Thứ tư, 27/11/2024, 14:46:07 PM (GMT+7)

Quên phí môi trường với chất thải nguy hại

(12:16:43 PM 01/08/2011)
(Tin Môi Trường) - (Tinmoitruong.vn) - Câu chuyện này mới vỡ lẽ khi Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (C49B) có công văn đề nghị UBND TP.HCM tiến hành truy thu phí bảo vệ môi trường đối với chất thải nguy hại mà Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng Bình Chánh (BCCI) đã “nợ” từ năm 2009 đến nay.

 

 

Nhân viên Nhà máy xử lý nước thải Khu công nghiệp Lê Minh Xuân đổ bùn thải ra môi trường bị bắt quả tang ngày 17-4-2009 - Ảnh: N.TRIỀU

 

Theo nghị định 174/2007/NĐ-CP của Chính phủ, các tổ chức, cá nhân trong quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có phát sinh chất thải rắn thông thường và chất thải rắn nguy hại phải nộp phí bảo vệ môi trường (BVMT), trừ những đối tượng tự xử lý hoặc ký hợp đồng dịch vụ xử lý chất thải rắn đảm bảo tiêu chuẩn môi trường. Mức phí BVMT cụ thể cho từng địa phương do HĐND tỉnh, TP quyết định dựa trên mức khung do Chính phủ quy định. Tuy nhiên, đến nay TP.HCM chỉ ban hành mức phí BVMT đối với chất thải rắn sinh hoạt mà “quên” mức phí đối với chất thải rắn nguy hại, nên doanh nghiệp vin vào đó để lần lữa không chịu nộp.

 

Mặc cả và vặn vẹo

 

Cách đây hơn hai năm, ngày 17-4-2009, C49B bắt quả tang nhân viên của Nhà máy xử lý nước thải Khu công nghiệp Lê Minh Xuân thuộc BCCI dùng xe ba gác chở bùn thải đổ ra bãi đất trống trong khu công nghiệp. Theo biên bản vụ việc, lượng bùn thải đã đổ ra môi trường từ năm 2007 (khi có nghị định 174) đến thời điểm bị phát hiện lên tới hơn 1.500 tấn. Tuy nhiên, BCCI cho rằng lượng bùn không nhiều đến thế nên C49B chấp nhận cho BCCI tự cân đo lại và thống nhất khối lượng là 836 tấn (lấy tròn số). Kết quả kiểm nghiệm mẫu ở ba lần khác nhau đều xác định đây là chất thải nguy hại. Tháng 12-2009, C49B ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính 38 triệu đồng và yêu cầu BCCI truy nộp hơn 2,5 tỉ đồng phí BVMT đối với lượng bùn vi phạm nói trên.

 

Sau khi nộp phạt 38 triệu đồng, BCCI xin giảm số tiền phí BVMT xuống còn hơn 677 triệu đồng nhưng C49B không đồng ý. Đến tháng 6-2010 BCCI có công văn gửi C49B cam kết sẽ truy nộp số tiền phí BVMT như C49B đã yêu cầu, nhưng do điều kiện kinh tế khó khăn nên xin gia hạn thời gian thực hiện đến cuối năm. Tháng 8-2010 BCCI lại có văn bản đề nghị C49B xem xét lại khối lượng bùn và cho phép thay vì nộp phí BVMT vào ngân sách, BCCI sẽ dùng số tiền này để xử lý môi trường trong Khu công nghiệp Lê Minh Xuân. Một lần nữa C49B không đồng ý và yêu cầu BCCI chấp hành nghiêm việc truy nộp phí BVMT theo quy định.

 

Bất ngờ là sau đó BCCI lại có văn bản cho rằng đến nay TP.HCM chưa ban hành mức thu phí BVMT đối với chất thải nguy hại, nên việc truy thu hơn 2,5 tỉ đồng phí BVMT theo đề nghị của C49B là không có cơ sở. Tiếp đó C49B xin ý kiến của Tổng cục Môi trường và cơ quan này có văn bản xác nhận việc C49B đề nghị truy thu phí BVMT đối với BCCI là có cơ sở, đúng quy định của pháp luật hiện hành. Song BCCI vẫn nại lý do TP.HCM chưa ban hành mức phí nên không chịu nộp, và C49B có công văn đề nghị UBND TP.HCM có biện pháp truy thu.

