Tin môi trường và bạn đọc » Cầu nối
Thứ ba, 03/12/2024, 17:18:18 PM (GMT+7)
Thông tin báo chí về Ngày Nước thế giới (22-3), Ngày Khí tượng thế giới (23-3) và Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2021
(21:58:12 PM 22/03/2021)(Tin Môi Trường) - Ngày 19/3, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phát hành Thông tin báo chí về Ngày Nước thế giới (22-3), Ngày Khí tượng thế giới (23-3) và Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2021.
>> Ông Ngô Quang Sự được bầu làm Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Bình Dương >> Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam trao đổi về quản lý chất thải điện tử trong chương trình “trái đất xanh” của VTV1 >> Vinamilk:Sữa "Made in Vietnam" sẵn sàng cạnh tranh về chất lượng với quốc tế >> Nhà khoa học chân chính của Hội Bảo vệ TN &MT Việt Nam được vinh danh “Trí thức khoa học và công nghệ tiêu biểu năm 2024” >> Tọa đàm “Chia sẻ, cập nhật thông tin về thị trường carbon từ hệ sinh thái rừng ven biển"
I. Ngày Nước thế giới:
Ngày Nước thế giới 22 tháng 3 năm 2021 có chủ đề là “Giá trị của nước”, nhấn mạnh ý nghĩa và tầm quan trọng của tài nguyên nước; giá trị của nước về mặt kinh tế, văn hóa và xã hội; giải pháp hiệu quả để bảo vệ nguồn nước trước các áp lực do gia tăng dân số, phát triển công nghiệp, nông nghiệp và biến đổi khí hậu.
Chúng ta biết nước là khởi nguồn của sự sống, mọi biến động về nguồn nước cũng sẽ ảnh hưởng đến các yếu tố môi trường và sự sống trên Trái đất. Hiện nay, tại nhiều quốc gia, nhiều vùng lãnh thổ trên thế giới, nhu cầu về nước sạch và các điều kiện vệ sinh môi trường của người dân chưa được đáp ứng đầy đủ do bị hạn chế trong việc tiếp cận với nguồn nước sạch và hạ tầng nguồn nước. Vì vậy, nước có ý nghĩa và vai trò vô cùng quan trọng. Trong các hộ gia đình, trường học hay nơi làm việc, nước có thể mang ý nghĩa về mặt sức khỏe, vệ sinh và quyết định năng suất cũng như chất lượng sản phẩm. Với thiên nhiên, nước mang ý nghĩa cho sự hòa bình, hòa hợp và bảo tồn, phát triển.
Hiện nay, tài nguyên nước đang bị đe dọa nghiêm trọng do dân số tăng nhanh, nhu cầu ngày lớn cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và tác động nghiêm trọng của biến đổi khí hậu. Như vậy, nếu không có các cơ chế, chính sách, chương trình, kế hoạch để tiết kiệm và bảo tồn tài nguyên nước sẽ không thể bảo vệ được nguồn tài nguyên hữu hạn này.
Thông qua thông điệp, chủ đề Ngày nước thế giới năm nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường mong muốn sự quan tâm, chung tay của cộng đồng trong việc nhận thức được sự quan trọng của tài nguyên nước đối với mỗi gia đình, sinh kế, tập quán văn hóa, quyết định hạnh phúc và môi trường sống của con người. Bằng các giá trị của nước đem lại, có thể đưa ra các giải pháp hiệu quả để quản lý, bảo vệ nguồn nước, tài nguyên nước hiệu quả.
Một số khẩu hiệu tuyên truyền Ngày Nước thế giới năm 2021:
- Nước là tài nguyên thiết yếu giúp bảo vệ sức khỏe, sinh kế, môi trường, các giá tri văn hoá và phát triển kinh tế bền vững.
- Nước là tài nguyên quý giá! Hãy sử dụng nước tiết kiệm và hiệu quả.
- Bảo vệ tài nguyên nước là bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta.
- Hãy sử dụng tiết kiệm nước để chia sẻ cơ hội cho mọi người.
- Nước là tài nguyên hữu hạn và thiết yếu, sử dụng nước tuần hoàn vì một tương lai bền vững.
II. Ngày Khí tượng thế giới:
Chủ đề Ngày Khí tượng thế giới năm 2021 là: “Đại dương, thời tiết và khí hậu của chúng ta”, nhằm kết nối đại dương, khí hậu và thời tiết trong hệ thống Trái đất. Đồng thời, vai trò của khoa học dự báo cảnh báo khí tượng thuỷ văn (KTTV), đặc biệt là quan trắc đại dương đã được nghiên cứu, ứng dụng và triển khai rất mạnh mẽ ở các quốc gia nhằm tăng cường bảo vệ tính mạng và tài sản trên biển cũng như quản lý vùng ven biển; mối tương tác giữa đại dương và khí hậu, thời tiết; đảm bảo an toàn trên biển và đất liền; quan trắc đại dương; dự báo thay đổi khí hậu; mục tiêu phát triển bền vững (SDG) và các sáng kiến khác. WMO thực hiện các hoạt động để cải thiện tìm kiếm, cứu hộ cứu nạn và ứng phó khẩn cấp với các hiểm hoạ môi trường như sự cố tràn dầu và hoá chất cũng như chất phóng xạ.
