Người của biển hưởng ứng giờ trái đất
(10:10:03 AM 29/03/2020)(Tin Môi Trường) - Pano, áp phích, băng rôn, khẩu hiệu, tiếng loa phát thanh là những thứ tràn ngập cả khung cảnh của các cơ quan, đơn vị Vùng 2 Hải quân trong Ngày hưởng ứng “Giờ Trái đất”, đó là cảm nhận của mọi người khi đến đây lúc này
>> Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam >> Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ >> 4 yếu tố giúp xác định người tham khảo thích hợp >> Bãi rác lộ thiên của Tâm Sinh Nghĩa cháy âm ỉ, người dân khốn khổ vì mùi hôi >> Đồng Xoài treo thưởng cho người tìm ra thủ phạm phát tán mùi hôi trong không khí
Áp phích truyên truyền hưởng ứng giờ trái đất
Bắt nguồn từ một sự kiện mang tính biểu tượng tại thành phố Sydney, Úc do WWF khởi xướng vào năm 2007, giờ Trái Đất ngày hôm nay đã trở thành một phong trào môi trường có quy mô lớn nhất thế giới. Vào ngày thứ bảy cuối cùng của tháng ba hằng năm, hàng triệu người tại hơn 197 quốc gia và vùng lãnh thổ lại cùng nhau tắt đèn để thể hiện sự quyết tâm ngăn chặn biến đổi khí hậu và suy thoái môi trường thiên nhiên.
Cùng nhân dân cả nước trong hoạt động hưởng ứng “Giờ Trái đất”. Vùng 2 Hải quân đã chủ động lập kế hoạch triển khai các hoạt động tuyên truyền vận động tiết kiệm năng lượng; tiết kiệm điện, nước, hạn chế sử dụng các sản phẩm nhựa, túi ni lông trên các phương tiên thông tin sẵn có như truyền thanh nội bộ từ những ngày của tuần cuối tháng ba. Kết nối, chia sẻ các thông điệp, hình ảnh, video...Tuyên truyền qua mạng xã hội như Zalo, Facebook....
Bên cạnh hoạt động tuyên truyền cổ động là những hành động cụ thể như tổng dọn vệ sinh doanh trại, tắt các thiết bị điện không cần thiết, “doanh trại không điều hòa”, “Ngày làm việc không xe”. Hôm nay khác với bao ngày cán bộ chiến sĩ ai cũng dùng ít nước, tiết kiệm hơn, tận dụng nước thải sinh hoạt để tưới cây, tưới hoa, tăng gia sản xuất.
Khác với mọi năm, Giờ Trái đất năm 2020 chuyển trọng tâm từ “Biến đổi khí hậu” sang “Đa dạng sinh học” nên năm nay cũng nhiều hoạt động thiết thực hơn như trồng thêm cây xanh cho đơn vị và đặc biệt là nói không với “Động vật hoang dã” góp phần bảo vệ môi trường, bảo vệ đa dạng sinh học.
Đơn vị giờ trái đất
Tắt đèn tuy là một hành động nhỏ, nhưng lại thể hiện ý nghĩa lớn. Đó là biểu tượng của sự đồng lòng của cán bộ, chiến sĩ trong toàn Vùng. Đó là biểu tượng của niềm hi vọng, đó là biểu tượng sức mạnh tập thể khi chúng ta cùng nhau hành động để bảo vệ chính môi trường của chúng ta.
Ngay lúc này đây, tất cả cán bộ chiến sĩ cùng tham gia đếm ngược đồng hồ và thời khắc đó đã đến 20 giờ 30 phút ngày 28/3/2020 một màn đêm giăng kín các cơ quan, đơn vị trong toàn Vùng 2 Hải quân (trừ trường hợp đặc biệt). Theo kế hoạch thì đèn sẽ được bật lại lúc 21 giờ 30.
Khi được hỏi về Giờ trái đất một chiến sĩ “đeo khẩu trang” của đơn vị tâm sự: “Em thấy hoạt động này rất ý nghĩa, đối với môi trường sống của chính chúng ta, chúng em chờ giờ này mấy hôm rồi a ạ!
Bài & ảnh:ĐẶNG ĐỒNG - Ban Tuyên huấn. Phòng Chính trị - Lữ đoàn 171 Hải quân
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ
- Phú Yên thành lập Công viên địa chất
- Bộ rễ khủng cây di sản trùm kín miếu thờ ở Quảng Nam
- “Cụ” bàng trong trường học được công nhận cây Di sản
- Linh vật rồng khắp cả nước: Nơi được khen thần thái, nơi bị chê giống giun
- Nghệ nhân Bát Tràng chào tết Giáp Thìn 2024 với ấn ‘Hoàng đế chi bảo’
- Xá lợi tóc Phật được Myanmar bảo vệ nghiêm ngặt như thế nào?
- Quảng Ngãi: Đảo Lớn từng có cây ré mọc, đảo Mù Cu chỉ có cây mù cu
- Thành phố thông minh không chỉ cần phần cứng
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk
(Tin Môi Trường) - Viện Kỷ lục Việt Nam quyết định thu hồi chứng nhận kỷ lục "hồ nước ngọt tự nhiên trên Tây nguyên có diện tích lớn nhất Việt Nam" của hồ Lắk.
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.