Môi trường
Ô nhiễm ở khu chợ lợn lớn nhất miền Bắc
(12:01:34 PM 04/12/2011)Tại thôn An Nội, xã An Nội, từ 13 giờ hàng ngày, các xe chở lợn bắt đầu tập trung chuẩn bị cho những chuyến hàng tỏa đi các nơi. Một tài xế cho biết: “Chúng tôi ở xa muốn kiếm được chỗ tốt phải đến sớm mới được giao hàng sớm”.
Một giờ đồng hồ sau, chợ trở nên ồn ào, tấp nập với các loại phương tiện: ô tô, xe máy, xe 3 gác, xe lam… đến mua và phân phối lợn đi các lò mổ ở các tỉnh lân cận. Trung bình mỗi ngày tại đây tập trung trên 30 xe tải, lúc cao điểm con số này có thể tăng đến trên 40 chiếc, mỗi xe có tải trọng từ 5 tạ đến 1 tấn (chứa từ 20 - 30 con lợn).
Tại đây, lợn được đưa vào các khu chuồng, tắm qua. Nước thải này xả thẳng xuống mương cạnh cánh đồng lúa. Lượng rác thải, nước thải hàng ngày người dân nơi đây phải gánh tỷ lệ thuận với số lượng hàng họ nhập về rồi bán đi. Trời nắng mùi hôi thối từ mương nước bốc lên nồng nặc, trời mưa chất thải sủi bọt đóng váng và “chu du” khắp nơi.
Một người dân sống gần khu vực Cầu Gừng bức xúc: “Chúng tôi ở cách đấy gần cây số mà vẫn thấy mùi hôi lắm, nước sông về mùa này còn đỡ chứ về mùa cạn thì bốc mùi kinh khủng, giếng ăn thì phải khoan sâu đến hàng mấy chục mét vẫn không cải thiện được là bao”.
Khu chợ này hình thành từ năm 2002, từ đó kéo theo một loạt các dịch vụ ăn theo như: tắm lợn, rửa xe, các hàng nước, quán ăn... bất chấp mùi hôi thối nồng nặc. Xen lẫn giữa chợ lợn là các hàng nước giải khát, hàng ăn phục vụ người mua kẻ bán.
Ông Trần Xuân Vượng - Chủ tịch UBND xã An Nội - cho biết: “Việc họp chợ lợn ở thôn 5 là có thật, tuy nhiên tình trạng gây mất trật tự giao thông cũng như vấn đề ô nhiễm môi trường đang là mối băn khoăn của chính quyền địa phương...”.
Theo ông Trịnh Văn Tuyến - Bí thư Đảng bộ xã An Nội, huyện Bình Lục thì mỗi ngày khu chợ lợn họp từ 1h đến 5h chiều, có thể nhập và xuất đến hàng nghìn con lợn thịt ngay trong ngày… Đây là đầu mối cung ứng nguồn nguyên liệu cho lò mổ ở các tỉnh thành như: Hà Nội, Hải Phòng, Thái Bình, Ninh Bình… và là khu chợ trung chuyển lợn thịt lớn ở phía Bắc. Nhưng do chưa được quy hoạch và đưa vào quản lý nên công tác vệ sinh môi trường, an ninh trật tự và an toàn giao thông vẫn đang là vấn nạn tại đây.
Bao giờ hết ô nhiễm?
Để đưa khu chợ vào quản lý và khai thác một cách có hiệu quả, từ năm 2009, chính quyền địa phương đã lập kế hoạch đệ trình lên UBND huyện Bình Lục và cấp có thẩm quyền xin cho xây khu chợ. Gần đây nhất là vào ngày 4/8/2010, UBND xã An Nội đã có tờ trình số28/TTr- UBND về việc xin mở chợ đầu mối kinh doanh gia súc, gia cầm xã An Nội. Trong đó có nội dung hiện nay trên tuyến đường ĐH01 thuộc xã An Nội, người dân thường xuyên họp chợ buôn bán, giao dịch gia súc, gia cầm để cung cấp cho một số tỉnh miền Bắc.
Việc buôn bán này diễn ra hàng ngày đã gây ách tắc giao thông và ô nhiễm môi trường, gây mất trật tự an ninh khu vực thuộc xã An Nội. Để việc tập kết gia súc, gia cầm của nhân dân trong xã và các vùng lân cận được nhanh chóng, thuận tiện đảm bảo vệ sinh môi trường, an toàn giao thông trên tuyến ĐH01, UBND xã An Nội xin được xây dựng chợ đầu mối gia súc, gia cầm tại thửa đất số 4 - 5 tờ bản đồ số 30 với tổng diện tích 5000m2…
Tuy nhiên, theo sự trình bày của lãnh đạo địa phương nơi đây thì sau nhiều lần chỉnh sửa mở rộng khu chợ lên 10.000m2, để có chỗ giành cho công tác xử lý môi trường và vị trí để xe trong chợ nên đến nay vẫn còn phải đợi phê duyệt. Theo đó mà sự việc trên đến nay cũng chỉ dừng lại trên giấy, gây bức xúc từ nhiều năm nay.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Trà Vinh tích cực cải thiện chỉ số xanh cấp tỉnh
- Hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới và Tháng hành động vì môi trường năm 2023.
- Nhiều hoạt động hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học 2023
- Trường Sa đang được xây dựng ra sao?
- Gỡ khó chính sách, tạo hành lang pháp lý thông hành cho doanh nghiệp
- 10 sự kiện môi trường nổi bật trong nước năm 2020
- 10 sự kiện môi trường nổi bật trong nước năm 2019
- Bộ Công Thương sẽ đề xuất mở rộng khai thác bauxite ở Tây Nguyên
- 10 sự kiện môi trường nổi bật trong nước năm 2018
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải (06/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành”
- Đồng Xoài treo thưởng cho người tìm ra thủ phạm phát tán mùi hôi trong không khí
- Trà Vinh tích cực cải thiện chỉ số xanh cấp tỉnh
- Diễn đàn về quản lý Khu dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang
- Hội nghị Ban Chấp hành VACNE 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội
- Thanh tra công tác quản lý khai thác, kinh doanh đất hiếm và quặng bô xít
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành”
- Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam
- Hội nghị Ban Chấp hành VACNE 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội
- Thanh tra công tác quản lý khai thác, kinh doanh đất hiếm và quặng bô xít
- Đồng Xoài treo thưởng cho người tìm ra thủ phạm phát tán mùi hôi trong không khí
- Diễn đàn về quản lý Khu dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang
- Trà Vinh tích cực cải thiện chỉ số xanh cấp tỉnh
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải
Đồng Xoài treo thưởng cho người tìm ra thủ phạm phát tán mùi hôi trong không khí
(Tin Môi Trường) - Thành phố Đồng Xoài treo thưởng tiền cho người nào tìm, cung cấp thông tin xác định thủ phạm gây ra mùi hôi thời gian qua.
Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt
(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.
Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam
(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.
Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.