Tài nguyên - Thiên nhiên » Năng lượng
Làm thủy điện... mì ăn liền
(20:56:53 PM 01/11/2013)Chiều 1-11, Quốc hội (QH) thảo luận ở tổ về quy hoạch tổng thể thủy điện. Hầu hết ý kiến đều bày tỏ lo ngại đối với phong trào xây dựng thủy điện ở nhiều địa phương, dẫn đến những hệ lụy rất lớn cho hiện tại và thế hệ mai sau.
Lấy gỗ là chính
“Mổ xẻ” mặt trái của thủy điện, đại biểu (ĐB) Nguyễn Văn Minh (TP HCM) nói thẳng: “Làm thủy điện theo kiểu phong trào, không có quy hoạch. Những con số trong báo cáo của Bộ Công Thương quá nhiều điều khiến chúng ta giật mình”.
Cùng quan điểm, ĐB Nguyễn Phước Lộc (TP HCM) cho rằng việc “nở rộ” phong trào làm thủy điện nhằm tận thu rừng, khai thác khoáng sản... nhưng báo cáo không nhắc đến và không làm rõ việc xử lý cá nhân, tổ chức sai phạm.
Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng bày tỏ lo lắng khi 65% công trình thủy điện chưa có phương án PCLB. “Thủy điện Sông Tranh 2 đến giờ này cũng chưa ai khẳng định đã an toàn. Chính phủ mà trực tiếp là Bộ Công Thương… phải rà soát lại toàn bộ để người dân yên tâm” - Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh.
ĐB Dương Trung Quốc thì khẳng định thủy điện là “bài toán âm”, phần lớn làm theo kiểu “mì ăn liền”, chưa kể lấy gỗ là chính. “Thủy điện lớn nhỏ như cả ngàn quả bom. Nếu không chấn chỉnh thì chúng ta sẽ có tội với con cháu” - ông Quốc lo ngại.
Lãng phí khổng lồ
Bình luận về báo cáo của Chính phủ, ĐB Dương Trung Quốc đặt vấn đề: “Chính phủ siết chặt lại thủy điện là một thành tích chăng? Đây là sự lãng phí vô cùng lớn. Doanh nghiệp được cấp phép, đầu tư rồi thắt lại thì lãng phí đó như thế nào?”.
Phó trưởng Đoàn ĐBQH TP HCM Trần Du Lịch cũng băn khoăn việc nhà đầu tư bỏ tiền làm thủy điện nhưng nay loại ra thì trách nhiệm cá nhân, tập thể lập quy hoạch ra sao. “815 dự án còn lại là chốt rồi hay sẽ tiếp tục rà soát thì phải làm rõ để doanh nghiệp biết đường. Phải chăng chỗ bị loại ra là chưa có ai xí phần? Đây chính là lỗ hổng pháp lý” - ông Lịch nêu vấn đề.
Với cách nhìn cẩn trọng, ĐB Nguyễn Văn Minh lo ngại những thủy điện bị loại bỏ nhưng chủ đầu tư đã kịp phá rừng. Vì vậy, Chính phủ phải có báo cáo đầy đủ. “Làm thủy điện đa số là nhắm vào khai thác rừng, nay “thổi còi” thì họ cũng đã kịp lấy hết gỗ rồi”- ông Minh nói.
Ghi nhận đời sống đồng bào dân tộc miền núi sau di cư nhường đất cho thủy điện còn rất khó khăn, Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng yêu cầu phải rà soát lại các công trình thủy điện để xem đã lo cho dân nghiêm túc chưa. Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của QH và các địa phương phải tiếp tục giám sát chặt chẽ việc này. “Từ nay đến hết năm, Chính phủ phải tiếp tục báo cáo QH về việc rà soát các công trình thủy điện, tình hình an toàn hồ đập, công tác di dân tái định cư...” - Chủ tịch QH nhấn mạnh.
Cần chấm dứt cấp phép thủy điện nhỏ
Là một trong những người đi đầu trong việc phản đối 2 dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A, Phó trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai, ông Trương Văn Vở, nói: “Tôi đề nghị đánh giá rõ và giao nhiệm vụ cho bộ, ngành liên quan đối với các dự án chuyển mục đích sử dụng rừng sang làm thủy điện giai đoạn 2006-2012 đã “ăn” hàng chục ngàn hecta rừng nhưng trồng thay thế chưa đầy 1.000 ha”.
ĐB Võ Thị Dung (TP HCM) cho rằng vấn đề thủy điện đã “nóng” từ khóa XII nhưng đến kỳ họp thứ 6 của khóa XIII mới có báo cáo của Chính phủ. “Để tràn lan thủy điện thì trách nhiệm ở đâu, địa phương hay Chính phủ?” - bà Dung đặt vấn đề. ĐB Lê Trọng Sang (TP HCM) đề nghị kỳ họp này QH chưa thông qua nghị quyết về thủy điện vì còn nhiều vấn đề Chính phủ phải làm rõ như di dân tái định cư, môi trường, xã hội…
Nhiều ĐB cũng đề xuất chấm dứt việc cấp phép thủy điện nhỏ vì đa số loại này do tư nhân làm nên bỏ qua yếu tố lợi ích xã hội.
Còn sức khỏe thì còn làm công chứng
Chiều cùng ngày, QH đã thảo luận về dự án Luật Công chứng (sửa đổi).
ĐB Đỗ Văn Đương (TP HCM) cho rằng dự luật quy định công chứng viên chỉ được hành nghề đến năm 65 tuổi là không hợp lý vì đây là lĩnh vực xã hội hóa nên nếu ai còn sức khỏe thì vẫn có thể làm.
ĐB Lê Trọng Sang đề nghị Luật Công chứng (sửa đổi) cần mở rộng phạm vi điều chỉnh như việc chứng thực chữ ký, chứng thực bản sao tạo thuận lợi cho người dân và giảm áp lực cho cơ quan công quyền.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
- Tua bin điện gió ảnh hưởng gì đến cây trồng, vật nuôi?
- Chưa nghiệm thu, hai nhà máy điện gió vẫn được cấp phép vận hành thương mại
- Chuyển đổi năng lượng sạch, tiến tới mục tiêu phát thải ròng bằng 0
- Đánh giá tác động của các dự án điện gió
- Báo cáo Triển vọng Năng lượng Việt Nam đề xuất kịch bản phát triển để Việt Nam đạt mức phát thải ròng bằng không vào năm 2050
- Phiên họp đầu tiên của Nhóm Công tác kỹ thuật về Thị trường năng lượng trong giai đoạn mới
- Nhiều nhà đầu tư điện gió lo phá sản
- Chuyển dịch năng lượng Việt Nam - cơ hội và thách thức
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.
Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.
Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng
(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.