Tài nguyên - Thiên nhiên » Năng lượng
20.000 ha rừng bị thủy điện “ngốn”
(08:52:17 AM 01/11/2012)
Cuối năm 2010, khi thủy điện Đồng Nai 3 tích nước, hàng chục căn nhà của người dân xã Đắc PLao,
huyện Đắc G’Long, tỉnh Đắc Nông bị chìm trong nước. Ảnh: CAO NGUYÊN
Bộ NN-PTNT vừa báo cáo Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về việc chuyển mục đích sử dụng rừng sang xây dựng thủy điện từ năm 2006-2012.
Phá nhiều trồng ít
Theo Bộ NN-PTNT, hơn 6 năm qua, đã có 19.792 ha rừng tại 29 tỉnh, thành bị chuyển đổi mục đích sử dụng để xây dựng 160 dự án thủy điện. Trong số này có đến 3.060 ha rừng phòng hộ, 4.411 ha rừng đặc dụng phải nhường đất cho thủy điện. Rừng tại khu vực Tây Nguyên bị thủy điện “ngốn” nhiều nhất, với 8.162 ha, tiếp theo là vùng Bắc Trung Bộ với 4.532 ha.
Riêng tỉnh Đắk Nông có 8 dự án, diện tích rừng bị chuyển đổi lên đến 3.300 ha, trong đó có đến 2.600 ha rừng đặc dụng nhưng diện tích rừng trồng bù bằng… 0, dù Nghị định 23/2006/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, đã quy định rõ chủ đầu tư phải trồng lại rừng. Không chỉ riêng Đắk Nông, Bộ NN-PTNT nhận định tình trạng không trồng bù lại rừng đã tồn tại nhiều năm nhưng vẫn chưa được các địa phương lưu ý chấn chỉnh. Tính đến tháng 10-2012 mới chỉ có 8 trong số 29 tỉnh, thành thực hiện việc trồng bù rừng với diện tích 735 ha, bằng 3,7% diện tích rừng đã chuyển đổi.
Bộ NN-PTNT nhận định: Phần diện tích rừng bị chuyển đổi trên thực tế có thể lớn hơn con số 19.792 ha vì khi xây dựng thủy điện sẽ kèm theo nhu cầu về đất tái định cư, đất sản xuất của người dân… số liệu này đến nay chưa được các địa phương thống kê. Bên cạnh đó, công tác cắm mốc giới, xác định hành lang bảo vệ lòng hồ, bảo vệ đập thực hiện chậm dẫn đến vùng lòng hồ, hành lang thoát lũ bị lấn chiếm, rừng bị tàn phá không kiểm soát được.
Hậu quả gây ra cho cộng đồng không nhỏ
Các thủy điện tuy góp phần giải quyết an ninh năng lượng nhưng hậu quả gây ra cho cộng đồng không nhỏ. Người dân và cộng đồng nơi bị ngập phải di dời, đời sống rất khó khăn. Do hầu hết các thủy điện được xây dựng ở vùng núi cao, khu đầu nguồn nên việc chuyển đổi rừng tự nhiên đã làm thay đổi dòng chảy, gây ra tình trạng lũ lụt, sạt lở đất đá và ảnh hưởng đến hệ sinh thái trong khu vực. Chưa kể, nhiều dự án thủy điện không có trong quy hoạch, thường được địa phương bổ sung khiến quy hoạch ngành lâm nghiệp phải điều chỉnh theo.
Trước tình hình đó, Bộ NN-PTNT đã kiến nghị Thủ tướng hạn chế ở mức thấp nhất việc chuyển mục đích sử dụng rừng tự nhiên để xây dựng thủy điện. Đối với các dự án phải chuyển đổi mục đích sử dụng rừng, khi phê duyệt dự án đầu tư phải đồng thời phê duyệt phương án trồng rừng thay thế. Mọi trường hợp không có phương án trồng rừng thay thế được duyệt thì kiên quyết không được khởi công đầu tư.