Đặc biệt, dưới tác động của biến đổi khí hậu đang diễn ra và tác động đến các điều kiện tự nhiên làm cho các loại thiên tai ngày càng “dị thường hơn, cực đoan hơn” cả về tần suất lẫn cường độ, nhất là các thiên tai liên quan đến biển và đại dương. Do đó, đảm bảo an toàn trên biển và đất liền đang là vấn đề của toàn cầu, trong đó có Việt Nam. Đồng thời, cần có sự phối hợp mạnh mẽ giữa các nước để đảm bảo việc quan trắc được diễn ra thường xuyên và bền vững. Ngoài việc ảnh hưởng đến địa lý của các khu vực khí hậu trên hành tinh, đại dương còn khiến khí hậu thay đổi trong khoảng thời gian hàng tuần đến hàng thập kỷ thông qua các dao động thường xuyên. Với việc nâng cao chất lượng giám sát đại dương, bầu khí quyển và các hiểu biết khoa học, các nhà khoa học ngày càng có thể xác định và dự báo những dao động này cũng như sự thay đổi của khí hậu và thời tiết.
Trong bối cảnh dân số toàn cầu tăng lên nhanh chóng, nhu cầu về an toàn sinh mạng trển biển và hỗ trợ quản lý vùng ven biển ngày càng tăng. Vì vậy, làm rõ vai trò kết nối tổng thể của việc giám sát, dự báo khí tượng thủy văn, cũng như các dịch vụ cảnh báo sớm về lũ lụt và hạn hán là vấn đề vô cùng cần thiết nhằm đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản trên biển, thúc đẩy giao thông đường biển. Việc nâng cao chất lượng giám sát đại dương, bầu khí quyển và các hiểu biết khoa học, các nhà khoa học ngày càng có thể xác định và dự báo những dao động này cũng như sự thay đổi của khí hậu và thời tiết.
Một số khẩu hiệu tuyên truyền Ngày Khí tượng thế giới năm 2021
- Chung tay hành động đảm bảo an toàn trên biển và đất liền
- Trồng cây, tái tạo môi trường sống cho vùng núi sau thiên tai lũ quét sạt lở đất
- Bảo vệ đại dương là bảo vệ nền kinh tế toàn cầu
- Giảm thiểu rủi ro thiên tai góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế
- Hợp tác quốc tế để bảo vệ đại dương và ứng phó với biến đổi khí hậu
- Bảo vệ đại dương là bảo vệ cuộc sống và sinh kế của chúng ta
- Thích ứng với biến đổi khí hậu vì một đại dương bền vững
- Cùng hành động để bảo vệ và phục hồi đại dương.
II. Giờ Trái đất:
Chiến dịch Giờ trái đất năm 2021 được phát động với chủ đề “Speak up for Nature” – “Lên tiếng vì thiên nhiên” nhằm tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng về mối liên hệ giữa các tác động của con người với thiên nhiên và nguyên nhân của dịch bệnh, đặc biệt đối với đại dịch Covid-19; khuyến khích các sáng kiến, ý tưởng xây dựng cộng đồng, nền kinh tế phát triển bền vững, hoà nhập với thiên nhiên (thuận thiên); bảo vệ đa dạng sinh học, ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu.
Năm vừa qua là một năm đầy biến động khó lường khiến cả thế giới phải chậm lại và buộc con người phải suy ngẫm về giá trị của thiên nhiên cũng như những áp lực mà con người đã và đang đặt lên hệ sinh thái. Đây là thời điểm chúng ta cùng hành động, tiếng nói đồng lòng vì thiên nhiên và đưa ra cam kết về sự thay đổi mà tất cả chúng ta muốn thấy. Chúng ta cần các thành phố, khu vực nông thôn, cộng đồng doanh nghiệp, tổ chức chính trị xã hội, các cá nhân có tầm ảnh hưởng và đông đảo người dân cùng lên tiếng vì Thiên nhiên. Cần phải giảm phát thải khí nhà kính, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, nóng lên toàn cầu; giảm thiểu rác thải nhựa, hạn chế sử dụng túi nilon và đồ nhựa dùng một lần; đặc biệt tăng cường sử dụng hợp lý năng lượng, thúc đẩy sử dụng năng lượng sạch tái tạo, củng cố sức mạnh cộng đồng vì một hành tinh tươi đẹp.
