Tài nguyên - Thiên nhiên » Năng lượng
Lào tiến hành xây dựng đập Don Sahong trên dòng chảy chính sông Mekong
(16:02:51 PM 08/10/2013)Khu vực dự kiến xây đập Don Sahong (Ảnh: IR)
“Tháng 11 năm ngoái chính phủ Lào đơn phương tiến hành xây dựng con đập gây nhiều tranh cãi – Xayaburi, trong khi chưa nhận được sự đồng thuận của MRC.”-Tổng giám đốc của WWF Quốc tế - ông Jim Leape phát biểu: “Thật khó mà tưởng tượng rằng dòng Mekong có thể được khai thác một cách bền vững nếu như MRC không hoạt động hiệu quả, và không có khả năng đảm bảo các quyết định chung đưa ra về phát triển đập có lợi cho tất cả các bên.”
Ngày 30 tháng 9 năm 2013, chính phủ Lào thông báo với MRC – Uỷ ban liên chính phủ bao gồm đại điện của bốn nước hạ nguồn sông Mekong – về quyết định của mình đối với việc tiến hành phát triển dự án đập thuỷ điện Don Sahong tại khu vực Siphandone, Nam Lào. Don Sahong sẽ chặn đường di cư duy nhất của cá trong mùa khô trên sông Mekong, gây rủi ro cho nghề thuỷ sản đất liền lớn nhất thế giới.
Dự kiến dự án xây dựng sẽ bắt đầu vào tháng sau và hoàn thành vào tháng Hai năm 2018. Theo thoả thuận của MRC, tất cả các con đập xây trên dòng chảy chính của sông Mekong, bao gồm dập Don Sahong và Xayaburi, đều phải thông qua quy trình tham vấn của MRC. Quy trình này sẽ yêu cầu ít nhất 6 tháng tham vấn với các quốc gia khác để đánh giá các dự án phát triển, với mục tiêu đạt được sự đồng thuận về việc có nên tiến hành dự án đó hay không.
Năm 2011, các Bộ trưởng phụ trách Môi trường và Nguồn nước của bốn quốc gia hạ nguồn sông Mekong đã đồng ý hoãn ra quyết định về việc có nên tiến hành xây dựng đập Xayaburi trị giá 3.5 tỉ USD nhằm nghiên cứu kỹ hơn những tác động môi trường dự án đập gây ra. Tuy nhiên,chính phủ Lào đã quyết định tiếp tục tiến hành xây dựng trong khi chưa có sự đồng thuận của các quốc gia láng giềng và cũng không thông báo cho MRC.
“Đập Xayaburi là một thử nghiệm nguy hiểm”-Tiến sĩ Jian-hua Meng, Chuyên gia về Thuỷ điện Bền vững của WWF cho biết: “Rủi ro đối với ngành thuỷ sản, sự di cư của cá và tác động từ hiệu ứng trầm tích là rất lớn. Hiện đang có 11 dự án đập đề xuất xây dựng trên dòng chảy chính của Mekong, và khu vực sẽ không thể gánh nổi hậu quả chỉ cần một dự án mắc sai lầm.”
WWF kêu gọi các quốc gia hạ nguồn sông Mekong xem xét các dự án thuỷ điện trên một số nhánh phụ của sông Mekong. Các dự án này sẽ dễ đánh giá hơn, được coi là ít rủi ro và tác động hơn.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
-
Tua bin điện gió ảnh hưởng gì đến cây trồng, vật nuôi?
-
Chưa nghiệm thu, hai nhà máy điện gió vẫn được cấp phép vận hành thương mại
-
Chuyển đổi năng lượng sạch, tiến tới mục tiêu phát thải ròng bằng 0
-
Đánh giá tác động của các dự án điện gió
-
Báo cáo Triển vọng Năng lượng Việt Nam đề xuất kịch bản phát triển để Việt Nam đạt mức phát thải ròng bằng không vào năm 2050
-
Phiên họp đầu tiên của Nhóm Công tác kỹ thuật về Thị trường năng lượng trong giai đoạn mới
-
Nhiều nhà đầu tư điện gió lo phá sản
-
Chuyển dịch năng lượng Việt Nam - cơ hội và thách thức
Bài viết mới:
- Cây Gạo huyền thoại thôn Tân Mỹ được vinh danh là Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Ruối khổng lồ của tỉnh Hải Dương được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Những cây cổ thụ quý hiếm của tỉnh Yên Bái được công nhận Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Đa Đình Giải: biểu tượng xanh trường tồn nhận danh hiệu Cây Di sản Việt Nam (14/02/2025)
- Cây Di sản đầu tiên được công nhận đầu Xuân Ất Tỵ (05/02/2025)
- Lễ chào cờ mừng Đảng, mừng xuân Ất Tỵ trên đảo tiền tiêu Nhơn Châu-Bình Định (05/02/2025)
- Tết ấm yêu thương với bà con người mù nghèo (23/01/2025)
- Đông ấm 2024 - Dấu Chàm yêu thương (20/01/2025)
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Thêm 15 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam (19/01/2025)

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.

Cây Ruối khổng lồ của tỉnh Hải Dương được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Cây Ruối hơn 300 năm, có chu vi thân hơn 3 mét, cao 7 mét trong khuôn viên đình chùa thôn Hảo Quan, xã Đồng Lạc, (thuộc huyện Nam Sách – Hải Dương) được cộng đồng địa phương tổ chức đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam vào chiều 16/2/2025.
.jpg)