công nhận cây Di sản
- Linh vật rồng khắp cả nước: Nơi được khen thần thái, nơi bị chê giống giun
- Nghệ nhân Bát Tràng chào tết Giáp Thìn 2024 với ấn ‘Hoàng đế chi bảo’
- Xá lợi tóc Phật được Myanmar bảo vệ nghiêm ngặt như thế nào?
- Quảng Ngãi: Đảo Lớn từng có cây ré mọc, đảo Mù Cu chỉ có cây mù cu
- Thành phố thông minh không chỉ cần phần cứng
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk
(Tin Môi Trường) - Viện Kỷ lục Việt Nam quyết định thu hồi chứng nhận kỷ lục "hồ nước ngọt tự nhiên trên Tây nguyên có diện tích lớn nhất Việt Nam" của hồ Lắk.
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.