'Bộ Tài nguyên và Môi trường mong muốn, nếu chung sức, chung tay hành động, chúng ta có thể giảm bớt gánh nặng cho môi trường, thiên nhiên bằng cách: tập thói quen từ chối, giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế chất thải, đặc biệt là chất thải nhựa và đồ nhựa sử dụng một lần; sử dụng các phương tiện giao thông công cộng thân thiện với môi trường; đầu tư vào các thiết bị tiết kiệm năng lượng; tắt, rút các thiết bị khi không sử dụng; tuyên truyền người dân chuyển đổi, tích cực sử dụng năng lượng tái tạo. Hành động của chúng ra tuy đơn giản nhưng lại mang hiệu quả rất lớn.
Nhằm lan toả hưởng ứng Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2021, Bộ đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân cùng tổ chức hoạt động “tắt đèn và tắt các thiết bị điện không cần thiết” từ 20h30 – 21h30 ngày 27 tháng 3 năm 2021 (Thứ Bảy).
Một số khẩu hiệu tuyên truyền Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2021
- Lên tiếng vì thiên nhiên;
- Giảm phát thải, giảm rủi ro cho thiên nhiên;
- Chống biến đổi khi hậu và rác thải nhựa: trách nhiệm của tôi và bạn;
- Mỗi hành động giảm phát thải là thêm một bảo đảm cho thịnh vượng dài lâu;
- Tắt một bóng đèn là thêm một đốm sáng cho tương lai;
- Trồng một cây là thêm một lá phổi cho Trái đất.
BTV
Gửi ý kiến bạn đọc về: Thông tin báo chí về Ngày Nước thế giới (22-3), Ngày Khí tượng thế giới (23-3) và Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2021
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành”
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành”
- Mời viết bài tham dự Hội thảo quốc tế về Đánh giá tác động môi trường lần thứ 8 tại Hàn Quốc
- Câu lạc bộ Đạp xe Môi trường kết nối Cây Di sản kiện toàn tổ chức, triển khai nhiệm vụ năm 2025
- Thêm 6 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam
- Cây đa hơn 300 tuổi tại thành phố Chí Linh được vinh danh là Cây di sản
- Hội BVTN&MT tỉnh Đồng Nai khắc phục khó khăn, duy trì những hoạt động thiết thực
- Bộ TN-MT yêu cầu Đồng Nai xử lý vi phạm ở các dự án lớn
- Câu lạc bộ Doanh nghiệp Trường Đại học Nguyễn Tất Thành tổng kết hoạt động năm 2023 và đề ra phương hướng cho năm 2024;
Bài viết mới:
- Vườn quốc gia Côn Đảo đón nhận bằng công nhận Cây di sản cho 24 cây trong vườn (28/11/2024)
- Danh sách 25 Giải thưởng của Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024 (27/11/2024)
- Đại diện Bộ Nội vụ và Bộ TN-MT đánh giá cao vai trò của VACNE trong xây dựng phát triển bền vững của đất nước (27/11/2024)
- Mộ Hải Thượng Lãn Ông được công nhận di tích quốc gia đặc biệt (27/11/2024)
- Dự án cáp treo nối chùa Hương với chùa Tiên xin cấp phép môi trường (26/11/2024)
- Hội nghị Ban Chấp hành VACNE 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội (26/11/2024)
- Các nhà khoa học thế giới bàn về môi trường trái đất tại Quy Nhơn (26/11/2024)
- 25 tác phẩm được trao giải viết về "Cây di sản Việt Nam năm 2024" (26/11/2024)
- Hòa Bình:Công nhận Cây Di sản vào Ngày hội Văn hóa, thể thao và du lịch các xã vùng cao huyện Tân Lạc (25/11/2024)
- Sinh viên Nhân văn làm sống dậy kịch hình thể với “Mắt Rừng” (24/11/2024)
Cây Thị tại đền - chùa Thái, thành phố Hải Phòng được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Cây Thị gần 400 năm, chu vi thân 2,9 mét, trong khuôn viên đền – chùa Thái, thôn Trấn Nam, xã Trấn Dương, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng vừa được chính quyền và nhân dân xã Trấn Dương long trọng tổ chức lễ đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam vào ngày 22/9/2024.
Hội nghị Ban Chấp hành VACNE 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội
(Tin Môi Trường) - Sáng 26/11 tại Hà Nội, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam (VACNE) đã tổ chức Hội nghị Ban chấp hành năm 2024.
- Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam trao đổi về quản lý chất thải điện tử trong chương trình “trái đất xanh” của VTV1
- Cuốn sách “Tài nguyên thiên nhiên và chuyển đổi xanh” sẽ được hoàn thiện vào cuối năm
- Các cấp chính quyền và đoàn thể, cộng đồng nhân dân chung tay trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh