Môi trường
Vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường vẫn diễn ra trên diện rộng
(13:47:30 PM 14/08/2013)
Ảnh minh họa
Môi trường Việt Nam trong những năm gần đây chịu ảnh hưởng rất lớn của quá trình phát triển kinh tế -xã hội, kể cả sự tác động của biến đổi khí hậu. Các khu đô thị, công nghiệp được hình thành nhanh, song quy hoạch không đồng bộ, thiếu hợp lý làm cho môi trường bị ô nhiễm tràn lan. Chất thải từ sản xuất công nghiệp, sinh hoạt ngày càng gia tăng, trong khi công tác thu gom, xử lý chưa hiệu quả. Bên cạnh đó, rừng bị tàn phá, tài nguyên khoáng sản bị khai thác bừa bãi làm cho nguồn nước suy giảm, đa dạng sinh học bị đe dọa gây mất cân bằng sinh thái, đã và đang ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống của người dân, sự bền vững của phát triển đất nước.
Vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường diễn ra phổ biến nhất là trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng cơ bản và môi trường đô thị. Từ năm 2010 đến hết tháng 6/2013, những vi phạm do Cảnh sát phòng chống tội phạm môi trường phát hiện trong các lĩnh vực này là 6.000 vụ; trong đó đã khởi tố gần 40 vụ án với hơn 60 đối tượng; xử lý hành chính hơn 5.000 vụ việc, gần 6.000 tổ chức, cá nhân với tổng số tiền hơn 90 tỷ đồng.
Ô nhiễm môi trường trong hoạt động sản xuất công nghiệp diễn ra nghiêm trọng, trong hầu hết các loại hình sản xuất. Khoảng hơn 60% lượng nước thải hàng ngày từ các khu, cụm công nghiệp ở các tỉnh, thành phố đều xả thẳng ra nguồn tiếp nhận không qua xử lý, nhất là tại các lưu vực sông Đồng Nai, sông Cầu và sông Nhuệ - sông Đáy. Nguyên nhân là do phần lớn các nhà đầu tư trong và ngoài nước khi đầu tư xây dựng các dự án chỉ chú trọng đến lợi nhuận mà bỏ qua một số điều kiện về công tác bảo vệ môi trường như không đánh giá tác động môi trường, không quan tâm xây dựng hệ thống xử lý nước thải. Một số doanh nghiệp tuy có hệ thống xử lý nước thải nhưng không vận hành hoặc chỉ vận hành theo kiểu đối phó khi có cơ quan chức năng kiểm tra.
Ngoài ra, ô nhiễm môi trường không khí ở khu vực đô thị cũng đang là vấn đề bức xúc; trong đó giao thông vận tải là nguồn gây ô nhiễm lớn đối với không khí, nhất là sự phát thải các khí CO2, VOC, NO2. Cộng với chất thải rắn sinh hoạt chiếm tới 60-70% tổng lượng chất thải rắn đô thị không ngừng tăng nhanh, song công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chưa đáp ứng được nhu cầu đang gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Hơn 3 năm qua, lực lượng Cảnh sát môi trường cũng đã phát hiện hơn 6.000 vụ vi phạm trong quản lý và khai thác lâm sản, khoáng sản và săn bắt động vật hoang dã. Để khai thác được khối lượng gỗ lớn, các đối tượng thường lợi dụng chính sách chuyển đổi “rừng nghèo’, dự án xây dựng thủy điện, phát quang biên giới để khai thác, nhất là các loại gỗ quý hiếm có giá trị xuất khẩu cao như gỗ sưa, nghiến, trắc…
Việt Nam hiện có 1.500 tổ chức, doanh nghiệp tư nhân tham gia khai thác và chế biến khoáng sản nhưng hầu hết đều không chấp hành nghiêm túc quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. Phổ biến nhất là tình trạng khai thác titan ven biển Miền Trung gây phong hóa và sa mạc hóa; khai thác cát sỏi lòng sông bừa bãi làm sạt lở các tuyến sông lớn như sông Hồng, sông Đuống, sông Tiền, sông Hậu… Qua công tác điều tra cơ bản cơ bản của lực lượng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường, có đến trên 90% cơ sở khai thác, chế biến khoáng sản vi phạm pháp luật về môi trường.
Thực tế cho thấy, việc tiếp tục nghiên cứu, xây dựng, sửa đổi hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác bảo vệ môi trường, trong đó trọng tâm là sửa đổi, bổ sung Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 cho phù hợp với điều kiện hiện nay là rất cần thiết. Bên cạnh đó, xây dựng và thực hiện Chiến lược phòng, chống tội phạm về môi trường ở Việt Nam để góp phần thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống tội phạm và các nhiệm vụ, giải pháp trong định hướng phát triển bền vững đất nước.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới và Tháng hành động vì môi trường năm 2023.
- Nhiều hoạt động hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học 2023
- Trường Sa đang được xây dựng ra sao?
- Gỡ khó chính sách, tạo hành lang pháp lý thông hành cho doanh nghiệp
- 10 sự kiện môi trường nổi bật trong nước năm 2020
- 10 sự kiện môi trường nổi bật trong nước năm 2019
- Bộ Công Thương sẽ đề xuất mở rộng khai thác bauxite ở Tây Nguyên
- 10 sự kiện môi trường nổi bật trong nước năm 2018
- Vì Môi trường xanh quốc gia 2018
Bài viết mới:
- Hòa Bình:Công nhận Cây Di sản vào Ngày hội Văn hóa, thể thao và du lịch các xã vùng cao huyện Tân Lạc (25/11/2024)
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh
- Chủ tịch tỉnh Bình Định chỉ đạo điều tra vụ chặt phá gần 6ha rừng tự nhiên
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành”
- Cuốn sách “Tài nguyên thiên nhiên và chuyển đổi xanh” sẽ được hoàn thiện vào cuối năm
- Cây Thị tại đền - chùa Thái, thành phố Hải Phòng được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành”
- Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam
- Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam trao đổi về quản lý chất thải điện tử trong chương trình “trái đất xanh” của VTV1
- Chủ tịch tỉnh Bình Định chỉ đạo điều tra vụ chặt phá gần 6ha rừng tự nhiên
- Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh
- Cây Thị tại đền - chùa Thái, thành phố Hải Phòng được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
- Cuốn sách “Tài nguyên thiên nhiên và chuyển đổi xanh” sẽ được hoàn thiện vào cuối năm
- Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam trao đổi về quản lý chất thải điện tử trong chương trình “trái đất xanh” của VTV1
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành”
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành”
- Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam
Chất lượng không khí tại Long Xuyên (An Giang) ở mức rất có hại cho sức khỏe
(Tin Môi Trường) - Sáng 12/8, theo ứng dụng PAM Air (mạng lưới quan trắc môi trường không khí độc lập đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam, phủ rộng tại 63 tỉnh, thành phố; do Công ty Cổ phần Tư vấn và tích hợp công nghệ D&L quản lý), điểm đo tại Thư viện tỉnh An Giang, thành phố Long Xuyên có chất lượng không khí ở mức 270, rất có hại cho sức khỏe, ảnh hưởng tới sức khỏe tất cả người dân trong khu vực.
Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt
(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.
Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam
(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.
Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.