Môi trường
Tết: hãy nhặt hoa thay vì hái lộc
(22:19:25 PM 17/01/2012)Những "nguyên tắc xanh" ngày xuân của các nghệ sĩ rất đơn giản và bạn và người thân hoàn toàn có thể thực hiện trong dịp tết này.
* Diễn viên Hồng Ánh: "Đi bộ ngắm xuân, nhặt hoa thay vì hái lộc"
Diễn viên Hồng Ánh - Ảnh: Thanh Đạm |
Những dịp đặc biệt như Tết Nguyên đán - khi việc tiêu thụ năng lượng, việc thải rác ra môi trường... đều tăng đột biến - thì việc kêu gọi thực hiện "tết xanh" càng cần thiết hơn bao giờ hết.
Tết xanh trong suy nghĩ của tôi là đón tết thật thân thiện với môi trường. Ngày tết, tôi rất thích đi bộ ngắm thành phố vì đường phố không quá đông và khoảng cách từ nhà tôi đến trung tâm chỉ mất khoảng 20 phút đi bộ. Tôi còn có một chiếc xe đạp để dùng khi di chuyển khoảng cách gần. Trong năm mới Nhâm Thìn, tôi có kế hoạch sẽ đi xe buýt cùng bạn bè.
Khi đi siêu thị, tôi thường dùng một túi nhựa tái chế hoặc một chiếc túi vải để đựng để không phải lấy túi nilông của siêu thị. Cả hai chiếc túi ấy đều có thể gấp gọn và giặt được để sử dụng nhiều lần. Người thân của tôi cũng thường từ chối một số túi nilông khi mua sắm.
Một trong những phong tục ngày tết là hái lộc. Có thể một người hái một nhành hoa, bẻ một cành cây thì hậu quả không thật lớn nhưng nếu 10 người, 100 người, 1.000 người cùng làm thì sẽ thật sự làm tổn thương môi trường.
Tại chùa Hoằng Pháp (huyện Hóc Môn, TP.HCM), những ngày cuối năm, các phật tử cùng đi nhặt hoa rơi rụng tại các chợ hoa, mang về chùa rửa sạch, đặt vào chiếc khay đẹp. Trong những thời khắc đầu tiên của năm mới, các sư thầy sẽ tặng hoa cho những người viếng chùa với ý nghĩa lộc đầu năm, như vậy mọi người không cần hái hoa, bẻ cành. Hằng năm, tôi cũng tham gia tặng hoa cho mọi người và chia sẻ thông điệp ấy.
Tôi có niềm tin lạc quan rằng ý thức bảo vệ môi trường của người dân đang dần nâng cao. Khi càng có nhiều người bất bình trước một hành vi hủy hoại môi trường nào đó thì số người có hành vi đó sẽ giảm dần.
* Diễn viên Quách Ngọc Ngoan: "Nhắc nhau cùng tiết kiệm"
Diễn viên Quách Ngọc Ngoan - Ảnh: Gia Tiến |
Những ngày giáp tết, các thành viên trong gia đình tôi ở huyện Đầm Dơi, Cà Mau thường chia sẻ các phần việc chuẩn bị tết và không quên nhắc nhau chuyện tiết kiệm và giữ gìn môi trường sống quanh mình thật sạch. Điều ấy được thể hiện trong những việc rất nhỏ như tắt các thiết bị điện khi không sử dụng, việc dùng đèn trang trí tết cũng tùy thời điểm trong ngày, không vứt rác bừa bãi, tiết kiệm nước; hoa tết chỉ chưng một ít, sau tết, hoa ấy có thể giữ lại trồng tiếp...
Riêng với các quý ông, tôi xin có đôi lời nhắn nhủ. Dịp tết, nhiều quý ông bận rộn với các chầu nhậu. Thật mong các quý ông hãy giữ gìn sức khỏe và đừng nên quá chén rồi phóng uế bừa bãi, làm xấu cảnh quan, ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng sức khỏe người khác.
* Siêu mẫu Xuân Lan: "Tiêu dùng vừa vặn với nhu cầu"
Siêu mẫu Xuân Lan - Ảnh: Thanh Đạm |
Tôi nghĩ thông điệp "tết xanh" không chỉ tương thích với bối cảnh những tác động của biến đổi khí hậu mà còn liên quan đến tình hình kinh tế khó khăn. Dịp tết, tôi nghĩ không cần tích trữ nhiều thức ăn để rồi không ăn hết, sau tết lại đổ đi, trong khi nhiều người còn thiếu ăn. Nếu bạn dư dả, hãy biết san sẻ. Như vậy, cái tết chung sẽ càng ấm áp hơn. Mỗi người hãy dùng vừa đủ với nhu cầu bản thân, vừa tiết kiệm tiền, vừa không góp phần vào lượng rác thải vốn thường rất lớn vào dịp lễ tết.
Các thành viên gia đình tôi cùng chia sẻ thông điệp tiết kiệm tối đa, cái gì cần mới mua và mua thì mua vừa đủ, kể cả dịp lễ tết. Việc sử dụng điện thực hiện theo nguyên tắc cần dùng ở khu vực nào thì mới mở. Như thế không có nghĩa "thắt lưng buộc bụng" mà đơn giản là dùng vừa với nhu cầu.
Ngày tết, tôi có thói quen xin lộc bằng cách khá đơn giản: mang một nén nhang tới chùa, thắp nén nhang, cầu mong những điều tốt lành rồi lại xin nén nhang ấy về nhà và xem như lộc. Nếu hàng trăm, hàng ngàn người cùng bẻ cành đầu năm, cùng xả rác... thì quả thật môi trường sẽ bị ảnh hưởng nặng. Mỗi cá nhân xem việc bảo vệ môi trường như giữ gìn sự tự trọng, giữ gìn lối sống đẹp của bản thân thì những hình ảnh đáng buồn ấy sẽ giảm dần.
* Diễn viên Tường Vy: "Đón tết xanh để chia sẻ với nhân viên vệ sinh"
Diễn viên Tường Vy - Ảnh: Gia Tiến |
Sau khi xem pháo hoa đêm giao thừa, hình ảnh quen thuộc là cả một "chiến trường rác" để lại. Nhiều điểm vui chơi công cộng ngày tết thường tràn ngập rác. Chính những điều ấy làm "bớt tết" của các nhân viên vệ sinh. Vẫn còn nhiều cá nhân chưa có ý thức cao nên sẵn sàng xả rác bừa bãi, thậm chí phản ứng khi có ai đó "mạnh dạn" nhắc nhở họ. Song, với công tác truyền thông về môi trường như hiện nay, tôi nghĩ sẽ "mưa dầm thấm đất".
Việc đón tết xanh có lẽ cần bắt đầu từ mỗi gia đình. Những ngày giáp tết, mỗi thành viên trong gia đình tôi đều gọn dẹp phòng của mình thật sạch sẽ. Yêu quý và giữ gìn thật xanh - sạch ngôi nhà của mình thì mình sẽ mong môi trường sống rộng lớn cũng sẽ thật đáng yêu, an toàn cho sức khỏe như thế. Tình cảm ấy sẽ định hướng cho mỗi người có những hành động thân thiện với môi trường.
* Nghệ sĩ ưu tú Việt Anh: "Bảo vệ môi trường để còn có tết mà ăn"
Nghệ sĩ ưu tú Việt Anh - Ảnh: Gia Tiến |
Lý do mỗi người cần ăn tết theo cách thật "xanh" rất đơn giản: để còn có tết mà tiếp tục ăn, không chỉ vì riêng bản thân mà còn vì thế hệ con cháu. Mỗi người ý thức một chút, hành động tích cực một chút là đã có thể góp phần bảo vệ môi trường chung.
Việc trang trí nhà cửa dùng đến điện cũng hạn chế. Có nhiều cách làm đẹp mà không cần tiêu tốn năng lượng. Tôi đi mua sắm thứ gì cũng mang theo một túi nilông có thể dùng nhiều lần để không phải lấy túi nilông ở nơi bán. Trong gia đình tôi, điện, nước, gas... đều tiết kiệm tối đa, dùng đúng lúc, đúng chỗ, vừa với nhu cầu.
Tâm lý xài "xả láng" mọi thứ vào dịp tết là mang tính "ăn xổi ở thì", chỉ biết lo cho bản thân mà không nghĩ đến thế hệ mai sau. Việc phá hoại môi trường bắt đầu từ những việc rất nhỏ. Và chuyện thể hiện tình cảm yêu quý môi trường cũng bắt đầu từ những việc không hề to tát mà mỗi gia đình, cá nhân đều có thể thực hiện.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Trà Vinh tích cực cải thiện chỉ số xanh cấp tỉnh
- Hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới và Tháng hành động vì môi trường năm 2023.
- Nhiều hoạt động hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học 2023
- Trường Sa đang được xây dựng ra sao?
- Gỡ khó chính sách, tạo hành lang pháp lý thông hành cho doanh nghiệp
- 10 sự kiện môi trường nổi bật trong nước năm 2020
- 10 sự kiện môi trường nổi bật trong nước năm 2019
- Bộ Công Thương sẽ đề xuất mở rộng khai thác bauxite ở Tây Nguyên
- 10 sự kiện môi trường nổi bật trong nước năm 2018
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải (06/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành”
- Đồng Xoài treo thưởng cho người tìm ra thủ phạm phát tán mùi hôi trong không khí
- Trà Vinh tích cực cải thiện chỉ số xanh cấp tỉnh
- Diễn đàn về quản lý Khu dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang
- Hội nghị Ban Chấp hành VACNE 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội
- Thanh tra công tác quản lý khai thác, kinh doanh đất hiếm và quặng bô xít
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành”
- Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam
- Hội nghị Ban Chấp hành VACNE 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội
- Thanh tra công tác quản lý khai thác, kinh doanh đất hiếm và quặng bô xít
- Đồng Xoài treo thưởng cho người tìm ra thủ phạm phát tán mùi hôi trong không khí
- Diễn đàn về quản lý Khu dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang
- Trà Vinh tích cực cải thiện chỉ số xanh cấp tỉnh
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải
Đồng Xoài treo thưởng cho người tìm ra thủ phạm phát tán mùi hôi trong không khí
(Tin Môi Trường) - Thành phố Đồng Xoài treo thưởng tiền cho người nào tìm, cung cấp thông tin xác định thủ phạm gây ra mùi hôi thời gian qua.
Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt
(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.
Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam
(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.
Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.