Môi trường
Xưởng mạ kẽm “đầu độc“ khu dân cư
(09:08:29 AM 03/08/2013)
Các xưởng mạ xả trực tiếp nước thải ra môi trường không qua hệ thống xử lý
Người dân kêu cứu
Theo phản ánh của những người sống gần 13 xưởng mạ kẽm thì các xưởng mạ kẽm này xả nước thải trực tiếp ra môi trường không qua hệ thống xử lý. Mùi axit, hôi tanh rất khó chịu, những ngày mưa thì đường ngõ ngập nước, đặc sịt, đen ngòm và rất nhớt.
Bà Đỗ Thị Thân, 76 tuổi người sống sát 13 xưởng mạ khu Quán Tây, bức xúc nói “ Họ mạ các loại kim loại nhưng chủ yếu là khung cửa, bản lề, và sản xuất các loại sàng máy, bu lông, ốc vít… Nhà tôi lúc nào cũng đóng kín cửa nhưng vẫn không tránh được mùi nôn nao khó chịu và tiếng ồn.
Thế hệ chúng tôi đã già rồi chết đi cũng được, nhưng còn các cháu nhỏ và thế hệ sau này không biết chúng có thể sống trong cảnh môi trường bị ô nhiễm như thế này không?”.
Mục sở thị khu Quán Tây, phóng viên thấy những xưởng mạ kẽm được xây dựng 2 tầng với bê tông, sắt thép rất kiên cố và nằm ngay sát khu dân cư sinh sống. Nước thải của các xưởng mạ được thải qua một con mương rộng khoảng 1m rồi đổ ra bãi đất hoang gần đó, nước thải đen ngòm có váng, mùi hôi rất khó chịu.
Chỉ tay ra khu đất rộng 4heta, hoang hóa, cỏ mọc um tùm, ông Nguyễn Thế Nghi, cụm trưởng cụm dân cư số 10 nói “Trước đây khu đất này người dân trồng lúa, hoa mau rất thuận lợi, nhưng sau một thời gian các xưởng mạ kẽm đi vào hoạt động thì không canh tác được gì nữa. Bây giờ mà lội xuống đó thì ngứa không chịu nổi”.
Cũng theo ông Nghi, từ năm 2010 đến nay cụm 10 đã có 8 người chết vì ung thư như: ung thư phổi, gan, dạ dày, ruột… và hiện nay có khoảng 7 người đi khám có dấu hiệu của căn bệnh ung thư. Trẻ nhỏ ở đây hay bị mắc những bệnh ngoài da, hô hấp và tiêu hóa.
13 xưởng mạ kẽm nằm sát ngay khu dân cư sinh sống.
Chúng tôi tiếp tục đi vào 2 xưởng nằm trong khu dân cư, nơi mà người dân phản ánh nhiều nhất. Đập vào mắt chúng tôi là những ống xả nước thải của 2 xưởng mạ kẽm này được thải trực tiếp ra cống rãnh thoát nước của xóm, nước thải có nhiều cặn đen của kim loại, mùi axit, hóa chất rất khó chịu.
Được biết, trong Kết luận 62 của UBND huyện Phúc Thọ nêu rõ “Ngày 30/8/2009, UBND xã tiến hành giao đất cho 13 hộ dân ( không thiết lập biên bản giao đất) khi chưa được UBND huyện phê duyệt quy hoạch. Các hộ xây dựng nhà xưởng đều có hành vi vi phạm như: Vi phạm Luật đê điều, vi phạm trật tự xây dựng, không có giấy phép xử lý môi trường và cam kết môi trường”. Như vậy việc UBND xã Liên Hiệp giao đất cho 13 hộ dân khi chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt và không đúng thẩm quyền là vi phạm pháp luật về đất đai.
UBND huyện Phúc Thọ đã yêu cầu UBND xã Liên Hiệp giải quyết, nhưng trên thực tế hiện nay nhiều xưởng mạ kẽm vẫn nghênh ngang hoạt động. Ông Nghi cho biết:“ Cụm 10, có khoảng 1000 người dân nhưng đa số người dân vẫn dùng nước giếng khoan, nên nước thải của các xưởng mạ ngấm xuống lòng đất làm nguồn nước sinh hoạt bị ô nhiễm rất nặng. Mùa mưa nếu không có cách xử lý thì chịu rất nhiều ảnh hưởng, nếu tình trạng ô nhiễm môi trường như hiện nay không sớm được khắc phục thì nguy cơ bệnh tật rất dễ sẽ xẩy ra.
Chúng tôi đã gửi rất nhiều đơn thư lên UBND xã, UBND huyện Phúc Thọ kiến nghị giải quyết nhưng cách giải quyết của huyện chỉ dừng lại ở tạm thời đình chỉ hoạt động của các xưởng mạ, nhưng thực tế các xưởng mạ vẫn hoạt động. Rất mong các cơ quan chức năng sớm đưa ra hướng giải quyết dứt điểm để cuốc sống của chúng tôi được đảm bảo”.
