Thứ tư, 22/01/2025, 19:09:18 PM (GMT+7)

Nâng cao hiệu quả quản lý 8 lĩnh vực tài nguyên và môi trường

(16:06:35 PM 01/01/2014)
(Tin Môi Trường) - Với sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; sự hỗ trợ tích cực của các Bộ, ngành, cơ quan liên quan ở Trung ương và địa phương; sự đoàn kết, nhất trí cao của tập thể và sự nỗ lực của các cán bộ, công chức, viên chức, năm 2013, ngành Tài nguyên và Môi trường ( TN&MT ) đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được Đảng, Chính phủ và nhân dân giao phó, góp phần quan trọng vào việc đạt được những thành tựu chung về phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

 

( Ảnh minh họa )

 

Hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước trên cả 8 lĩnh vực ngày càng được nâng cao. Nhận xét về kết quả nổi bật của ngành trong năm 2013, Bộ trưởng Bộ TN&MT Nguyễn Minh Quang cho rằng: Nhờ tiếp tục hoàn thiện một bước thể chế, chính sách, pháp luật về TN&MT , v ới sự tham gia tích cực của các Bộ, ngành và địa phương, Bộ TN&MT đã hoàn thành xây dựng, trình B an cán sự Đảng Chính phủ trình Ban Chấp hành Trung ương khóa XI ban hành Nghị quyết số 24 về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. Có thể nói đây là một đợt sinh hoạt chính trị rộng khắp của toàn ngành, lôi cuốn sự tham gia đóng góp ý kiến của đông đảo các nhân sỹ, trí thức, mọi tầng lớp nhân dân về các lĩnh vực quản lý nhà nước của ngành. 

 
 
Bộ đã hoàn thành việc chỉnh lý để trình Quốc hội thông qua Luật Đất đai sửa đổi tại kỳ họp thứ 6 vừa qua, với nhiều nội dung đổi mới, góp phần tháo gỡ những vướng mắc, bất cập trong công tác quản lý đất đai hiện nay. 
 
 
Dự án Luật B ảo vệ môi trường sửa đổi đã được Quốc hội thảo luận, cho ý kiến tại kỳ họp thứ 6 vừa qua. Bộ đã xây dựng ban hành hoặc trình ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật, các quy hoạch, chiến lược, chương trình mục tiêu quốc gia đối với từng lĩnh vực cụ thể, tạo hành lang pháp lý ngày càng hoàn thiện, đồng bộ cũng như cơ sở định hướng quan trọng cho công tác quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu trong thời gian tới. 
 
 
Toàn ngành đã tích cực triển khai thực hiện nhiệm vụ cấp bách cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo Nghị quyết số 30 của Quốc hội. 
 
 
Tính đến 31/12/2013 , c ả nước đã cấp được trên 40 triệu G iấy chứng nhận quyền sử dụng đất với tổng diện tích 22,3 triệu ha, đạt 92,2% diện tích cần cấp Giấy chứng nhận và đạt 94% tổng số trường hợp sử dụng đất cần cấp G iấy chứng nhận . Năm 2013 , số G iấy chứng nhận quyền sử dụng đất tăng gấp 3 lần so với kết quả cấp giấy năm 2012. 
 
 
Bên cạnh đó, t oàn ngành đã đồng loạt đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm đối với hành vi vi phạm trên toàn bộ các lĩnh vực, giải quyết dứt điểm được nhiều vụ việc khiếu nại, tố cáo tồn đọng, kéo dài. 
 
 
Đặc biệt, trong năm 2013, cả Trung ương và địa phương đã tổ chức gần 1.000 đoàn thanh tra, kiểm tra đối với hơn 1.400 tổ chức, cá nhân ; t rong đó có 250 đoàn thanh tra, kiểm tra về đất đai , hơn 200 đoàn thanh tra, kiểm tra về môi trường , 250 đoàn thanh tra, kiểm tra về khoáng sản , gần 200 đoàn thanh tra, kiểm tra chuyên đề kết hợp nhiều lĩnh vực , gần 200 đoàn kiểm tra việc thực hiện kết luận sau thanh tra. 
Bộ trực tiếp tiến hành 80 đoàn thanh tra, kiểm tra với hơn 700 tổ chức, cá nhân, tập trung vào t hanh tra diện rộng việc chấp hành Pháp luật đất đai trong công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn cả nước ; thanh tra , kiểm tra chuyên đề kết hợp nhiều lĩnh vực và từng lĩnh vực. 
 
 
Bộ cũng đã phối hợp chặt chẽ với các địa phương thống nhất giải quyết dứt điểm 28/28 vụ việc khiếu nại, tố cáo tồn đọng theo kế hoạch của Thanh tra Chính phủ và 49 vụ việc tồn đọng, kéo dài khác . 
Qua công tác thanh tra , kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo đã chỉ ra được những yếu kém, hạn chế và các sai phạm; xử lý kịp thời đối với những tổ chức, cá nhân c ó v i phạm, góp phần nâng cao hiệu lực và hiệu quả công tác quản lý nhà nước của ngành . 
 
 
Hoàn thành yêu cầu nhiệm vụ, tạo được nhiều chuyển biến tích cực trong các lĩnh vực quản lý nhà nước của ngành. Công tác quản lý cấp phép hoạt động khoáng sản đã đi vào nề nếp hơn, chấp hành nghiêm túc chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, qua đó khắc phục được một bước tình trạng “chảy máu” khoáng sản. Đ ã xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành quy trình vận hành liên hồ của 20 hồ chứa trên 5 lưu vực sông quan trọng; hoàn thành việc xác định và lập danh mục của 3.450 con sông với chiều dài từ 10 km trở lên trên lãnh thổ Việt Nam. K ịp thời tham mưu cho Bộ Chính trị, Thường trực Chính phủ các đối sách và giải pháp trong giải quyết các vấn đề nóng của hợp tác trong quản lý tài nguyên, nguồn nước sông Mê Công . 
 
 
Tăng cường công tác kiểm soát ô nhiễm môi trường, công tác quản lý chất thải và cải thiện môi trường làng nghề, khu, cụm công nghiệp, các lưu vực sông . Đến nay, trong cả nước đã có 141/194 khu công nghiệp (73%) đã có hệ thống xử lý nước thải theo quy định ; 378/439 cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đã hoàn thành biện pháp xử lý ô nhiễm triệt để (86,1%). Bộ đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét chỉ đạo rà soát đưa ra khỏi quy hoạch đối với hai dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A , là vấn đề được dư luận xã hội hết sức quan tâm. 
 
 
Tích cực triển khai các nhiệm vụ quản lý tổng hợp thống nhất biển, hải đảo; xây dựng quy hoạch tổng hợp đới bờ ; trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo với mục tiêu hài hoà lợi ích chung giữa các bên liên quan trong khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo. 
 
 
Năm 2013, ngành TN&MT đã dự báo kịp thời và cảnh báo chính xác tình hình khí tượng thủy văn, các hiện tượng khí hậu, thời tiết cực đoan như bão, mưa lũ, hoàn thành tốt yêu cầu nhiệm vụ góp phần quan trọng trong việc phòng chống, giảm nhẹ thiên tai trong năm. 
 
 
Tích cực tham gia các hoạt động hợp tác quốc tế, vận động tài trợ thực hiện các chương trình, dự án về biến đổi khí hậu ; c huẩn bị tốt nội dung cho đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị các bên tham gia công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu và Nghị định thư Kyoto lần thứ 19 tại Ba Lan (COP19). Tại Hội nghị, Việt Nam đã tái khẳng định quyết tâm hợp tác chặt chẽ cùng cộng đồng quốc tế ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu và kêu gọi các nước phát triển sớm đưa ra các cam kết cắt giảm, hạn chế phát thải khí nhà kính. 
 
 
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ viễn thám; tích cực và nghiêm túc thực hiện các nhiệm vụ phân giới, cắm mốc biên giới trên đất liền Việt Nam - Campuchia; tăng dày, tôn tạo và hiện đại hóa hệ thống mốc biên giới Việt Nam - Lào; xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ quản lý biên giới Việt Nam - Trung Quốc. 
T ập trung kiện toàn tổ chức bộ máy; quan tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của ngành. Tập trung phát triển các trường trực thuộc Bộ phục vụ đào tạo, cung cấp nhân lực ngành TN&MT; phát triển các Viện thuộc Bộ nhằm đẩy mạnh công tác nghiên cứu, triển khai khoa học và công nghệ phục vụ công tác quản lý nhà nước của ngành. 
 
 
Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang cũng thẳng thắn đánh giá: Mặc dù đạt được nhiều kết quả quan trọng nhưng công tác quản lý của ngành vẫn còn những hạn chế nhất định. Khiếu kiện về đất đai tuy có giảm nhưng nhiều vấn đề phức tạp ở địa phương chưa được giải quyết triệt để. Công tác quản lý, cấp phép hoạt động khoáng sản còn một số tồn tại, hạn chế chưa được khắc phục, đặc biệt là khai thác khoáng sản gắn với bảo vệ môi trường. 
 
 
Việc tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường còn chưa nghiêm. Hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu còn thiếu đồng bộ, chưa đạt kết quả theo yêu cầu của thực tiễn. Tiềm năng tài nguyên biển chưa được đánh giá đầy đủ làm cơ sở cho quản lý, khai thác và bảo vệ. Tổ chức, bộ máy và đội ngũ cán bộ tuy đã được quan tâm kiện toàn nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ, đặc biệt là tại cơ sở. 
Vì vậy, đây là những vấn đề trọng tâm sẽ tiếp tục được toàn ngành tập trung khắc phục trong năm 2014, năm có ý nghĩa quan trọng, tạo đà cho việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu của Kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm 2011 - 2015. Nhiệm vụ quan trọng đặt ra cho toàn ngành trong năm 2014 là “Đẩy mạnh thực thi pháp luật, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra trong toàn ngành tài nguyên và môi trường”. 
 
 
Theo đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường tập trung thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về quản lý đất đai, môi trường, tài nguyên nước , đặc biệt đối với các khu công nghiệp , các lưu vực sông ; việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường đối với các làng nghề, cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ , khu công nghiệp, cụm công nghiệp gây ô nhiễm môi trường trên các lưu vực sông và hoạt động khai thác, vận chuyển, chế biến khoáng sản ; t ăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong việc chấp hành pháp luật đất đai đối với các tổ chức kinh tế thực hiện dự án đầu tư khu đô thị; kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra về khoáng sản trong năm 2012 - 2013; ngăn chặn tình trạng khai thác khoáng sản trái phép; kiểm tra việc thực hiện quy trình vận hành liên hồ chứa tại một số lưu vực sông. Xử lý nghiêm các vi phạm pháp luật về TN&MT; nâng cao hiệu lực và hiệu quả công tác quản lý nhà nước trong toàn ngành. tiếp tục tập trung xây dựng, hoàn thiện và tổ chức triển khai có hiệu quả các chính sách, pháp luật về TN&MT.
 
Khẩn trương ban hành các văn bản hướng dẫn và triển khai các Luật, Nghị quyết, Kết luận đã được Đảng, Quốc hội, Chính phủ thông qua; tập trung xây dựng, trình Chính phủ trình Quốc hội thông qua Luật bảo vệ môi trường (sửa đổi); hoàn thiện Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật. Đẩy mạnh tuyên truyền phổ biến, chuẩn bị tốt các điều kiện cần thiết để triển khai Luật Đất đai sau khi có hiệu lực thi hành vào ngày 1/7/2014. 
 
 
 Kiện toàn tổ chức bộ máy từ Trung ương đến địa phương; nâng cao năng lực, tăng cường kỷ luật, kỷ cương của cán bộ công chức trong thực hành công vụ; phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Trong đó, chú trọng việc kiện toàn Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất 1 cấp, Tổ chức phát triển quỹ đất, các bộ phận chuyên môn về môi trường, khoáng sản, tài nguyên nước, biển và hải đảo... tại địa phương. Chấn chỉnh, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về kỷ luật, kỷ cương hành chính thi hành công vụ, nâng cao một bước ý thức trách nhiệm phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nhất là đội ngũ lãnh đạo, quản lý trong ngành TN&MT. Thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng, chống tham nhũng, lãng phí tập trung vào các lĩnh vực quản lý đất đai, tài nguyên khoáng sản. 
 
 
Đẩy mạnh hợp tác quốc tế, tranh thủ kinh nghiệm, nguồn tài trợ của các nước, các tổ chức quốc tế cho công tác TN&MT nhằm hỗ trợ t í ch cực cho hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng ; quản lý tổng hợp và sử dụng hiệu quả tài nguyên và bảo vệ môi trường; phòng ngừa và xử lý ô nhiễm ; nâng cao năng lực và thể chế quản lý nhà nước về TN&MT .
Văn Hào ( TTXVN )
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Nâng cao hiệu quả quản lý 8 lĩnh vực tài nguyên và môi trường

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
 Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.

VACNE 30 năm
 Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI