Thứ tư, 27/11/2024, 02:40:53 AM (GMT+7)

Nói sao về ô nhiễm môi trường Việt Nam?

(20:24:21 PM 19/02/2012)
(Tin Môi Trường) - (Tinmoitruong.vn) -Không cần phải chờ đến khi thế giới cảnh báo, mối nguy hại của ô nhiễm môi trường vẫn luôn là vấn nạn mà dân Việt đang phải đối mặt hàng ngày, nhưng cũng chẳng hề thừa khi – một lần nữa – gióng hồi chuông báo động, khi mà kết quả nghiên cứu vừa công bố tại Diễn đàn Kinh tế thế giới Davos, thì Việt Nam nằm trong số 10 quốc gia có chất lượng không khí thấp và ảnh hưởng nhiều nhất đến sức khỏe.

Hà Nội ngày càng bụi

Theo báo cáo về hiện trạng môi trường Hà Nội năm 2011 của Sở TN&MT Hà Nội, chất lượng môi trường không khí tại Hà Nội đang suy giảm. Trong đó, giao thông vận tải là nguồn gây ô nhiễm lớn đối với không khí, nhất là sự phát thải các khí carbon oxide (CO), hỗn hợp các chất hữu cơ bay hơi (VOC) và nitơ dioxide (NO2). Khí VOC có chứa nhiều loại hóa chất về lâu dài có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. Hỗn hợp khí này có thể được tìm thấy trong hàng ngàn sản phẩm, nhất là các sản phẩm dùng trong nhà như các loại sơn và dung môi sơn, hóa chất tẩy rửa, vật liệu xây dựng và nội thất, thiết bị văn phòng. Lượng thải các khí này tăng lên hàng năm cùng với sự phát triển về số lượng của các phương tiện giao thông.

Nồng độ bụi bẩn ở Hà Nôi ngày một nhiều hơn. Trung bình các nơi công cộng ở thủ đô nồng độ bụi vượt quá chuẩn cho phép 2 đến 4 lần (theo tiêu chuẩn của các nước Châu Âu, Châu Mỹ, nồng độ bụi ở các thành phố chỉ được phép vượt quá tiêu chuẩn cho phép 1-2 lần). Các khu vực như đường Khuất Duy Tiến, quốc lộ 32, đường Nguyễn Trãi... ô nhiễm bụi đang ở mức cao nhất Hà Nội và xu hướng ngày càng gia tăng. Các khu vực ngã tư có mật độ xe lưu thông cao, nồng độ bụi cũng vượt quy chuẩn cho phép.

Các khu vực hay công trường đang xây dựng, cải tạo, sửa chữa như Lê Văn Lương, Khuất Duy Tiến, Nguyễn Trãi, Nguyễn Xiển, Phạm Hùng, Láng Hoà Lạc, Văn Điển, Bắc Thăng Long, v.v…nồng độ bụi cũng vượt quá chuẩn cho phép 5 lần. Nồng độ các chất ô nhiễm khác đều vượt chuẩn nhiều lần, trong đó có các chất cực độc như Pb, SO2. Ô nhiễm do bụi cao nhất là những hôm trời hành và gió mạnh.

Trên các tuyến giao thông như đường Vành đai 3, Phạm Hùng, Nguyễn Trãi, Đại Lộ Thăng Long... những phương tiện vận chuyển chất thải, phế thải, vật liệu xây dựng không hề được che chắn đúng quy định, không được rửa sạch trước khi rời khỏi bãi tập kết làm rơi rớt cát, sỏi, phế thải ra đường. Đây chính là nguồn bụi gây ra tình trạng ô nhiễm không khí như hiện nay. 

Các công trình giao thông, kè sông, đường giao thông, cầu vượt, đường hầm dành cho người đi bộ không hoàn thành đúng tiến độ, đã tạo nên một lượng bụi rất lớn.

Ngoài ra còn có bụi, khói từ các khu công nghiệp tập trung (cũ và mới), ô tô, xe máy. Đa phần các cơ sở sử dụng công nghệ lạc hậu, dùng than đá mà không có các thiết bị thu gom xử lý bụi. Các nhà máy đan xen với khu dân cư, cơ sở hạ tầng không được xây dựng đồng bộ nên cũng gây ô nhiễm nặng.

