Môi trường
Vòng quanh thế giới: Than đá và nước
(09:29:48 AM 28/03/2014)
Hình ảnh của công nhân đứng bên cạnh dòng nước đang được sử dụng ở trạm rửa than đá gần Mpumalanga, Witbank. Ô nhiễm nguồn nước vì than đá là một vấn đề nhức nhối ở Nam Phi càng làm nghiêm trọng thêm vấn đề khan hiếm nước ở đây. Ảnh: Mujahid Safodien/Greenpeace.
Nhân viên của tổ chức Greenpeace lấy mẫu nước ở một địa điểm cách khu nhà tạm của người dân 500 m. Nước dùng rửa than đá bị thải ra ao hồ mà thỉnh thoảng người dân nơi đây lại sử dụng trong sinh hoạt. Ảnh: Mujahid Safodien/Greenpeace.
Ở điểm dân cư Masakhane ở vùng ngoại ô Witbank, Mpumalanga, Nam Phi (nơi đây được mệnh danh là Emalahleni, “Ngôi nhà than đá”). Điểm dân cư này cách nhà máy nhiệt điện Duvha khoảng một dặm. Những người dân ở đây sống không có điện và cũng không được sử dụng than đá cho bất cứ nhu cầu sinh hoạt nào, tất cả than đá chỉ phục vụ cho nhà máy này. Ảnh: Mujahid Safodien/Greenpeace.
Đàn gia súc gặm cỏ ở gần mỏ than khai thác lộ thiên ở phía Tây Ujimqin Banner của Xilin Gol, Inner Mongolia (Nội Mông). Trong bài báo cáo tiêu đề "Thirsty Coal" (Khát Than) của Greenpeace vào năm 2013, đã cảnh báo khoảng 10 tỷ mét khối nước sẽ bị tiêu thụ bởi 16 nhà máy nhiệt điện và mỏ khai thác mới ở Trung Quốc vào năm 2015, gây ra sự khủng hoảng nguồn nước ở những vùng khô hạn Tây Bắc nước này. Ảnh: Lu Guang/Greenpeace.
Ông Zhang Dadi có một giếng nước sâu 150 m dùng cho việc tưới tiêu cánh đồng ngô của ông. Tuy nhiên, mạch nước ngầm ngày một khô cạn làm cho ông ấy không thể nào tiếp tục trồng trọt nữa. Greenpeace cho biết một tổ chức thuộc nhà nước của Trung Quốc, Tập đoàn Shenhua đã sử dụng nguồn nước ở đồng cỏ Ordos trong dự án than đá - chất lỏng và các ngành công nhiệp độc hại làm ô nhiễm nguồn nước của tập đoàn này. Ảnh: Bo Qiu/Greenpeace.
Tổ chức Greenpeace cũng cho biết dự án này có tác động tiêu cực đến hồ Subeinaoer. Một lượng lớn nước trong hồ này đã bị khai thác làm cho mực nước trong hồ giảm xuống rõ rệt, chỉ còn khoảng nửa mét. Ảnh: Bo Qiu/Greenpeace.
Nhà máy nhiệt điện lớn nhất với công suất 2.625 megawatts (MW) thuộc sở hữu của Nhà máy Phát điện Thái Lan ở huyện Mae Moh, tỉnh Lampang, miền Bắc Thái Lan. Ảnh: Luke Duggleby/Greenpeace.
Người đàn ông đang đứng trưddc hồ chứa nước, nơi tích tụ nước thải của nhà máy điện than Mae Moh. Greenpeace cho biết người dân địa phương đang bị nhiễm bệnh từ những chất độc trong chất thải. Đã có nhiều vụ kiện chống lại nhà máy phát điện Thái Lan EGAT vì những ảnh hưởng sức khỏe và phá hoại mùa màng và kiện cả bộ môi trường vì không xử lí tốt ô nhiễm nguồn nước. Ảnh: Luke Duggleby/Greenpeace.
Đây là hình ảnh của một bà lão ở làng Tatlar. Vườn nho của gia đình bà đã chết khô và bị ô nhiễm bởi khói bụi và những kim loại nặng được thải ra từ nhà máy nhiệt điện Afsin-Elbistan A và B ở phía Đông Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: Umut Veda/Greenpeace.
Những hồ nước bị ô nhiễm lâu ngày gần Afsin - Elbistan. Người dân địa phương khẳng định nhà máy nhiệt điện phải chịu trách nhiệm với những hệ quả gây ảnh hưởng sức khỏe nghiêm trọng đồng thời phải có trách nhiệm cho việc thải ra tro bụi phủ đầy các dòng sông và làm khô cằn đất nông nghiệp. Ảnh: Umut Vedat/Greenpeace
Một nhà hoạt động của tổ chức Greenpeace ở trong một bãi phế thải than thuộc nhà máy điện Nguyên Bảo Sơn (Yuanbaoshan), Xích Phong, Nội Mông. Bãi thải xỉ than này nằm ở một thung lũng nhỏ. Nhà máy điện chia khu vực này thành 10 phần. Lần lượt từng khu vực sẽ được đổ đầy xỉ than, sau đó lấp đất lên trên trước khi bắt đầu trồng trọt phía trên lớp đất ấy. Cách đó khoảng 500m, có một nhà máy thu mua sữa. Vào những ngày nhiều gió, tro than bị thổi khỏi mặt đất bay đi xa và bám đầy lên cây cối. Greenpeace cũng cho biết những con bò ăn cỏ bị nhiễm độc bởi bụi than sẽ cho sữa ít đi, chỉ khoảng 2kg mỗi ngày. Ảnh: Zhao Guang/Greenpeace.
Một trận mưa bão chiều che khuất một phần nhà máy điện Shentou số 2 ở Sóc Châu, tỉnh Sơn Tây. Nhìn cận cảnh mặt hồ bị phủ đầy tro than. Bụi than, chất thải rắn phụ phẩm thải ra trong quá trình đốt than, là nguồn chiếm tỉ lệ lớn nhất trong tổng lượng chất thải rắn do Trung Quốc thải ra. Ảnh: Zhao Guang/Greenpeace.
Sự cố tràn tro than của nhà máy điện Duke Energy (Bắc Carolina). Tro than từ hồ chứa bị sập đổ của nhà máy điện xâm nhập vào sông Dan có thể nhìn thấy rõ ràng. Vào ngày 2.2.2014, một đoạn ống thoát nước mưa dài 48 inch (1.2m) bị vỡ và khoảng 50.000 - 82.000 tấn bụi than cuốn trôi ra sông. Vài tuần sau đó, đường ống thứ 2 bắt đầu tràn ra ra chất arsen (thạch tín) và nhiều kim loại nặng khác vào sông. Ảnh: Jason Miczek/Greenpeace.
Ngư dân Moris Lawson cầm trên tay một số vỏ sò chết được vớt lên từ dưới đáy sông Dan, Bắc Carolina, Mỹ. Ảnh: Chris Keane/ Greenpeace.
Phụ nữ thu nhặt đất bùn ở Mahasangvi Taluka Patoda, Maharashtra, Ấn Độ. Chính phủ lên kế hoạch xây dựng một chuỗi 71 nhà máy điện ở khu vực trung tâm đang căng thẳng vì khan hiếm nước Maharashtra, nơi thiếu nước trầm trọng cho việc tưới tiêu. Ảnh: Sudhanshu/ Greenpeace.
Trẻ em và dân làng vớt lớp váng bụi than phủ đầy mặt nước để thu lấy cenosphere, một chất liệu nhẹ là phụ phẩm của quá trình sản xuất than đá. Hồ này nằm ở vùng ngoại ô Vihale gần với Varangaon, Bhusawal không phải là một bãi thải tro than được chính quyền chỉ định cho nhà máy nhiệt điện Bhusawal nằm ở Maharashtra, Ấn Độ. Ảnh: Zishaan Latif/Greenpeace.
Bharuddin, một nông dân nuôi cá 40 tuổi, đứng trước hồ cá của mình ở Makroman, Đông Kalimantan, Indonesia. Ông ấy khẳng định rằng từ khi mỏ khai thác than hoạt động vào năm 2007, chất thải độc hại thải từ đó đã làm ô nhiễm nguồn nước ao, giết chết hầu hết cá của ông và kìm hãm sự sinh trưởng của những con còn sống. Ảnh: Kemal Jufri/Greenpeace.
Cứ mỗi vài phút, các sà lan chở than đá sẽ xuôi dọc con sông Mahakam (Đông Kalimantan - hay đảo Borneo, Indonesia). Đông Kalimantan là khu vực xuất khẩu than đá lớn nhất Indonesia với hơn 200 triệu tấn than đá được vận chuyển đi năm 2011. Ảnh: Kemal Jufri/Greenpeace.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới và Tháng hành động vì môi trường năm 2023.
- Nhiều hoạt động hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học 2023
- Trường Sa đang được xây dựng ra sao?
- Gỡ khó chính sách, tạo hành lang pháp lý thông hành cho doanh nghiệp
- 10 sự kiện môi trường nổi bật trong nước năm 2020
- 10 sự kiện môi trường nổi bật trong nước năm 2019
- Bộ Công Thương sẽ đề xuất mở rộng khai thác bauxite ở Tây Nguyên
- 10 sự kiện môi trường nổi bật trong nước năm 2018
- Vì Môi trường xanh quốc gia 2018
Bài viết mới:
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh
- Chủ tịch tỉnh Bình Định chỉ đạo điều tra vụ chặt phá gần 6ha rừng tự nhiên
- Cuốn sách “Tài nguyên thiên nhiên và chuyển đổi xanh” sẽ được hoàn thiện vào cuối năm
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành”
- Cây Thị tại đền - chùa Thái, thành phố Hải Phòng được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành”
- Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam trao đổi về quản lý chất thải điện tử trong chương trình “trái đất xanh” của VTV1
- Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam
- Chủ tịch tỉnh Bình Định chỉ đạo điều tra vụ chặt phá gần 6ha rừng tự nhiên
- Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh
- Cây Thị tại đền - chùa Thái, thành phố Hải Phòng được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
- Cuốn sách “Tài nguyên thiên nhiên và chuyển đổi xanh” sẽ được hoàn thiện vào cuối năm
- Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam trao đổi về quản lý chất thải điện tử trong chương trình “trái đất xanh” của VTV1
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành”
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành”
- Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam
Chất lượng không khí tại Long Xuyên (An Giang) ở mức rất có hại cho sức khỏe
(Tin Môi Trường) - Sáng 12/8, theo ứng dụng PAM Air (mạng lưới quan trắc môi trường không khí độc lập đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam, phủ rộng tại 63 tỉnh, thành phố; do Công ty Cổ phần Tư vấn và tích hợp công nghệ D&L quản lý), điểm đo tại Thư viện tỉnh An Giang, thành phố Long Xuyên có chất lượng không khí ở mức 270, rất có hại cho sức khỏe, ảnh hưởng tới sức khỏe tất cả người dân trong khu vực.
Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt
(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.
Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam
(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.
Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.