Tài nguyên - Thiên nhiên » Năng lượng
Vụ đập thủy điện Đak Mek: Xe ben mà biết nói năng...
(09:15:59 AM 28/11/2012)
Thủy điện vốn là chủ đề rất nhạy cảm suốt thời gian qua, với cách ví von được dùng khá phổ biến trong nhiều lời bình của bạn đọc cả nước là “bom nước nổ chậm” vẫn đang treo lơ lửng trên đầu người dân. Tranh luận về nó đang ở độ cao trào với Sông Tranh 2, khi dư luận vẫn bày tỏ không thể tin khẳng định của giới chức năng rằng nó vẫn an toàn.
Và đây, sự cố vỡ đập thủy điện Đăk Mek 3 (xã Đăk Choong, Đăk Glei, Kon Tum) với khoản vốn đầu tư hơn 200 tỷ đồng khi sắp đi vào hoạt động, làm 1 người chết, 1 người bị thương, lẽ nào không phải là một minh chứng cho bầu không khí tràn đầy ngờ vực vẫn đang bao trùm mọi diễn đàn dư luận quần chúng?
Mọi phản ứng tiêu cực với những hậu quả mà có lẽ mọi người dân quan tâm đều có thể cảnh báo hoặc dự đoán trước giờ đây xem ra… chẳng ai còn muốn nhắc đi nhắc lại nữa. Thay vào đó là những lời bình đậm chất hài hước mà mỉa mai, xa xót…
“Con kiến giết con voi, chuyện này chỉ có ở Việt
“Vụ này có được đưa vào chương trình Táo quân Tết không ta? Mới hôm qua đọc cái vụ xe máy lưu thông bắt buộc phải 2 người, hôm nay thì lại có tin một tài xế lái xe… (cứ coi như) hút thuốc, thở mạnh quá… bay luôn cái thủy điện 200 tỷ. Không biết ngày mai còn cái tin nào hay hơn không nữa? XH giờ sao nhiều tin hài hước vậy, đọc xong cứ tưởng thiệt chứ...” -VNtrungkien: vntrungkien@gmail.com
“Có khi nào XE ĐẠP tông vào tòa cao ốc nào đấy mà… bị sập không? Nếu cứ tình trạng này… tôi nghĩ là có đấy!” - Đồng Quang Trung:quangtrungbcvt@gmail.com
“Xe tải húc đổ đập thủy điện hàng nghìn khối đá, bê tông (tạm tính 80 x 20 x10 = 16.000m3)? Thế thì có lẽ nên đưa vào chuyện Tiếu lâm Việt
Lời nói …gió bay
Từ chuyện thật mà như… đùa đó, dư luận chua xót bình tiếp sang lời giải thích do phía chủ đầu tư đưa ra về “tội đồ” xe ben. Tình cảnh chung là mọi người chỉ còn có thể ngửa mặt lên trời mà than rằng: tuy “lời nói chẳng mất tiền mua”, nhưng nói sao cũng phải nghe cho được dù chỉ một chút thôi chứ!