Đồng thời, Bộ NN-PTNT cũng kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo các tỉnh, TP bố trí đất để các dự án trồng lại rừng. Trường hợp địa phương không có đất phải yêu cầu chủ đầu tư nộp tiền vào Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng của Trung ương để bộ bố trí trồng rừng ở tỉnh khác. Các trường hợp chủ đầu tư không trồng lại rừng cần phải xử lý nghiêm.
Tiếp tục đề nghị dừng 2 dự án thủy điện kỳ lạ
Sau khi Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai đặt vấn đề cơ sở pháp lý xây dựng 2 dự án thủy điện Đồng Nai 6, 6A tại phiên thảo luận của Quốc hội ngày 30- 10, ngay trong ngày 31-10, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Đinh Quốc Thái tiếp tục ký văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ đề nghị Thủ tướng quyết định không đầu tư 2 dự án thủy điện Đồng Nai 6, 6A.
Tỉnh Đồng Nai đã phân tích và chỉ ra 6 tác động lớn nhìn thấy rõ khi 2 dự án thủy điện này xây dựng, vận hành: tác động đến hệ sinh thái lưu vực sông Đồng Nai và Vườn Quốc gia (VQG) Cát Tiên cũng như Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Đồng Nai; ảnh hưởng đến việc xem xét, công nhận VQG Cát Tiên là Khu Di sản thiên nhiên thế giới và vấn đề bảo vệ Khu Dự trữ sinh quyển thế giới theo Công ước Quốc tế năm 1972, vấn đề bảo vệ Di tích quốc gia đặc biệt theo Luật Di sản văn hóa; tác động đến chế độ thủy văn và chất lượng nước sông Đồng Nai; gây ngập úng vào mùa mưa và thiếu nước mùa khô ở hạ du; tác động đến sinh kế người dân và sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, văn hóa cộng đồng dân cư bản địa.
Cũng theo UBND tỉnh Đồng Nai, trước đây Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã chỉ đạo: Trường hợp diện tích rừng và đất cần cho dự án có thể chuyển mục đích sử dụng mà ảnh hưởng tới tiêu chí, mục đích và nội dung xác lập VQG Cát Tiên và khu rừng phòng hộ Nam Cát Tiên thì dừng xây dựng dự án. Hiện nay, việc công nhận Di sản thiên nhiên thế giới của VQG Cát Tiên đang trong giai đoạn thẩm định quan trọng. Chính vì vậy, lãnh đạo tỉnh Đồng Nai khẳng định dù cho việc triển khai 2 dự án có thể góp phần tăng nguồn điện quốc gia nhưng sẽ đánh đổi bằng nhiều thiệt hại chưa thể lường hết được. T.Dũng |
Ý kiến bạn đọc về: 20.000 ha rừng bị thủy điện “ngốn”
-
tap pi lu (17:34:14 PM 05/12/2012)thuỷ điện phá rừng
chặt gỗ nhỏ lẻ là lâm tặc, huỷ hoại rừng trên diện rộng thì lại được hợp pháp hoá. Hãy bảo vệ thiên nhiên theo đúng nghĩa về mọi khía cạnh.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
- Tua bin điện gió ảnh hưởng gì đến cây trồng, vật nuôi?
- Chưa nghiệm thu, hai nhà máy điện gió vẫn được cấp phép vận hành thương mại
- Chuyển đổi năng lượng sạch, tiến tới mục tiêu phát thải ròng bằng 0
- Đánh giá tác động của các dự án điện gió
- Báo cáo Triển vọng Năng lượng Việt Nam đề xuất kịch bản phát triển để Việt Nam đạt mức phát thải ròng bằng không vào năm 2050
- Phiên họp đầu tiên của Nhóm Công tác kỹ thuật về Thị trường năng lượng trong giai đoạn mới
- Nhiều nhà đầu tư điện gió lo phá sản
- Chuyển dịch năng lượng Việt Nam - cơ hội và thách thức
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.
Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.
Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng
(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.