Theo tính toán của các chuyên gia nước ngoài, nếu GDP tăng gấp đôi thì nguy cơ chất thải tăng gấp 3-5 lần. Và nếu như trình độ công nghệ sản xuất, cơ cấu sản xuất, trình độ quản lý sản xuất, trình độ quản lý môi trường không được cải tiến thì sự tăng trưởng sẽ kéo theo sự gia tăng các loại chất thải gây ô nhiễm môi trường gây sưc ép cho môi trường, khiến cho môi trường đô thị bị ô nhiễm trầm trọng. Trong khi đó đến năm 2011, dân số thành thị là khoảng 27% so với dân số cả nước, dự kiến năm 2020 là 45%. Điều đó, chứng tỏ quá trình đô thị hóa của ta đang tăng rất nhanh qua từng năm và đặt ra thách thức lớn cho môi trường.

GS.TS. Vũ Hoan, Chủ tịch Liên hiệp các hội Khoa học Kỹ thuật Hà Nội đánh giá, tình trạng ô nhiễm môi trường không khí tại Hà Nội đang ở mức báo động đỏ. Nồng độ bụi lơ lửng ở các quận nội thành đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép 5 - 6 lần, thậm chí có nơi trên 10 lần. Lượng khí thải độc hại ngày càng gia tăng và tác động tiêu cực tới con người, môi trường sống.

TS Hoàng Dương Tùng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường thừa nhận, hầu hết các khu vực của Hà Nội, nồng độ bụi những năm gần đây đều vượt tiêu chuẩn cho phép. Hàm lượng ô nhiễm tại các nút giao thông và các công trường đang xây dựng vẫn duy trì ở mức cao, vượt quy chuẩn Việt Nam. Hầu hết các ngã ba, ngã tư ở Hà Nội đều có nồng độ bụi tổng số vượt tiêu chuẩn cho phép. Điển hình như các tuyến đường Kim Liên, Giải Phóng, Nguyễn Trãi, Phùng Hưng (Hà Đông)...  Lượng thải các khí này tăng lên hàng năm cùng với sự phát triển về số lượng của các phương tiện giao thông và các công trình xây dựng, nhất là xây dựng các tòa cao tầng.

TP HCM: Nguy hiểm – cao hơn báo động

Theo khảo sát của một nhóm SV Khoa Công nghệ Môi trường ĐHDL Văn Lang thì hoạt động giao thông vận tải, các ngành công nghiệp, thủ công nghiệp và hoạt động xây dựng là những nguồn chính gây ô nhiễm không khí ở các khu đô thị. Trong đó, ô nhiễm không khí ở các đô thị trung tâm chủ yếu là do giao thông gây nên (khoảng 70%). Tình trạng ô nhiễm một số khí độc  như CO, SO2, NO2 trong không khí tại các đô thị đặc biệt nghiêm trọng lại một số địa điểm như các nút giao thông trọng yếu (đặc biệt vào những giờ cao điểm), những khu vực công trường xây dựng… nồng độ các chất thải nguy hại này (nhất là khí NO2) đã tăng cao và vượt xa so với trị số cho phép.

Khi đề cập đến vấn đề này một cách cụ thể hơn, ông Đặng Văn Khoa – Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường TPHCM đưa ra quan điểm: Cùng với sự phát triển rất nhanh của TP trong hơn 35 năm qua thì “mặt trái” của nó chính là sự ô nhiễm môi trường sống. Điều này xảy ra do  thời gian đầu ý thức của cả người dân lẫn những cán bộ cơ quan công quyền đều ở mức độ “hiểu biết  lờ mờ”. Sau vài năm gần đây thì ý thức cũng đã rõ nét hơn nhưng hành động cụ thể vẫn còn rất yếu ớt… những điều này khiến tình trạng ô nhiễm môi trường ở TPHCM hiện nay ở mức độ không phải chỉ đáng báo động mà phải nói là “ Nguy hiểm - cao hơn báo động” (!). Bởi, sự ô nhiễm đang hàng ngày hàng giờ  góp phần tác động khiến suy giảm sức khỏe, chất lượng cuộc sống của cư dân thành phố. Điều này được phần nào minh chứng bởi số lượng bệnh nhân đến với BV ưng bướu ngày càng đông.

