Thứ ba, 26/11/2024, 22:17:46 PM (GMT+7)

Vĩnh Phúc: Môi trường nông thôn xuống cấp, ảnh hưởng đến đời sống nông dân

(09:44:35 AM 17/04/2012)
(Tin Môi Trường) - (Tinmoitruong.vn)-Những năm gần đây, môi trường nông thôn trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc xuống cấp nặng, ảnh hưởng đến đời sống nông dân. Một trong những nguyên nhân chủ yếu đó là việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ở một số địa phương quá mức; hệ thống ao hồ bị san lấp để sử dụng làm đất ở, nhà hàng, dịch vụ đã đánh mất khả năng tự làm sạch của môi trường sinh thái nói chung.

Những năm gần đây, môi trường nông thôn trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc xuống cấp nặng, ảnh hưởng đến đời sống nông dân. Một trong những nguyên nhân chủ yếu đó là rác thải và nước thải từ trồng trọt, chăn nuôi không được thu gom, xử lý hiệu quả; nông dân không còn sử dụng rơm, rạ, thân cây ngô, đậu...làm chất đốt; các làng nghề mở rộng quy mô sản xuất và gần như nằm ngoài tầm kiểm soát của cơ quan chức năng. Việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ở một số địa phương quá mức; hệ thống ao hồ bị san lấp để sử dụng làm đất ở, nhà hàng, dịch vụ đã đánh mất khả năng tự làm sạch của môi trường sinh thái nói chung.

 

Ảnh minh họa


Nhiều địa phương thuộc các huyện đồng bằng và trung du ở Vĩnh Phúc, đất ở của các hộ gia đình vốn chật hẹp lại phải chia cho con cái khi trưởng thành lập gia đình làm cho diện tích ở càng hạn hẹp hơn. Trong khi đó, họ vẫn phải chăn nuôi để có thu nhập đảm bảo cuộc sống khiến cho sự ô nhiễm ngày càng gia tăng. Các chất thải khó phân hủy trước đây chủ yếu ở vùng đô thị, khu công nghiệp thì giờ đây cũng tràn ngập vùng nông thôn. Vì chưa có nơi chôn lấp, thu gom do đó người dân chọn ao, hồ, kênh, mương, ven thôn xóm...để đổ tràn lan. Các xã như Đồng Văn, Tề Lỗ (Yên Lạc); Thổ Tang (Vĩnh Tường); Thanh Lãng (Bình Xuyên)...là những địa phương điển hình về ô nhiễm. Rác thải được đổ tràn lan ra ao hồ, cạnh đường giao thông...mùi sơn dầu phát tán trên diện rộng. Việc thu gom, xử lý rác thải và chất thải trên địa bàn tỉnh hiện nay hiệu quả chưa cao.



Đến nay, tỉnh Vĩnh Phúc mới chỉ có 89/112 xã đã có HTX vệ sinh môi trường và tổ thu gom rác thải, tỷ lệ rác được thu gom khoảng 40-50%. Tần suất thu gom khoảng 4-8 lần/tháng. Nguồn kinh phí để chi cho bộ phận thu gom rác thải chủ yếu được lấy từ nguồn thu phí vệ sinh các hộ gia đình với mức thu khoảng 1.000- 2.500 đồng/khẩu/ tháng. Toàn bộ lượng rác thải được thu gom này chưa có biện pháp xử lý đảm bảo hợp vệ sinh, hầu hết chôn lấp và đốt cháy tự nhiên. Một số địa phương có thu gom, xong còn đổ rác bừa bãi, không xử lý.

 

Liên tiếp trong vài năm qua, tại các kỳ họp HĐND, các cuộc tiếp xúc cử tri, bà con đã có nhiều ý kiến bức xúc, phản ánh gay gắt với các ngành chức năng của tỉnh. Vĩnh Phúc đã có nhiều biện pháp, các chính sách đầu tư cho trường trình nước sạch, vệ sinh môi trường nông thôn. Giai đoạn 2012-2015, tỉnh dành 913 tỷ đồng đầu tư cho sự nghiệp bảo vệ môi trường: xây dựng 5 bãi xử lý rác thải tạm thời, xây dựng 200 km rãnh thoát nước thải, xây dựng 17 công trình xử lý nước thải bằng bể; đầu tư xây dựng 7 công trình xử lý chất thải làng nghề và 80 mô hình xử lý chất thải làng nghề. Tỉnh còn xây dựng mới 20 công trình cấp nước tập trung, 2 công trình đấu nối với mạng cấp nước tập trung đô thị và KCN, cải tạo 1 công trình cấp nước tập trung và 15 công trình cấp xã, xây mới 252 công trình cấp nước trường học, 43 công trình cấp nước ở trạm y tế và 500 công trình cấp nước hộ gia đình ở vùng bị ô nhiễm. Tỉnh hỗ trợ kinh phí cho các hộ chăn nuôi quy mô lớn xây dựng 7.500 hầm Biogas; đồng thời kiện toàn cán bộ làm chuyên trách về tham mưu quản lý môi trường cấp xã.



Tuy nhiên, để đầu tư xây dựng và đưa các công trình hoạt động hiệu quả, Vĩnh Phúc cần kiểm soát chặt nguồn vốn đầu tư để tránh thất thoát, lãng phí; có cơ chế khuyến khích người dân sử dụng nước sạch, đồng thời hình thành thị trường nước sạch nông thôn. Cần kiên quyết ngăn chặn và xử phạt các đối tượng đổ chất thải không đúng nơi quy định. Bên cạnh đó, tỉnh cũng sớm quy hoạch bãi rác quy mô lớn, ổn định để phục vụ hai đô thị lớn là thành phố Vĩnh Yên và thị xã Phúc Yên. Đặc biệt, tỉnh cần sớm triển khai xây dựng nhà máy xử lý rác theo phương pháp đốt rác- phát điện (Dự án có tổng mức đầu tư hơn 33 triệu USD, công suất xử lý 500 tấn rác/ngày do Công ty cổ phần nghiên cứu ứng dụng công nghệ bảo vệ môi trường An Thịnh làm chủ đầu tư theo hình thức BO) mới khắc phục triệt để tình trạng đổ rác  bừa bãi như hiện nay.

TTXVN
Từ khóa liên quan: Vĩnh Phúc, ô nhiễm, rác thải,
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Vĩnh Phúc: Môi trường nông thôn xuống cấp, ảnh hưởng đến đời sống nông dân

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Chất lượng không khí tại Long Xuyên (An Giang) ở mức rất có hại cho sức khỏe

Chất lượng không khí tại Long Xuyên (An Giang) ở mức rất có hại cho sức khỏe

(Tin Môi Trường) - Sáng 12/8, theo ứng dụng PAM Air (mạng lưới quan trắc môi trường không khí độc lập đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam, phủ rộng tại 63 tỉnh, thành phố; do Công ty Cổ phần Tư vấn và tích hợp công nghệ D&L quản lý), điểm đo tại Thư viện tỉnh An Giang, thành phố Long Xuyên có chất lượng không khí ở mức 270, rất có hại cho sức khỏe, ảnh hưởng tới sức khỏe tất cả người dân trong khu vực.

Tin Môi Trường
 Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.

VACNE 30 năm
 Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI