Tài nguyên - Thiên nhiên » Năng lượng
WWF và Thừa Thiên Huế chia sẽ sử dụng năng lượng bền vững cho dân
(16:36:54 PM 15/03/2013)
Sử dụng năng lượng hiệu quả tại khu nuôi tôm là nội dung được WWF và Thừa Thiên Huế chia sẽ cho người dân
WWF-Việt Nam và Sở Công Thương tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp tổ chức hội nghị tổng kết “Dự án nâng cao năng lực xây dựng kế hoạch phát triển năng lượng bền vững và sử dụng năng lượng hiệu quả tại miền Trung” (CESEP) do Vương quốc Anh tài trợ. Khoảng 50 đại biểu từ các ban ngành và doanh nghiệp tại Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Trị và Đà Nẵng đã tham dự Hội nghị.
Khu nuôi tôm cao triều tại xã Quảng Công đã được chọn làm nơi thí điểm cho kế hoạch phát triển năng lượng bền vững, do hoạt động nuôi trồng thủy sản tại huyện Quảng Điền tiêu thụ điện nhiều thứ 2 trên toàn huyện. Sau khi tiến hành khảo sát tình hình sử dụng năng lượng và đánh giá tính khả thi cũng như tham khảo ý kiến người nuôi tôm, dự án đã đề xuất thực hiện ba giải pháp chính : Thành lập Tổ hợp tác cung cấp thông tin và các dịch vụ năng lượng v.v cho các hộ dân; Sử dụng thiết bị hiệu quả nhiên liệu: Thay 3 máy bơm cũ vốn sử dụng nhiều năng lượng; Chuyển đổi sang công nghệ hiệu quả năng lượng: Ít nhất 16 hộ sẽ chuyển từ máy chạy quạt sục khí và bơm nước ao tôm bằng diezen sang chạy điện.
Mục tiêu của kế hoạch thí điểm là giảm 20% lượng điện tiêu thụ cho vùng nuôi tôm cao triều tại xã Quảng Công vào năm 2015, qua đó giúp người dân cắt giảm chi phí năng lượng và giảm thiểu khí nhà kính từ hoạt động nuôi tôm. Ông Nguyễn Duy Thành, Phó giám đốc Sở Công Thương tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết: “Chúng tôi mong muốn thúc đẩy việc sử dụng năng lượng bền vững trong các hoạt động sản xuất trên toàn tỉnh. Nếu dự án thành công trong việc giúp người dân xã Quảng Công sử dụng năng lượng hiệu quả và tạo nguồn thu nhập tốt, chúng tôi sẽ xem xét việc nhân rộng mô hình trên toàn tỉnh Thừa Thiên Huế”.
Tại Hôi thảo, Liên minh Năng lượng của các tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam và tổ chức Carbon Trust (Vương quốc Anh) lần lượt chia sẻ kinh nghiệm trong việc xây dựng kế hoạch sử dụng năng lượng và phát triển năng lượng bền vững tại tỉnh Thái Bình và tại Vương Quốc Anh. Nhận xét về vai trò của của các nhà chức trách, ông Tom Cumberlege, Chuyên viên tư vấn tại Carbon Trust cho biết: “Thực hiện các biện pháp hiệu quả năng lượng sẽ giúp cắt giảm chi phí của các cơ quan và hộ gia đình trong việc sử dụng ngân sách hợp lý. Đến nay Carbon Trust đã làm việc với hơn 3.000 cơ quan nhà nước ở Anh và tiết kiệm được hơn 650 triệu Bảng”. Ông Cumberlege cho biết thêm “Từ những thách thức về nhu cầu năng lượng nảy sinh do phát triển kinh tế của Việt Nam trong tương lai, với chuyên môn sâu của Carbon Trust về ứng dụng năng lượng ít các bon, chúng tôi sẵn sàng trao đổi kinh nghiệm của chính quyền Vương quốc Anh trong vấn đề quan trọng này”.
Bà Trine Glue Đoàn, Cố vấn Năng lượng và Khí hậu của WWF-Việt Nam phát biểu: “Hội thảo này là cơ hội để chúng tôi trình bày dự thảo cuối cùng về kế hoạch thí điểm sử dụng năng lượng hiệu quả tại vùng nuôi tôm cao triều xã Quảng Công và thu thập thêm thông tin từ các bên liên quan và các chuyên gia trong khu vực, tại Việt Nam và Vương quốc Anh. Chúng tôi hi vọng cách tiếp cận và những bài học rút ra từ kế hoạch thí điểm này sẽ thúc đẩy phát triển năng lượng bền vững, qua đó giúp sử dụng tài nguyên thiên nhiên tại Thừa Thiên Huế và Việt Nam sẽ trở nên hiệu quả hơn”.
Dự án CESEP do Quỹ Song phương của Đại sứ quán Anh tại Việt Nam tài trợ từ năm 2012-2013 với mục tiêu hỗ trợ xây dựng kế hoạch sử dụng năng lượng hiệu quả và đẩy mạnh hợp tác giữa chính quyền địa phương, doanh nghiệp và cộng đồng tại miền Trung Việt Nam. Dự án do WWF-Việt Nam thực hiện cùng đối tác là Sở Công Thương Thừa Thiên Huế với sự hỗ trợ kỹ thuật của Carbon Trust. Dự án kéo dài từ tháng 9 năm 2012 tới tháng Ba năm 2013.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
- Tua bin điện gió ảnh hưởng gì đến cây trồng, vật nuôi?
- Chưa nghiệm thu, hai nhà máy điện gió vẫn được cấp phép vận hành thương mại
- Chuyển đổi năng lượng sạch, tiến tới mục tiêu phát thải ròng bằng 0
- Đánh giá tác động của các dự án điện gió
- Báo cáo Triển vọng Năng lượng Việt Nam đề xuất kịch bản phát triển để Việt Nam đạt mức phát thải ròng bằng không vào năm 2050
- Phiên họp đầu tiên của Nhóm Công tác kỹ thuật về Thị trường năng lượng trong giai đoạn mới
- Nhiều nhà đầu tư điện gió lo phá sản
- Chuyển dịch năng lượng Việt Nam - cơ hội và thách thức
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.
Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.
Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng
(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.