Cũng theo đánh giá của vị Chủ tịch này: Vấn đề ô nhiễm, từ bụi khói, tiếng ồn, nguồn nước… đang “thập diện mai phục” cuộc sống của người dân TPHCM. Song, nổi cộm và nhức nhối nhất hiện nay chính là ô nhiễm nguồn nước. Dư luận xã hội đã từng rất phẫn nộ khi nhìn thấy những hình ảnh ô nhiễm của  kênh Ba Bò, kênh Tham Lương…  khiến chính quyền đã phải vào cuộc,  nhà nước đã phải bỏ ra hàng 7-8 trăm tỉ đồng để cải thiện. Vậy mà mới gần đây, thời gian chưa đầy một tuần trong một buổi khảo sát thực tế, tôi tận mắt chứng kiến dòng nước đục ngầu, đủ màu sắc và nóng hổi... đổ ra ở kênh Ba Bò. Thiết nghĩ, điều này khiến không chỉ giới chuyên môn mà chỉ cần là những người dân biết tôn trọng môi trường cũng đã phải rất đau lòng khi chứng kiến.  Khi nhìn thấy sự thật này, tôi không khỏi đau lòng khi nghĩ về số tiền phải bỏ ra để “cứu” những dòng kênh này. Và một câu hỏi đã được đặt ra: Không biết những nhà máy, cơ sở  sản xuất…  ở khu vực này đã tạo ra được bao nhiêu lợi nhuận mà lại có thể nhẫn tâm tàn phá môi trường nước một cách “dã man” như vậy? Những lợi nhuận liệu có thể đổi lại với sự ô nhiễm của khu dân cư này nói riêng và dân cư TP chúng ta nói chung đang phải gánh chịu?...  – Ông Đặng Văn Khoa kết luận.

Nhìn nhận vấn đề ở góc độ chuyên môn – PTS - BS Đào Xuân Dũng – Phó GĐ BV Ung Bướu TPHCM đưa ra quan điểm:  Những chất khí độc hại tồn tại trong khói, bụi (như một số benzen vòng trong xăng) hoặc những chất hóa học  trong một số loại thuốc trừ sâu, phân bón hoặc trong chất thải công nghiệp của hoạt động sản xuất công nghiệp dệt, nhuộm, tẩy (chưa được xử lý an toàn, thải trực tiếp ra môi trường theo đường nước hoặc thậm chí là ngấm vào đất, vào mạch nước ngầm)… đều có nguy cơ gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Đến nay, ở ta chưa có được những khảo sát, nghiên cứu thật cụ thể, chi tiết về khả năng của từng tác nhân trong môi trường sống có thể gây nên bệnh ung thư như thế nào? Cấp độ nguy hiểm ra sao. Song, theo khuyến cáo cập nhật nhất từ những tổ chức chuyên ngành nghiên cứu về bệnh ung thư của thế giới thì bên cạnh các tác nhân như  tình trạng nhiễm trùng… thì tác tại của những chất độc hại tồn tại trong môi trường và trong sinh hoạt như khói bụi, khói thuốc lá. Hoặc thậm chí tiềm ẩn trong thực phẩm chế biến… đều bị liệt vào danh sách các mối nguy cơ hàng đầu có khả năng gây ung thư cho con người. Còn một cách cảm quan mà nhận định, số lượng người mắc bệnh ung thư đã và đang có chiều hướng gia tăng trong những thập niên gần đây. Trong đó, cũng chưa thể loại trừ nguyên nhân từ sự ô nhiễm của môi trường sống gây nên.

GS.TSKH Phạm Ngọc Đăng, Chủ tịch Hội Môi trường xây dựng Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cho biết Hà Nội và TP.HCM là nơi mà tình trạng ô nhiễm không khí diễn ra nặng nhất với nồng độ nhiều chất khí đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép nhiều lần.

Theo Cục Kỹ thuật An toàn và Môi trường Công nghiệp- Bộ Công Thương, năm tỉnh thành có hoạt động công nghiệp lớn nhất cũng là những địa phương gây ô nhiễm không khí nghiêm trọng nhất là Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai và Hải Phòng.


 

Theo Lao Động
Từ khóa liên quan: ô nhiễm, môi trường, Việt Nam,
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Nói sao về ô nhiễm môi trường Việt Nam?

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Chất lượng không khí tại Long Xuyên (An Giang) ở mức rất có hại cho sức khỏe

Chất lượng không khí tại Long Xuyên (An Giang) ở mức rất có hại cho sức khỏe

(Tin Môi Trường) - Sáng 12/8, theo ứng dụng PAM Air (mạng lưới quan trắc môi trường không khí độc lập đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam, phủ rộng tại 63 tỉnh, thành phố; do Công ty Cổ phần Tư vấn và tích hợp công nghệ D&L quản lý), điểm đo tại Thư viện tỉnh An Giang, thành phố Long Xuyên có chất lượng không khí ở mức 270, rất có hại cho sức khỏe, ảnh hưởng tới sức khỏe tất cả người dân trong khu vực.

Tin Môi Trường
 Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.

VACNE 30 năm
 Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI