Môi trường
“Ù tai, ngạt thở” vì cơ sở sản xuất hạt nhựa
(08:54:27 AM 18/09/2012)Khi cơ sở này đi vào hoạt động không thể chịu nổi sự ô nhiễm, hàng chục hộ dân đã làm đơn gửi đến cơ quan chức năng yêu cầu kiểm tra xử lý bởi máy móc của cơ sở hoạt động liên tục, những giờ cao điểm mùi hôi khét của nhựa lan tỏa nồng nặc đến ngạt thở, tiếng ồn từ nhà máy phát ra nghe đến đinh tai nhức óc.
|
Ngổn ngang bãi chứa rác thải của cơ sở sản xuất nhựa tái sinh. |
Bà Trần Thị Tính (66 tuổi) nhà cạnh cơ sở sản xuất phản ánh: ngoài tiếng ồn, điều bà lo nhất là nguồn nước sinh hoạt đang bị ô nhiễm nghiêm trọng do nước thải của nhà máy thấm vào nước ngầm. Hơn một năm nay, nước giếng nhà bà chuyển sang màu đen, xuất hiện mùi hôi rất khó chịu, không thể uống được mà chỉ dùng để tắm giặt nhưng rất ngứa. Để có nước ăn uống, gia đình bà đã phải “bấm bụng” dùng nước lọc đóng bình. “Trung bình mỗi ngày cả gia đình tôi phải đổi đến 3 bình nước, tính ra hết 30 nghìn đồng. Nếu tình trạng ô nhiễm này cứ kéo dài, rồi đến lúc nhà tôi sẽ nghèo đi vì đổi nước”- bà Tính giãi bày. Chị Hồ Thị Bé (con dâu bà Tính) bụng bầu đã lùm lùm tỏ ra bức xúc: mới đây chị bị ói ra máu. Khi cùng chồng lên Bệnh viện tỉnh khám thì nhận được kết quả bị ngộ độc thai do hít phải khí độc; về nhà chị đã phải xin mẹ chồng cho chuyển về nhà mẹ đẻ cách đó 2km để ở nhờ. Còn chị Nguyễn Thị Phượng, nhà ở đối diện với cơ sở sản xuất nhựa phản ánh: nhà chị luôn trong tình trạng “cửa đóng then cài” vì mùi khét, khói xộc vào nhà đến ngạt thở, lúc đi ngủ chị và các con cũng phải bịt khẩu trang suốt đêm, 2 con nhỏ của chị có triệu chứng bị viêm xoang do hít phải không khí ô nhiễm.
Theo khảo sát thực tế, cơ sở sản xuất nhựa tái sinh của ông Hùng tọa lạc trên diện tích 2.600m2, trong khuôn viên bao bì nhựa nguyên liệu được chất đống cao như núi. Cơ sở này có 1 máy giặt, 1 máy băm, 1 máy nấu nhựa và có khoảng 20 công nhân làm việc liên tục ngày đêm; mỗi ngày sản xuất khoảng 1 tấn hạt nhựa nguyên liệu. Ông Nguyễn Tình Thương, người được ủy quyền quản lý cơ sở cho biết: theo quy trình, bao bì phế liệu thu mua về sẽ được cho vào bể giặt sạch, nước thải sau đó được chảy trực tiếp xuống 3 bề lắng lộ thiên cạnh nhà máy. Bao bì sau khi được cho vào máy băm nhỏ rồi chuyển vào nồi nấu nhựa, nhựa nấu chảy sẽ qua một máy đùn và cắt thành hạt nhựa nguyên liệu. Để sản xuất được 1 tấn hạt nhựa thì phải chế biến hết 2 tấn nguyên liệu. Chính việc nước giặt bao bì được xả trực tiếp ra bể lắng không qua xử lý đã ngấm xuống đất, chảy ra đồng ruộng thấm vào mạch nước ngầm. Và quy trình băm, đốt nguyên liệu đã gây nên tiếng ồn và mùi khét khó chịu.
Ông Lương Phước Triệu - Trưởng thôn Nghĩa Lập cho biết, từ khi nhà máy nhựa này hoạt động, đời sống của gần 30 hộ dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Quá bức xúc, bà con trong thôn đã làm đơn gửi đến các cơ quan chức năng yêu cầu xử lý, nhưng đến nay mọi việc vẫn không có gì tiến triển (!). Về phía cơ quan chức năng, ông Trần Hữu Thái - Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Krông Pak cho biết: trước phản ánh của người dân, mới đây UBND huyện đã thành lập đoàn kiểm tra liên ngành tiến hành kiểm tra cơ sở này. Đoàn đã lập biên bản vi phạm hành chính đối với cơ sở do vi phạm cam kết bảo vệ môi trường, hoạt động sau 22 giờ đêm. Ống khói của cơ sở chỉ cao 5m, thấp hơn quy định 7m; có 3 bể lắng lọc nhưng không giúp việc xử lý triệt để. Về vấn đề xác định nguồn nước và không khí có bị ô nhiễm hay không thì phòng không thể kết luận được vì không có phương tiện đo đếm. Cũng theo ông Thái, thời gian tới phòng sẽ đề nghị Chi cục Bảo vệ môi trường tỉnh và Cảnh sát môi trường tiến hành kiểm tra, nếu cơ sở có vi phạm sẽ xử lý nghiêm theo quy định.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Trà Vinh tích cực cải thiện chỉ số xanh cấp tỉnh
- Hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới và Tháng hành động vì môi trường năm 2023.
- Nhiều hoạt động hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học 2023
- Trường Sa đang được xây dựng ra sao?
- Gỡ khó chính sách, tạo hành lang pháp lý thông hành cho doanh nghiệp
- 10 sự kiện môi trường nổi bật trong nước năm 2020
- 10 sự kiện môi trường nổi bật trong nước năm 2019
- Bộ Công Thương sẽ đề xuất mở rộng khai thác bauxite ở Tây Nguyên
- 10 sự kiện môi trường nổi bật trong nước năm 2018
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải (06/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành”
- Đồng Xoài treo thưởng cho người tìm ra thủ phạm phát tán mùi hôi trong không khí
- Trà Vinh tích cực cải thiện chỉ số xanh cấp tỉnh
- Diễn đàn về quản lý Khu dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang
- Hội nghị Ban Chấp hành VACNE 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội
- Thanh tra công tác quản lý khai thác, kinh doanh đất hiếm và quặng bô xít
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành”
- Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam
- Hội nghị Ban Chấp hành VACNE 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội
- Thanh tra công tác quản lý khai thác, kinh doanh đất hiếm và quặng bô xít
- Đồng Xoài treo thưởng cho người tìm ra thủ phạm phát tán mùi hôi trong không khí
- Diễn đàn về quản lý Khu dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang
- Trà Vinh tích cực cải thiện chỉ số xanh cấp tỉnh
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải
Đồng Xoài treo thưởng cho người tìm ra thủ phạm phát tán mùi hôi trong không khí
(Tin Môi Trường) - Thành phố Đồng Xoài treo thưởng tiền cho người nào tìm, cung cấp thông tin xác định thủ phạm gây ra mùi hôi thời gian qua.
Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt
(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.
Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam
(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.
Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.