Môi trường
Vụ đông xuân..."Giặc" chuột hoành hành!
(08:19:56 AM 28/12/2012)
Hơn một tháng nay, nông dân miền Trung hết sức lo lắng trước nạn chuột bùng phát một cách bất thường đe dọa mùa màng. Theo nhiều lão nông, trời không mưa kéo dài, ruộng đồng khô hạn là điều kiện thuận lợi để chuột sinh sôi.
Lúc nhúc đầy đồng
Tại cánh đồng Cả mênh mông ở xã Duy Sơn, huyện Duy Xuyên - Quảng Nam những ngày này, nông dân hầu như chỉ tập trung vây bắt chuột. Người cuốc, người xẻng cùng nhau phát bụi rậm, đào hang tìm chuột. Lão nông Trương Văn Long cho biết: “Từ đầu tháng 12 đến nay, chuột xuất hiện nhiều vô kể, trên đồng đâu đâu cũng thấy chúng lúc nhúc rượt đuổi nhau. Nếu không tiêu diệt khẩn trương thì chúng sẽ phá nát hết lúa”.
Nông dân ở xã Điện An, huyện Điện Bàn - Quảng Nam cũng đang đồng loạt ra quân diệt chuột. Theo chân họ chưa đầy một giờ, chúng tôi chứng kiến gần 1.000 con chuột đã bị bắt chỉ bằng biện pháp đơn giản là đào hang. “Tôi ở đây hàng chục năm nay nhưng chưa từng thấy “ông tý” nhiều bất thường như thế. Mỗi bờ ruộng chưa đầy 100 m đã có hơn 20 hang, mỗi hang ít nhất cũng phải 10 con. Bà con sắp xuống giống vụ Đông Xuân rồi, nếu không có biện pháp tiêu diệt, chắc chắn sẽ mất trắng bởi chuột”- ông Lê Văn Bình lo lắng.
Trên con đường cạnh cánh đồng xã Hòa Tiến, huyện Hòa Vang - TP Đà Nẵng, chuột bị đập chết vứt lổn ngổn. “Chúng tôi mong mưa lớn, nước ngập cho đỡ chuột nhưng trời vẫn nắng gay gắt” - ông Lê Bá Hiền thở dài.
Tại Quảng Ngãi, nhiều cánh đồng lúa bị chuột tàn phá dữ dội. Cánh đồng 10 ha ở thôn Tự Do, xã Tinh Ấn Đông, huyện Sơn Tịnh nhiều ngày qua bị chuột cắn tơi tả. Người dân đã tìm nhiều cách diệt chuột. Lão nông Bùi Tín đã chế tạo hàng trăm bẫy bán nguyệt, hằng ngày ra đặt ngoài đồng. “Mỗi ngày, một chiếc bẫy dính ít nhất 40-50 con” - ông Phùng Thắng, trưởng thôn Tự Do, cho biết.
Trong khi đó, tại Bình Định, chuột cũng hoành hành cả tháng nay. “Gần 40 năm làm ruộng, chưa bao giờ tôi thấy chuột nhiều như năm nay. Mới đây, 6 sào ruộng của tôi thu hoạch chỉ được 10 bao lúa, chưa bằng một nửa so với mùa trước. Vụ này, tôi vừa sạ xong mấy ngày thì chuột lại cắn phá kinh khủng hơn” - ông Định nói.
Nhà nhà, người người diệt chuột
Ông Phạm Đình Xuân, Phó Phòng NN-PTNT huyện Duy Xuyên, cho biết chuột đang đe dọa 3.700 ha lúa sắp gieo sạ của huyện. Ngành nông nghiệp địa phương và chính quyền 14 xã, thị trấn đã liên tục phát động phong trào nhà nhà diệt chuột, người người diệt chuột. UBND huyện Duy Xuyên cũng vừa chi 40 triệu đồng mua 50 kg thuốc Racomin cấp cho 14 xã, thị trấn; trợ giá cho nông dân mua 9.000 chiếc bẫy chuột.
Cũng tại Quảng Nam, huyện Điện Bàn đã phát động nhiều đợt ra quân diệt chuột. Đến nay, đã có hàng chục ngàn “ông tý” bị tiêu diệt. Huyện Đại Lộc đã chi 100 triệu đồng mua thuốc diệt chuột cấp cho dân...