 

Lúng túng vì chủ quan

 

Tại cuộc họp ngày 29-7-2011 với C49B và các sở ngành liên quan bàn cách truy thu phí BVMT đối với BCCI, lãnh đạo thanh tra Sở Tài nguyên - môi trường TP.HCM cho rằng tại điều 3 của nghị định 174, các tổ chức, cá nhân có phát sinh chất thải nguy hại nhưng tự xử lý hoặc ký kết hợp đồng xử lý với đơn vị có chức năng thì không phải nộp phí BVMT. “Theo quy định, các chủ nguồn thải đều phải ký kết hợp đồng xử lý với các đơn vị có chức năng nên TP không ban hành mức phí, bây giờ nếu truy thu thì không biết phải áp dụng mức thu nào”, lãnh đạo thanh tra Sở Tài nguyên - môi trường nói.

 

Đại tá Dương Văn Linh, phó cục trưởng C49B, cho rằng theo nghị định 174 phí BVMT đối với chất thải rắn nguy hại không quá 6 triệu đồng/tấn nên khi ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính, C49B đề nghị truy thu ở mức trung bình 3 triệu đồng/tấn. “Đây là mức đề nghị của C49B, vì thẩm quyền truy thu là thuộc UBND TP nên mức thu cụ thể bao nhiêu do TP quyết định”, ông Linh nói.

 

Theo đại diện Sở Tư pháp, do các cơ quan chức năng của TP.HCM nghĩ quá đơn giản rằng đã quy định các chủ nguồn thải đều đã ký hợp đồng xử lý chất thải nguy hại, nên không cần thiết ban hành mức phí BVMT đối với chất thải nguy hại, dẫn đến lúng túng khi xử lý vi phạm. Trong khi trên thực tế, không ít cơ sở ký hợp đồng xử lý chỉ để cho đủ thủ tục đối phó với cơ quan chức năng. Do đó, các đại biểu dự cuộc họp đã thống nhất sẽ báo cáo những vướng mắc về pháp lý và kiến nghị UBND TP trình HĐND TP ban hành mức phí BVMT đối với chất thải nguy hại theo luật định, và có quyết định cụ thể cho trường hợp của BCCI.

 

 

Không nộp phạt thì đào bùn thải lên

 

Trung tá Lâm Hiếu Nghĩa, Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường Công an TP.HCM (PC49), khẳng định về nguyên tắc BCCI phải có trách nhiệm truy nộp phí BVMT đối với lượng bùn thải nguy hại đã vi phạm. Tuy nhiên, do TP không ban hành mức phí BVMT để áp dụng trên địa bàn nên tạo kẽ hở để doanh nghiệp vi phạm vặn vẹo, né tránh. “Chúng tôi cũng đã xử phạt nhiều cơ sở vi phạm tương tự nhưng kinh nghiệm của PC49 là quy định thẳng trong hình thức phạt bổ sung, buộc cơ sở vi phạm phải đào tất cả bùn thải đã đổ lên để đưa đi xử lý thay vì truy thu phí BVMT, nhờ vậy mà chưa doanh nghiệp nào lách được” - ông Nghĩa cho biết.

 

NGUYỄN TRIỀU/TT
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Quên phí môi trường với chất thải nguy hại

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Chất lượng không khí tại Long Xuyên (An Giang) ở mức rất có hại cho sức khỏe

Chất lượng không khí tại Long Xuyên (An Giang) ở mức rất có hại cho sức khỏe

(Tin Môi Trường) - Sáng 12/8, theo ứng dụng PAM Air (mạng lưới quan trắc môi trường không khí độc lập đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam, phủ rộng tại 63 tỉnh, thành phố; do Công ty Cổ phần Tư vấn và tích hợp công nghệ D&L quản lý), điểm đo tại Thư viện tỉnh An Giang, thành phố Long Xuyên có chất lượng không khí ở mức 270, rất có hại cho sức khỏe, ảnh hưởng tới sức khỏe tất cả người dân trong khu vực.

Tin Môi Trường
 Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.

VACNE 30 năm
 Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI