Tài nguyên - Thiên nhiên » Năng lượng
Thủ tướng Nhật Bản hối thúc dỡ hai lò phản ứng Fukushima
(10:07:01 AM 20/09/2013)Thủ tướng Shinzo Abe (mũ đỏ) thị sát nhà máy Fukushima 1. (Nguồn: AP)
Trong buổi làm việc với ban lãnh đạo cơ quan chủ quản Fukushima số 1 là Tập đoàn Điện lực Tokyo (TEPCO), Thủ tướng Abe đã hối thúc tập đoàn tháo dỡ hai lò phản ứng còn lại của nhà máy, đồng thời nhanh chóng kiểm soát tình trạng rò rỉ nước nhiễm xạ từ nhà máy này ra môi trường.
Trong tổng số sáu lò phản ứng tại Fukushima, hiện chỉ còn hai lò phản ứng số 5 và 6 là TEPCO chưa có quyết định cuối cùng tháo dỡ hay không. Song ông Abe cũng nêu rõ TEPCO cần "đặt thời hạn" để giải quyết vấn đề.
Chủ tịch TEPCO Naomi Hirose cho biết sẽ đưa ra quyết định về hai lò phản ứng còn lại vào cuối năm nay đồng thời cam kết sẽ hoàn tất việc xử lý tình trạng nước nhiễm xạ rò rỉ trong quá trình làm nguội các lò phản ứng bị tan chảy vào cuối tháng 3/2015.
Kế hoạch này sẽ cần thêm 1.000 tỷ yen (tương đương 10 tỷ USD) cho cuối tài khóa 2014, cùng với 1.000 tỷ yen đã được chi cho các biện pháp an toàn khẩn cấp sau thảm họa.
Hiện nước nhiễm xạ nồng độ cao đang tăng lên mỗi ngày tại nhà máy là hệ quả của việc liên tục bơm nước vào ba lò phản ứng. Số nước nhiễm xạ này được cất trữ trong hàng trăm bồn chứa lớn đặt trong khuôn viên nhà máy và có nguy cơ rò rỉ bất cứ lúc nào.
Gần đây nhất, 300 tấn nước nhiễm xạ được cho là đã thoát ra khỏi một trong các bồn chứa này và một phần trong số này đã chảy ra biển thông qua các kênh thoát nước.
Toàn bộ hoạt động đánh bắt cá ngoài khơi Fukushima đã bị trì hoãn từ tháng 9 trong bối cảnh xuất hiện những dấu hiệu ô nhiễm từ tổ hợp hạt nhân này.
Trước đó, Cơ quan Hạt nhân Nhật Bản đã bắt đầu khảo sát về nồng độ phóng xạ cesium trong nước biển ở Fukushima để kiểm tra tác động của sự cố nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi.
Cuộc khảo sát sẽ được tiến hành trong phạm vi 20km ngoài khơi và 50km về phía Nam và phía Bắc nhà máy Fukushima Daiichi.
Các nghiên cứu trước đây chỉ tập trung ở một số điểm nhất định xung quanh nhà máy điện Fukushima Daiichi. Tuy nhiên, lần này, cuộc khảo sát là nhằm phân tích sự lan rộng của phóng xạ thông qua cuộc khảo sát phạm vi rộng.
Trước đó CNN đưa tin, lò phản ứng hạt nhân số 4 tại nhà máy Oi thuộc tỉnh Fukui, phía tây của Nhật Bản, được ngừng hoạt động vào nửa đêm hôm 18/9, Tất cả 50 lò phản ứng hạt nhân của Nhật Bản hiện đều đã ngừng hoạt động. Chính phủ Nhật hiện vẫn chưa tiết lộ về thời điểm cũng như liệu có bất cứ lò phản ứng nào trong số này hoạt động trở lại hay không.
Người dân Nhật Bản đã hoài nghi về năng lượng hạt nhân và các cơ quan kiểm soát nguồn năng lượng này, kể từ khi thảm họa động đất và sóng thần 3/2011 gây ra hiện tượng rò rỉ tại ba lò phản ứng hạt nhân ở nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi.
Trước khi thảm họa Fukushima xảy ra, 30% nguồn cung cấp điện của Nhật Bản là năng lượng hạt nhân. Do đó, khi các lò phản ứng hạt nhân ngưng hoạt động, Nhật Bản phải tăng cường nhập khẩu năng lượng hóa thạch.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
- Tua bin điện gió ảnh hưởng gì đến cây trồng, vật nuôi?
- Chưa nghiệm thu, hai nhà máy điện gió vẫn được cấp phép vận hành thương mại
- Chuyển đổi năng lượng sạch, tiến tới mục tiêu phát thải ròng bằng 0
- Đánh giá tác động của các dự án điện gió
- Báo cáo Triển vọng Năng lượng Việt Nam đề xuất kịch bản phát triển để Việt Nam đạt mức phát thải ròng bằng không vào năm 2050
- Phiên họp đầu tiên của Nhóm Công tác kỹ thuật về Thị trường năng lượng trong giai đoạn mới
- Nhiều nhà đầu tư điện gió lo phá sản
- Chuyển dịch năng lượng Việt Nam - cơ hội và thách thức
Bài viết mới:
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.
Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.
Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Sáng 17/11/2024, các cấp chính quyền, đoàn thể và cộng đồng thôn An Phú, xã Hoà Phú (huyện Ứng Hoà – Tp. Hà Nội) đã long trọng tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân và lễ đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam cho cây Đa và cây Nhội cổ thụ được trồng trong khuôn viên Đình làng cách đây hơn 300 năm.