Môi trường
Xử lý ô nhiễm làng nghề tại Hà Nội – Cần biện pháp triệt để
(09:38:08 AM 13/09/2011)>>Đô thị hóa - Thách thức môi trường
>>Rác thải Việt Nam – Tiềm năng bỏ ngỏ
Ảnh minh họa từ Internet
Hiện tại, trên địa bàn TP Hà Nội có 1.350 làng có nghề (chiếm gần 59% tổng số làng trên địa bàn), 272 làng nghề được UBND TP cấp bằng công nhận làng nghề, trong đó có 198 làng nghề truyền thống. Bên cạnh những mặt tích cực và đóng góp cho sự phát triển nói chung về kinh tế của các làng nghề, tuy nhiên sự phát triển hoạt động sản xuất tại các làng nghề này đã gây ô nhiễm và làm suy thoái môi trường tác động trực tiếp đến sức khỏe người dân đô thị.
Kết quả quan trắc môi trường không khí tại một số làng nghề của Trung tâm Kỹ thuật Môi trường Đô thị và Khu công nghiệp vừa qua cho thấy: hầu hết các làng nghề đều có hàm lượng bụi vượt tiêu chuẩn cho phép; nồng độ khí SO2 tại các làng nghề mây tre giang và chế biến nông sản thực phẩm rất cao.
Hiện trạng ô nhiễm môi trường ngày càng tăng theo từng năm. Năm 2009, có 9/23 làng nghề có từ 1-4 chỉ tiêu quan trắc nồng độ khí thải gây ô nhiễm vượt chỉ tiêu chuẩn cho phép từ 1,1 lần đến 3,1 lần. Năm 2010, có 45/46 làng nghề có ít nhất 1 chỉ tiêu quan trắc chất lượng không khí vượt chuẩn cho phép từ 1,1 lần đến 4,3 lần. Đặc biệt các làng nghề chế biến nông sản thực phẩm như bún, miến, đậu phụ... có chỉ tiêu hữu cơ quan trắc chất lượng nước thải vượt chuẩn cho phép cao nhất từ 10-14 lần.
Không khí ô nhiễm do các chất hữu cơ trong nước thải, chất thải rắn phân huỷ tạo nên các chất khí SO2, NO2, H2S, CH2 cùng các mùi hôi thối khó chịu... Nước mặt ở các làng nghề dệt nhuộm cũng bị ô nhiễm nặng. Tại các làng nghề sản xuất vật liệu xây dựng, môi trường xung quanh khu vực sản xuất có hàm lượng bụi đều vượt TCVN từ 3-8 lần, hàm lượng SO2 có nơi vượt đến 6,5 lần.
Hầu hết các loại nước thải từ những làng nghề đều không qua xử lý mà xả thải thẳng ra môi trường. Hàm lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sản xuất của các làng nghề đều rất cao. Đặc biệt, các loại CDO, BOD5, SS... vượt TCVN hàng chục lần. Riêng nước thải từ khâu lọc tách bã và bột đen của quá trình sản xuất tinh bột từ sắn và dong riềng có độ PH thấp, còn độ ô nhiễm về BOD5, COD vượt TCVN mức B tới 200 lần...
Theo báo cáo nghiên cứu môi trường làng nghề Việt Nam của Bộ Tài nguyên – Môi trường, tỉ lệ người ở trong các vùng làng nghề mắc bệnh có xu hướng tăng cao. Các bệnh về hô hấp, tai mũi họng và bệnh ngoài da cũng rất phổ biến ở các làng nghề. Ở làng nghề tái chế kim loại, người dân phổ biến mắc các bệnh về đường hô hấp, bụi phổi và bệnh về thần kinh. Làng nghề tái chế giấy, tỉ lệ người mắc chứng bệnh hô hấp, bệnh ngoài da, đường ruột có xu hướng tăng cao... Tuổi thọ trung bình của người dân tại các làng nghề ngày càng giảm đi, hiện đã thấp hơn 10 năm so với tuổi thọ trung bình toàn quốc và so với làng không làm nghề, tuổi thọ này cũng thấp hơn từ 5 - 10 năm.
Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường làng nghề nêu trên chủ yếu do ý thức của người dân nơi đây chưa hiểu rõ mức độ nguy hiểm ô nhiễm môi trường từ chính họ gây ra. Do ít đất, các hộ trong làng nghề đều tận dụng diện tích đất ở để làm cơ sở sản xuất, quy mô sản xuất nhỏ, tự phát, trình độ công nghệ phần lớn kém, chưa được đầu tư thỏa đáng.
Nguyên nhân không kém phần quan trọng của tình trạng ô nhiễm làng nghề chính là thiếu nguồn kinh phí. Nguồn vốn đầu tư cho việc xử lý môi trường tại các làng nghề rất hạn chế. Đa phần các hộ sản xuất trong làng nghề không có kinh phí đầu tư cho hệ thống hạ tầng xử lý chất thải của làng nghề. Hơn nữa, nhiều hộ gia đình trong làng nghề tạo công ăn việc làm cho đối tượng chính sách xã hội như người tàn tật, người không nơi nương tựa… nên đôi khi gây khó khăn cho nhà quản lý.
Một nguyên nhân quan trọng khác là tại các nơi này chưa có chế tài bắt buộc của các cơ quan quản lý nhà nước nên các cơ sở sản xuất hầu như không quan tâm hoặc “phớt lờ” công tác này. Mặc khác, thiếu các văn bản quy phạm pháp luật về BVMT làng nghề, mặc dầu trong điều 38 của BVMT năm 2005 có đề cập nhưng chưa có văn bản hướng dẫn chi tiết, thi hành cụ thể.
Nhằm giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường làng nghề, được biết UBND Thành phố Hà Nội cũng tiến hành xây dựng quy định chính sách hỗ trợ phát triển nghề và làng nghề trên địa bàn thành phố và quy định quản lý môi trường làng nghề. Thành phố đang tập trung quy hoạch tổng thể phát triển các khu, cụm công nghiệp thành phố Hà Nội làm cơ sở cho việc di chuyển các cơ sở gây ô nhiễm trong làng nghề tới các cụm công nghiệp tập trung.
Tuy nhiên, bên cạnh đó, các giải pháp đồng bộ khác cũng được triển khai theo kế hoạch bao gồm tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức cho người dân về BVMT tại các làng nghề; xây dựng và hoàn chỉnh các cơ chế, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật về BVMT làng nghề; tăng cường kiểm soát ô nhiễm, xử lý nghiêm minh những hộ kinh doanh vi phạm pháp luật tại các làng nghề; huy động nguồn lực đầu tư cho BVMT; tăng cường chất lượng cán bộ làm công tác quản lý môi trường … nhằm tạo ra một môi trường trong sạch và an toàn hơn cho cư dân thành phố.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Trà Vinh tích cực cải thiện chỉ số xanh cấp tỉnh
- Hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới và Tháng hành động vì môi trường năm 2023.
- Nhiều hoạt động hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học 2023
- Trường Sa đang được xây dựng ra sao?
- Gỡ khó chính sách, tạo hành lang pháp lý thông hành cho doanh nghiệp
- 10 sự kiện môi trường nổi bật trong nước năm 2020
- 10 sự kiện môi trường nổi bật trong nước năm 2019
- Bộ Công Thương sẽ đề xuất mở rộng khai thác bauxite ở Tây Nguyên
- 10 sự kiện môi trường nổi bật trong nước năm 2018
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải (06/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành”
- Đồng Xoài treo thưởng cho người tìm ra thủ phạm phát tán mùi hôi trong không khí
- Trà Vinh tích cực cải thiện chỉ số xanh cấp tỉnh
- Diễn đàn về quản lý Khu dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang
- Hội nghị Ban Chấp hành VACNE 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội
- Thanh tra công tác quản lý khai thác, kinh doanh đất hiếm và quặng bô xít
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành”
- Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam
- Hội nghị Ban Chấp hành VACNE 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội
- Thanh tra công tác quản lý khai thác, kinh doanh đất hiếm và quặng bô xít
- Đồng Xoài treo thưởng cho người tìm ra thủ phạm phát tán mùi hôi trong không khí
- Diễn đàn về quản lý Khu dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang
- Trà Vinh tích cực cải thiện chỉ số xanh cấp tỉnh
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải
Đồng Xoài treo thưởng cho người tìm ra thủ phạm phát tán mùi hôi trong không khí
(Tin Môi Trường) - Thành phố Đồng Xoài treo thưởng tiền cho người nào tìm, cung cấp thông tin xác định thủ phạm gây ra mùi hôi thời gian qua.
Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt
(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.
Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam
(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.
Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.