Môi trường
Xây bãi rác gần trường học
(08:11:29 AM 12/08/2013)
Công trình bãi xử lý rác (XLR) huyện Thới Lai (TP Cần Thơ) được xây dựng tại ấp Trường Thọ (xã Trường Xuân), dự kiến hoàn thành cuối năm 2013. Tuy nhiên, hàng chục hộ dân tại đây phản đối vì nếu bãi rác này hình thành sẽ ảnh hưởng đến nguồn nước sinh hoạt, đặc biệt là sức khỏe của người dân.
Không tham khảo ý kiến dân
Năm 2009, UBND huyện Thới Lai ban hành quyết định phê duyệt quy hoạch vị trí xây dựng bãi XLR với quy mô khoảng 2 ha. Theo ông Phan Nguyễn Bảo Khánh, Phó Giám đốc Ban Quản lý dự án và Đầu tư xây dựng huyện Thới Lai, hiện đã giải phóng xong mặt bằng. Khi hoàn thành, đây cũng là nơi tiếp nhận rác trong TP đổ về.
Bức xúc lớn nhất của người dân ấp Trường Thọ chính là việc chính quyền địa phương đã phớt lờ, không tổ chức lấy ý kiến người dân khi phê duyệt vị trí xây dựng bãi rác. Thực tế, người dân chỉ biết chuyện khi mới đây, chủ đầu tư công trình cho công nhân đem thùng phuy và cừ tràm lấp kênh làm cống và đường dẫn vào bãi rác. Anh Phan Thế Vinh (ngụ ấp Trường Thọ) bức xúc: “Ngày 30-7, khi phát hiện chủ công trình tập kết vật liệu xây cống ngang kênh 419 để bắc qua chỗ sẽ làm bãi rác, tôi và nhiều người dân ngăn lại. Chưa hết khốn khổ với cống hộp cũ trước đó, nay hàng chục hộ tiếp tục chết đứng vì không thể đưa máy gặt vô đồng ruộng khi vào mùa thu hoạch”.
Bị người dân ngăn cản không cho thi công cống, công nhân đã bỏ lại vật liệu ngổn ngang
Ông Trần Văn Nam, ngụ cùng ấp, lo lắng không kém: “Xung quanh bãi rác sắp xây là đồng ruộng. Nếu bãi rác hình thành, môi trường sống ở khu vực này sẽ ô nhiễm. Lo nhất là nguồn nước phục vụ tưới tiêu và sinh hoạt”. Theo quan sát của chúng tôi, vị trí xây dựng bãi XLR chỉ cách cơ sở sản xuất nước lọc tinh khiết, trung tâm thương mại, trường THCS, Trạm Y tế xã Trường Xuân chỉ khoảng 200 m. Nhiều người dân lo ngại bãi XLR sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của cư dân sống gần đó.“Tôi có 1 ha đất trồng lúa nhưng nằm ngay cạnh bãi XLR sắp xây, còn nhà thì nằm cách 100 m. Khi bãi chứa rác hình thành, ruồi nhặng đầy nhà sao mà ăn uống, nghỉ ngơi?” - anh Nguyễn Hữu Trí rầu rĩ.
Chưa xong thủ tục
Theo ông Nguyễn Thanh Danh, Chủ tịch UBND huyện Thới Lai, năm 2009, huyện quy hoạch bãi rác dưới hình thức chôn lấp và tiêu hủy, tự hủy tại chỗ nhưng phía thành phố chưa chấp nhận nên ngưng lại. Khoảng 1 năm sau, UBND TP Cần Thơ đề nghị huyện Thới Lai khởi động lại dự án vì bãi rác Tân Long (Hậu Giang) đến cuối năm 2013 không nhận rác từ TP Cần Thơ. Do đó, dự án xây bãi XLR chuyển thành xây dựng nhà máy XLR với công suất tiếp nhận 200 tấn rác/ngày.
Ban Quản lý dự án và Đầu tư xây dựng huyện Thới Lai cho biết nhà máy XLR huyện Thới Lai sẽ hoàn thành vào cuối năm nay, tiếp nhận rác trong toàn huyện và rác của thành phố chuyển về. Công ty CP Năng lượng và Môi trường Dân Xuân thi công. Hiện công ty này đang xin các thủ tục từ Sở Xây dựng và các ngành chức năng, khi nào được phê duyệt mới thi công. Ông Nguyễn Thanh Danh xác nhận huyện chỉ làm cơ sở hạ tầng là xây cầu hoặc cống hộp bắc qua kênh. Riêng việc người dân ngăn cản không cho thi công cống bắc qua kênh, ông Danh cho biết sẽ tổ chức họp dân để lấy ý kiến.
Cần Thơ chưa có nhà máy xử lý rác
Rác của TP Cần Thơ hiện nay phải đổ ở bãi rác Tân Long (Hậu Giang) nhưng đến cuối năm nay, bãi rác này sẽ đóng cửa. Tại kỳ họp HĐND khóa VIII mới đây, ông Đào Anh Dũng, Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ, cho biết thành phố sẽ đầu tư nâng cấp bãi rác tại quận Thốt Nốt và các huyện Cờ Đỏ, Vĩnh Thạnh để chia sẻ lượng rác 100 tấn/ngày từ bãi rác Tân Long từ tháng 7-2013. Ngoài ra, huyện Thới Lai cũng đang xây dựng bãi rác 2 ha, công suất 200 tấn/ngày để chia sẻ lượng rác từ thành phố. “Thành phố cũng sẽ sử dụng tạm 20 ha tại quận Ô Môn đã giải phóng mặt bằng để dự phòng trong trường hợp bãi rác tại các địa phương trên quá tải hoặc có vấn đề phát sinh” - ông Dũng nói.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Trà Vinh tích cực cải thiện chỉ số xanh cấp tỉnh
- Hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới và Tháng hành động vì môi trường năm 2023.
- Nhiều hoạt động hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học 2023
- Trường Sa đang được xây dựng ra sao?
- Gỡ khó chính sách, tạo hành lang pháp lý thông hành cho doanh nghiệp
- 10 sự kiện môi trường nổi bật trong nước năm 2020
- 10 sự kiện môi trường nổi bật trong nước năm 2019
- Bộ Công Thương sẽ đề xuất mở rộng khai thác bauxite ở Tây Nguyên
- 10 sự kiện môi trường nổi bật trong nước năm 2018
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải (06/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành”
- Đồng Xoài treo thưởng cho người tìm ra thủ phạm phát tán mùi hôi trong không khí
- Trà Vinh tích cực cải thiện chỉ số xanh cấp tỉnh
- Diễn đàn về quản lý Khu dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang
- Hội nghị Ban Chấp hành VACNE 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội
- Thanh tra công tác quản lý khai thác, kinh doanh đất hiếm và quặng bô xít
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành”
- Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam
- Hội nghị Ban Chấp hành VACNE 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội
- Thanh tra công tác quản lý khai thác, kinh doanh đất hiếm và quặng bô xít
- Đồng Xoài treo thưởng cho người tìm ra thủ phạm phát tán mùi hôi trong không khí
- Diễn đàn về quản lý Khu dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang
- Trà Vinh tích cực cải thiện chỉ số xanh cấp tỉnh
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải
Đồng Xoài treo thưởng cho người tìm ra thủ phạm phát tán mùi hôi trong không khí
(Tin Môi Trường) - Thành phố Đồng Xoài treo thưởng tiền cho người nào tìm, cung cấp thông tin xác định thủ phạm gây ra mùi hôi thời gian qua.
Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt
(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.
Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam
(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.
Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.