Theo Chi cục Trồng trọt - Bảo vệ thực vật các tỉnh, TP, thời tiết miền Trung khô hạn kéo dài trong năm nay là điều kiện để chuột sinh sản. Trong hai đợt ra quân diệt chuột vào ngày 1 và 8-12, Đà Nẵng đã diệt được hơn 16.170 con. Ngoài ra, Chi cục Trồng trọt - Bảo vệ thực vật Đà Nẵng đã hỗ trợ thuốc diệt chuột cho các địa phương.
Ông Phan Trọng Hổ, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Bình Định, cho biết từ tháng 11 đến nay, toàn tỉnh đã diệt hơn nửa triệu con chuột. Sở vừa có văn bản đề nghị UBND các huyện, thị xã, TP trên địa bàn phối hợp với Chi cục Trồng trọt - Bảo vệ thực vật tổ chức các đợt ra quân diệt chuột. Ngoài ra, sở cũng đã đề nghị UBND tỉnh hỗ trợ kinh phí mua thuốc sinh học Biorat diệt chuột trên 2.500 ha lúa, các địa phương nhận 1.500 ha.
Thu mua đuôi chuột
Nhằm khuyến khích người dân tham gia diệt chuột, huyện Duy Xuyên và các hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn đã xuất kinh phí thu mua đuôi chuột với giá 500-1.000 đồng/đuôi. Huyện Hòa Vang - TP Đà Nẵng gần đây buộc phải “phá giá” khi thu mua tới 2.000 - 4.000 đồng/đuôi. Các hợp tác xã nông nghiệp ở Bình Định cũng đã trích kinh phí mua đuôi chuột với giá 500 - 1.000 đồng/đuôi… |
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới và Tháng hành động vì môi trường năm 2023.
- Nhiều hoạt động hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học 2023
- Trường Sa đang được xây dựng ra sao?
- Gỡ khó chính sách, tạo hành lang pháp lý thông hành cho doanh nghiệp
- 10 sự kiện môi trường nổi bật trong nước năm 2020
- 10 sự kiện môi trường nổi bật trong nước năm 2019
- Bộ Công Thương sẽ đề xuất mở rộng khai thác bauxite ở Tây Nguyên
- 10 sự kiện môi trường nổi bật trong nước năm 2018
- Vì Môi trường xanh quốc gia 2018
Bài viết mới:
- Hòa Bình:Công nhận Cây Di sản vào Ngày hội Văn hóa, thể thao và du lịch các xã vùng cao huyện Tân Lạc (25/11/2024)
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh
- Chủ tịch tỉnh Bình Định chỉ đạo điều tra vụ chặt phá gần 6ha rừng tự nhiên
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành”
- Cuốn sách “Tài nguyên thiên nhiên và chuyển đổi xanh” sẽ được hoàn thiện vào cuối năm
- Cây Thị tại đền - chùa Thái, thành phố Hải Phòng được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành”
- Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam
- Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam trao đổi về quản lý chất thải điện tử trong chương trình “trái đất xanh” của VTV1
- Chủ tịch tỉnh Bình Định chỉ đạo điều tra vụ chặt phá gần 6ha rừng tự nhiên
- Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh
- Cây Thị tại đền - chùa Thái, thành phố Hải Phòng được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
- Cuốn sách “Tài nguyên thiên nhiên và chuyển đổi xanh” sẽ được hoàn thiện vào cuối năm
- Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam trao đổi về quản lý chất thải điện tử trong chương trình “trái đất xanh” của VTV1
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành”
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành”
- Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam
Chất lượng không khí tại Long Xuyên (An Giang) ở mức rất có hại cho sức khỏe
(Tin Môi Trường) - Sáng 12/8, theo ứng dụng PAM Air (mạng lưới quan trắc môi trường không khí độc lập đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam, phủ rộng tại 63 tỉnh, thành phố; do Công ty Cổ phần Tư vấn và tích hợp công nghệ D&L quản lý), điểm đo tại Thư viện tỉnh An Giang, thành phố Long Xuyên có chất lượng không khí ở mức 270, rất có hại cho sức khỏe, ảnh hưởng tới sức khỏe tất cả người dân trong khu vực.
Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt
(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.
Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam
(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.
Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.