Nóng vội… dẫn đến sai phạm
Để tìm hiểu rõ sự việc và hướng giải quyết chúng tôi tìm đến gặp lãnh đạo chính quyền địa phương xã Liên Hiệp. Trao đổi về vấn đề này, ông Đỗ Hồi Phó chủ tịch xã Liên Hiệp thẳng thắn thừa nhận về kết luận 62 của UBND huyện Phúc Thọ là đúng, việc lãnh đạo xã nhiệm kỳ trước tự ý tiến hành giao đất cho các hộ dân là sai, do có phần nóng vội không làm theo trình tự của pháp luật nên dẫn đến sai phạm.
Ông Hồi cho biết, vừa qua thanh tra Thành Phố Hà Nội đã vào cuộc điểu tra để làm rõ sự việc, thanh tra môi trường, cảnh sát môi trường thành phố đã lấy mẫu nước khu xưởng mạ, nước đầu nguồn xưởng mạ thải ra, mẫu nước trong khu dân cư và có quyết định xử phạt hành chính những xưởng mạ.
Lý giải về mấy xưởng mạ kẽm vẫn hoạt động ông Hồi nói: Vì các hộ sản xuất đã nhận đơn hàng của khách nên vẫn phải sản xuất, chính quyền địa phương chúng tôi thường xuyên xuống kiểm tra lập biên bản, đình chỉ nhưng ra về các xưởng mạ lại hoạt động lén lút nên rất khó xử lý.
Ông Đặng Văn Nghĩa, Trưởng phòng Tài nguyên môi trường huyện Phúc Thọ, cho biết: “ Việc làm của UBND xã Liên Hiệp là hoàn toàn sai. Sở tài nguyên môi trường và thanh tra Thành Phố Hà Nội đã về làm việc nhưng chưa có kết luận nên chúng tôi không thể làm gì. Ông Nghĩa kiến quyết khẳng định thời gian tới khi có kết luận của Thành Phố, Thành Phố chỉ đạo như thế nào chúng tôi sẽ làm như thế”.
Được biết, từ ngày thanh tra thành phố Hà Nội về làm việc đến nay đã qua 60 ngày nhưng vẫn chưa có kết quả. Trong khi đó UBND xã Liên Hiệp và UBND huyện Phúc Thọ đang đợi kết luận của thanh tra thành phố, thì hàng nghìn người dân cụm 10 xã Liên Hiệp vẫn hàng ngày phải sống trong cảnh ô nhiễm môi trường khiến họ vô cùng hoang mang lo lắng và các xưởng mạ vẫn ngang nhiên hoạt động.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới và Tháng hành động vì môi trường năm 2023.
- Nhiều hoạt động hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học 2023
- Trường Sa đang được xây dựng ra sao?
- Gỡ khó chính sách, tạo hành lang pháp lý thông hành cho doanh nghiệp
- 10 sự kiện môi trường nổi bật trong nước năm 2020
- 10 sự kiện môi trường nổi bật trong nước năm 2019
- Bộ Công Thương sẽ đề xuất mở rộng khai thác bauxite ở Tây Nguyên
- 10 sự kiện môi trường nổi bật trong nước năm 2018
- Vì Môi trường xanh quốc gia 2018
Bài viết mới:
- Hòa Bình:Công nhận Cây Di sản vào Ngày hội Văn hóa, thể thao và du lịch các xã vùng cao huyện Tân Lạc (25/11/2024)
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh
- Chủ tịch tỉnh Bình Định chỉ đạo điều tra vụ chặt phá gần 6ha rừng tự nhiên
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành”
- Cuốn sách “Tài nguyên thiên nhiên và chuyển đổi xanh” sẽ được hoàn thiện vào cuối năm
- Cây Thị tại đền - chùa Thái, thành phố Hải Phòng được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành”
- Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam
- Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam trao đổi về quản lý chất thải điện tử trong chương trình “trái đất xanh” của VTV1
- Chủ tịch tỉnh Bình Định chỉ đạo điều tra vụ chặt phá gần 6ha rừng tự nhiên
- Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh
- Cây Thị tại đền - chùa Thái, thành phố Hải Phòng được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
- Cuốn sách “Tài nguyên thiên nhiên và chuyển đổi xanh” sẽ được hoàn thiện vào cuối năm
- Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam trao đổi về quản lý chất thải điện tử trong chương trình “trái đất xanh” của VTV1
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành”
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành”
- Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam
Chất lượng không khí tại Long Xuyên (An Giang) ở mức rất có hại cho sức khỏe
(Tin Môi Trường) - Sáng 12/8, theo ứng dụng PAM Air (mạng lưới quan trắc môi trường không khí độc lập đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam, phủ rộng tại 63 tỉnh, thành phố; do Công ty Cổ phần Tư vấn và tích hợp công nghệ D&L quản lý), điểm đo tại Thư viện tỉnh An Giang, thành phố Long Xuyên có chất lượng không khí ở mức 270, rất có hại cho sức khỏe, ảnh hưởng tới sức khỏe tất cả người dân trong khu vực.
Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt
(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.
Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam
(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.
Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.