Môi trường
Vụ núi Chuông: “Nếu vẫn khai thác thì rút giấy phép hoạt động“
(16:18:52 PM 13/02/2014)Nước thải từ mỏ đá Hùng Đại Dương vẫn đều đặn đổ ra suối
Đổ lỗi cho... ông trời
Công ty phớt lờ lệnh tạm dừng hoạt động, lên phương án đền bù, giải phóng mặt bằng, di dời dân đến nơi an toàn, khắc phục hậu quả môi trường... theo Quyết định số 1749/QĐ-UBND, ngày 21/11/2013 về việc Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
Trên cơ sở kết luận thanh tra, xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường của UBND tỉnh Yên Bái, nhằm đảm bảo lợi ích của doanh nghiệp, tôn trọng pháp luật và tính mạng, tài sản của người dân sống quanh đỉnh núi Chuông, chúng tôi đã liên hệ qua điện thoại với ông Phạm Mạnh Hùng, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Thương mại và Sản xuất Hùng Đại Dương để tìm lời giải thích về nguyên nhân chậm trễ khắc phục hậu quả theo Kết luận thanh tra và Quyết định xử phạt của UBND tỉnh Yên Bái. Ông Hùng cho rằng, việc chậm trễ này là do mưa bão, thời tiết và... nhiều thứ khác.
Theo ông Hùng thì: "Nhẽ ra những cái việc đó trước khi viết thì em phải gặp bên anh, mình thảo luận lại những cái gì mà em út của anh, chi nhánh của anh nó làm mà nó chưa đạt được nguyện vọng của dân. Những cái nổ mìn, nổ miếc thì bên anh rất là hạn chế nổ mìn. Nổ mìn thì em biết rồi đó, đá này của anh là đá ốp lát, cho nên anh rất là thận trọng về cái nổ mìn. Anh không bao giờ cho nổ mìn nhiều, hạn chế lắm cơ. Thế cho nên là tất cả chỉ dùng bằng máy móc, thiết bị cưa cắt thôi thì mới lấy được đá khối. Còn lại các vấn đề về cống rãnh rồi môi trường nọ kia thì bọn anh khắc phục ghê lắm. Em biết là bọn anh làm ở đấy 10 năm, anh ủng hộ đồng bào mà người ta không nói anh được lời nào".
Ông Hùng giãi bày: "Thực ra anh cũng là con của một cái gia đình cách mạng, anh cũng sinh đẻ ở miền Bắc, anh cũng quá hiểu cuộc sống người dân như thế nào. Anh hủng hộ nhiều hơn là người ta nói anh. Tết nhất chứ, anh nói với em, anh ăn một miếng anh cũng cùng ra chia sẻ với bà con cái xóm đấy. Vì anh sinh ra ở đất Bắc mà, anh hiểu người Bắc chứ có phải là anh ở miền Nam đâu. Những cái đó thì anh biết hết rồi, chứ còn làm thì em biết đấy. Làm ở cái ngành khai thác đá là nó cũng rơi vãi, nó cũng bụi, cũng nọ kia... Tất cả những cái đó thì bọn anh là phải khắc phục. Bà con phản ứng cái gì là bọn anh khắc phục ngay.
Việc khắc phục thì em biết rồi, mấy hôm đó là mưa, bão, bão quá trời bão luôn, lụt lội, bão thế là bọn anh không làm gì được. Thế còn cái chuyện môi trường các thứ thì bọn em yên tâm là bây giờ bọn anh đâu có nổ mìn nữa đâu, giờ dẹp luôn rồi, không có nổ mìn, không có gì nữa rồi. Bây giờ anh ra lệnh cưa cắt hết, không có nổ mìn. Cái thứ hai là về cống rãnh, bọn anh đã xây dựng và làm đường ống bơm nước cho đồng bào, cả chục năm nay anh bơm nước cho đồng bào trồng lúa đó chứ có phải là anh không làm đâu. Làm mấy trăm triệu tiền cống rãnh cho nhân dân cái xóm đó, còn lại đá điếc các thứ nó cũng nằm trong phạm vi mỏ. Dân đó thì em biết rồi, chỉ cần cục đá bằng nắm tay rơi xuống ruộng là dứt khoát ra công ty đòi năm trăm ngàn, hai trăm ngàn ngay.
Còn những cái kết luận của thanh tra tỉnh thì đến nay bọn anh đã khắc phục rồi, còn những cái khác thì do thời tiết. Ví dụ như đền bù. Em đụng đến ruộng rúa, đụng đến rừng của người ta một cái là biết ngay à, nó kinh khủng lắm! Mình làm là làm cho cái chung, còn cái riêng của người ta thì nó kinh khủng lắm, thì cái đó em cũng phải hiểu và thông cảm cho bọn anh".
Như lập luận của ông Hùng, mọi lỗi lầm đều thuộc về người dân và ông trời. Còn ông: Vô can và có công với dân!
"Sẽ rút giấy phép hoạt động"
Đó là khẳng định của ông Tạ Văn Long, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái về việc, Công ty Cổ phần Thương mại và Sản xuất Hùng Đại Dương phớt lờ lệnh tạm dừng hoạt động, lên phương án đền bù, giải phóng mặt bằng, di dời dân đến nơi an toàn, khắc phục hậu quả môi trường... theo Quyết định số 1749/QĐ-UBND, ngày 21/11/2013 về việc Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
Trao đổi với phóng viên, ông Long cho biết: "UBND tỉnh sẽ phối hợp với UBND huyện và các cơ quan liên quan, tiếp tục kiểm tra lại một lần nữa, nếu Công ty Hùng Đại Dương vẫn khai thác đá, không lên phương án đền bù, giải phóng mặt bằng, di dời dân, khắc phục các hậu quả về môi trường thì UBND tỉnh sẽ rút giấy giấy phép hoạt động".
Theo tìm hiểu của chúng tôi thì ngoài khu vực núi Chuông, xã Tân Lĩnh, Công ty Cổ phần Thương mại và Sản xuất Hùng Đại Dương còn đầu tư một số dự án khác liên quan đến lĩnh vực khai thác đá, du lịch.
Trong khi chúng tôi thực hiện bài viết này, ngày 10/1/2014 (10 ngày sau "tối hậu thư" của UBND tỉnh Yên Bái yêu cầu Công ty Cổ phần Thương mại và Sản xuất Hùng Đại Dương khắc phục hậu quả của việc khai thác đá) thì nhiều người dân sống dưới chân núi Chuông cho biết: "Công ty Hùng Đại Dương vẫn đang khai thác, vẫn chưa đền bù, giải phóng mặt bằng, di dời dân đến nơi an toàn. Nước thải trắng, đặc như sữa vẫn đang đều đều chảy ra những dòng suối xung quanh gây ô nhiễm môi trường".
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới và Tháng hành động vì môi trường năm 2023.
- Nhiều hoạt động hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học 2023
- Trường Sa đang được xây dựng ra sao?
- Gỡ khó chính sách, tạo hành lang pháp lý thông hành cho doanh nghiệp
- 10 sự kiện môi trường nổi bật trong nước năm 2020
- 10 sự kiện môi trường nổi bật trong nước năm 2019
- Bộ Công Thương sẽ đề xuất mở rộng khai thác bauxite ở Tây Nguyên
- 10 sự kiện môi trường nổi bật trong nước năm 2018
- Vì Môi trường xanh quốc gia 2018
Bài viết mới:
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh
- Chủ tịch tỉnh Bình Định chỉ đạo điều tra vụ chặt phá gần 6ha rừng tự nhiên
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành”
- Cuốn sách “Tài nguyên thiên nhiên và chuyển đổi xanh” sẽ được hoàn thiện vào cuối năm
- Cây Thị tại đền - chùa Thái, thành phố Hải Phòng được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành”
- Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam
- Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam trao đổi về quản lý chất thải điện tử trong chương trình “trái đất xanh” của VTV1
- Chủ tịch tỉnh Bình Định chỉ đạo điều tra vụ chặt phá gần 6ha rừng tự nhiên
- Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh
- Cây Thị tại đền - chùa Thái, thành phố Hải Phòng được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
- Cuốn sách “Tài nguyên thiên nhiên và chuyển đổi xanh” sẽ được hoàn thiện vào cuối năm
- Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam trao đổi về quản lý chất thải điện tử trong chương trình “trái đất xanh” của VTV1
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành”
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành”
- Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam
Chất lượng không khí tại Long Xuyên (An Giang) ở mức rất có hại cho sức khỏe
(Tin Môi Trường) - Sáng 12/8, theo ứng dụng PAM Air (mạng lưới quan trắc môi trường không khí độc lập đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam, phủ rộng tại 63 tỉnh, thành phố; do Công ty Cổ phần Tư vấn và tích hợp công nghệ D&L quản lý), điểm đo tại Thư viện tỉnh An Giang, thành phố Long Xuyên có chất lượng không khí ở mức 270, rất có hại cho sức khỏe, ảnh hưởng tới sức khỏe tất cả người dân trong khu vực.
Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt
(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.
Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam
(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.
Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.