“Một câu trả lời vớ vẩn nhất trong ngành xây dựng. Lực va của xe ben làm sao có thể làm gãy đổ cả một công trình kiên cố như thế? Chắc các bác nhà ta…cái vòng 2 to lắm đây?” - Hoang Son: hoangson76@yahoo.com.vn
“Không thể chấp nhận câu trả lời của của ông Thanh: một chiếc xe ben va chạm vào khối đá dày 1,5 mét, dài 80 mét mà lại có thể làm nó vỡ vụn ra như thế được. Không biết đến bao giờ những "con sâu sắt và sâu xi măng" mới bị diệt hết? Nếu cơ chế xin - cho, chỉ định thầu vẫn như thế này vẫn còn thì những “con sâu” đó vẫn còn. Mà không chỉ có những "con sâu" nhà thầu đâu, không biết còn có loại sâu nào đang ăn ở bên ngoài công trình đập nữa không?” - Tuan Anh: tuanhhn@gmail.com
“Không hiểu ông Lê Bá Thanh nghe ai nói. Điều cơ bản trong xây dựng là với mỗi giai đoạn thi công, công trình sẽ có sơ đồ tính khác nhau. Thế nên không thể đem cái lí do áp lực đất tác dụng vào đập lớn hay là xe ben đâm vào gây hỏng đập được. Trong tính toán cũng có những hệ số an toàn để tránh những sai số trong tính toán rồi, thế nên tất cả những lí do đưa ra là ngụy biện hết! Đề nghị các ban ngành chức năng làm mạnh tay, đưa tất cả những người có trách nhiệm ra trước pháp luật!!!” - Phạm Quang Chiến: mars_ub17@yahoo.com
“Thật là vô trách nhiệm và vô lương tâm. Tôi là một KS xây dựng được đào tạo từ năm 1972. Tôi đã đi thiết kế và thi công nhiều công trình, nhưng chưa thấy một công trình nào có kết cấu bê tông vụn như đất sét khô vậy. Những người thi công và giám sát thi công của chủ đầu tư nghĩ gì và lương tâm họ để đâu mà thi công ẩu như vậy? Họ đã coi túi tiền của mình hơn tính mạng con người. Đúng, đây có thể là một vụ tai nạn, nhưng không thể vừa mới va vào mà vỡ vụn cả một đoạn đập bê tông dày 1,5 m. Tôi nghĩ, các cơ quan có thẩm quyền cần làm rõ và kỷ luật thật nghiêm minh những kẻ rút ruột công trình, nếu không sẽ còn nhiều và rất nhiều công trình như vậy nữa…” -Dương Thị Lý: haily1955@yahoo.com
“Mình là kĩ sư xây dựng, cũng đã thi công nhiều công trình. Con mắt trong ngành nhìn qua đã biết được ngay hàm lượng thép quá nhỏ, và nhìn là biết đã thi công không đúng bản vẽ. Truy cứu ra thì rõ như ban ngày, nhưng đồng tiền tham nhũng cho… ai đó chắc lại vẫn khiến tình hình trở lại… mịt mù thôi. Nói làm gì nữa... cũng biết được kết quả rồi” – nick Xót xa: thelinhlh@yaoo.com
Lên tiếng thay cho “tội đồ” xe ben, nhiều bạn đọc không nén nổi tiếng cười… buồn...
“Kiểu này khi đi qua đập thủy điện phải cấm phương tiện xe Ben mới được. Cũng may là ở Việt
“Trời! Xe ben nào mà KHỦNG quá, tông vỡ được cả đập thủy điện thì không còn biết nói sao nữa??? Kể cũng lạ: vách thượng nguồn dày 1,6 mét, hạ nguồn 1 mét, chắc xe ben này thuộc loại SIÊU KHỦNG” - Tom_Jerry:tom_jerry@yahoo.com
“Qua thảm họa này tôi mới tin Trung Quốc chế tạo xe quá giỏi. Xe Dong Feng của họ chỉ là xe dân sự mà có thể húc đổ khối bê tông như thế thì quả là sức mạnh khủng khiếp... Chắc công ty tôi phải mua xe Dong Feng về để làm dịch vụ… phá bê tông thôi” - Lê Anh Tuấn: letuanks@gmail.com
“Sao hãng xe ben Dong Feng không tìm xem có đoạn video clip nào quay được cảnh xe… đụng vào đập thủy điện để quảng cáo nhỉ? Phải nói là chất lượng chiếc xe… quá khủng đấy” - Son Duong: waitme_ok1202@yahoo.com
Chất lượng… hàng mã!
Thiệt hại về của và người khiến lòng người ai cũng đau xót. Song bài học rút ra từ vụ Đăk Mek 3 này có phần khác so với những vụ việc trước đây. Có lẽ chưa bao giờ xảy ra tai nạn mà lại có nhiều ý kiến bày tỏ cảm giác “vẫn còn may” và “biết ơn sự hy sinh không vô ích” của nạn nhân như vậy:
"May mà có cái xe ben", không thì đập này mà trữ nước thì dân chắc lãnh đủ. Phải "cảm ơn" cái xe ben!” - HV: vinhnhandante@gmail.com
“Xe ben đã chạm đúng vào… gót chân Asin của đập thủy điện rồi...” -Phan Thanh Kiều: phanthanhkieu.2012@yahoo.com.vn
“Trời hỡi trời!!!Những công trình "hàng mã". Xin các vị quản lý quan tâm đến những việc tuy nhỏ nhưng không nhỏ ở dưới cho người dân dược nhờ. Chứ kiểu này, nếu không có cái xe kia tông vào thì làm sao lòi ra những thối nát, ê chề như vậy. Khổ ơi là khổ cho dân chúng tôi. Mấy trăm tỷ tiền thuế của dân thế là đi tong...Tiền thì thật, hàng thì dỏm!!!” - Nguyen Bac Hai: bachai_nguyen2011@yahoo.com
“Thành thật mà nói, tôi rất cảm ơn anh tài xế đã vô tình… đụng phải con đập "kiên cố" này. Lại một vụ tham nhũng nữa phơi bày, thế nhưng tôi biết chắc lần này sẽ lại là lời xin lỗi, tự phê bình của mấy… ai đó thôi. Tôi thật sự thất vọng với cách làm việc và quản lý của các cấp chức năng hiện nay. Luật pháp phải nghiêm minh, cứ tham nhũng là tử hình, thử xem còn bao nhiêu kẻ dám liều mạng nữa!” - Binh: luongphanbinh@gmail.com
“Người lái xe ben tông vào đập, theo tôi, nên được coi là người hùng mới đúng. Vì nhờ sự không may hy sinh của anh thì người dân và dư luận mới biết được chất lượng công trình thủy điện kém như thế nào. Công trình bị bòn rút vật tư, làm gian dối nên mới kém như thế. Nếu không có vụ người lái xe ben "tông vỡ đập" thì liệu hậu quả còn lớn gấp trăm lần khi đưa công trình này vào vận hành, vì vỡ đập khi đã tích nước thì chắc chắn dân sẽ chết nhiều hơn. Cần phải thanh tra, kiểm tra, truy trách nhiệm hình sự những kẻ làm ăn gian với dối công trình này và cả các công trình khác đang thi công. Tôi thấy người lái xe ben có công rất lớn và đáng được quan tâm hơn nhiều nữa, vì nhờ đó mà đã vạch trần được hành vi tham nhũng trong thi công làm công trình kém chất lượng, trong khi các ban ngành được giao chức năng lại không làm nổi điều đó” - Quang Hung: quanghung12@gmail.com
“Không có cơn bão Sơn Tinh thì ai biết chất lượng cột tháp truyền hình ở
Lại cần có một đội xây dựng khác bảo trì hay phục hồi những gì đang diễn ra thì.. tiền lại rót vào... Khổ quá Việt
Cũng có khá nhiều ý kiến đồng thời phản bác lại quan điểm cho rằng đây là công trình của tư nhân thì tư nhân phải chịu trách nhiệm, không nên quy chụp tội tham nhũng, rút ruột…Bởi dù cũng biết những cái khó của chủ đầu tư, nhà thầu… nhưng đúng như Nguyen Minh nguyenminh1202@gmail.comnhấn mạnh:
“…Dù tư nhân hay Nhà nước thì cũng phải có trách nhiệm với sản phẩm mà mình làm ra. Nếu tới khi đập thủy điện đi vào hoạt động mới vỡ thì khổ nhất vẫn là những người dân vô tội. Còn về tham nhũng thì không phải là không có (nếu như không muốn nói là rất nhiều), vì càng của tư nhân thì Nhà nước càng quản lý chặt”.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
- Tua bin điện gió ảnh hưởng gì đến cây trồng, vật nuôi?
- Chưa nghiệm thu, hai nhà máy điện gió vẫn được cấp phép vận hành thương mại
- Chuyển đổi năng lượng sạch, tiến tới mục tiêu phát thải ròng bằng 0
- Đánh giá tác động của các dự án điện gió
- Báo cáo Triển vọng Năng lượng Việt Nam đề xuất kịch bản phát triển để Việt Nam đạt mức phát thải ròng bằng không vào năm 2050
- Phiên họp đầu tiên của Nhóm Công tác kỹ thuật về Thị trường năng lượng trong giai đoạn mới
- Nhiều nhà đầu tư điện gió lo phá sản
- Chuyển dịch năng lượng Việt Nam - cơ hội và thách thức
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.
Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.
Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng
(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.