Thứ tư, 27/11/2024, 02:38:22 AM (GMT+7)

Môi trường sống xuống cấp trầm trọng

(11:06:01 AM 10/02/2012)
(Tin Môi Trường) - (Tinmoitruong.vn) -Các chỉ số môi trường tác động đến sức khỏe con người ở Việt Nam đa số đều dưới mức trung bình Nhiều chỉ tiêu về môi trường của Việt Nam nằm dưới mức trung bình theo chỉ số hiệu suất môi trường EPI (Environmetal Performances Index) vừa được công bố tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới Davos 2012.

Cái gì cũng tệ

 

EPI là một phương pháp lượng giá tiêu chuẩn môi trường thông qua chính sách của mỗi quốc gia, được thực hiện  bởi Đại học Yale và Đại học Columbia (Mỹ), có sự phối hợp của Diễn đàn Kinh tế Thế giới và Ủy ban châu Âu.

 

Thông qua các dữ liệu liên quan đến chính sách, số liệu đo đạc từ vệ tinh, những người thực hiện sẽ cho điểm 22 yếu tố liên quan đến 10 chính sách lớn của các quốc gia:  không khí, nông nghiệp, hệ sinh thái, rừng, biến đổi khí hậutheo thang điểm 100.


Việt Nam là một trong 10 quốc gia có không khí “bẩn” nhất thế giới. 
Trong ảnh: Khói tràn ngập khu vực chung cư Phúc Yên, quận Tân Bình - TPHCM do người dân đốt rác chiều 9-2. Ảnh: TẤN THẠNH

 

 

Vị trí trên bảng xếp hạng EPI của mỗi quốc gia phụ thuộc vào số điểm quốc gia đó đạt được. EPI năm 2012 nghiên cứu xếp hạng cho 132 nước trên thế giới.

 

Đối với Việt Nam, phần lớn các chỉ tiêu thành phần đều nằm dưới mức trung bình. Đơn cử, nguồn nước dành cho hệ sinh thái chỉ được 37,8 điểm, môi trường ngư trường chỉ được 19 điểm, môi trường nông nghiệp chỉ đạt 47,8 điểm...

 

Đặc biệt các chỉ số môi trường tác động đến sức khỏe con người: môi trường gây dịch bệnh đạt 66,4 điểm (xếp vị trí 77/132 nước), nước sinh hoạt chỉ được 42,5 điểm (vị trí 90/132), không khí chỉ đạt 31 điểm (vị trí 123/132).

 

Kết quả, Việt Nam đứng hàng thứ 79 trên bậc thang 132 nước, tính theo EPI. Đứng đầu bảng là Thụy Sĩ và nước có chỉ số môi trường tệ nhất là Iraq.

 

Kéo dài, “bệnh” sẽ trầm trọng

 

Ngoài EPI, một chỉ tiêu quan trọng không kém là sự thay đổi, kết quả cải thiện môi trường trong vòng một thập kỷ và điều đáng buồn là Việt Nam chỉ đứng hàng thứ 73, tức là vẫn chưa có sự cải thiện vượt bậc trong các chính sách quản lý, bảo vệ môi trường.

 

TS Lê Văn Khoa, Đại học Khoa học Tự nhiên TPHCM, cho biết ông không hề ngạc nhiên về các thông tin xung quanh chỉ số EPI 2012 vừa được công bố vì khói bụi mịt mù, sông ngòi ô nhiễmlà hình ảnh rất quen thuộc ở các đô thị lớn của Việt Nam. Môi trường Việt Nam ngày càng tệ, các nhà quản lý rõ hơn ai hết và họ cũng đề ra khá nhiều giải pháp cải thiện.

 

Ví dụ, xây dựng các chương trình giảm thiểu ô nhiễm không khí giao thông, không khí quanh các KCN, đưa ra các giải pháp thay thế nhiên liệu, công nghệ gây ô nhiễm môi trường

 

Tuy nhiên, những giải pháp này thời gian qua đã không được thực hiện đồng bộ, quyết liệt từ các bộ, ngành đến địa phương. Chỉ số Trend EPI đã phản ánh rất rõ nguyên nhân tình trạng môi trường ngày càng xuống dốc tại Việt Nam.

 

“Sức khỏe sa sút, tài sản bị hủy hoại vì ô nhiễm môi trườngcho  nên bất cứ người dân nào cũng có thể cảm nhận chất lượng môi trường đang ngày càng trở nên xấu đi, không chỉ riêng tôi. Nếu càng kéo dài tình trạng thiếu các giải pháp như hiện nay, tình trạng ô nhiễm sẽ càng trầm trọng.

 

Kết quả xếp hạng theo EPI 2012 sẽ khiến các nhà quản lý phải nhìn nhận vấn đề theo tính khẩn cấp và có những giải pháp thiết thực hơn nữa để cải thiện môi trường sống cho người dân Việt Nam” - TS Khoa nói.

TPHCM: Nồng độ bụi, tiếng ồn đều vượt chuẩn

Kết quả quan trắc chất lượng môi trường mới nhất tại TPHCM do Chi cục Bảo vệ môi trường TPHCM thực hiện cho thấy 89% giá trị các điểm quan trắc không đạt đối với quy chuẩn về nồng độ bụi cho phép, 100% giá trị các điểm quan trắc không đạt quy chuẩn đối với tiếng ồn. Nồng độ chì trong không khí dao động từ 0,21- 0,63 µg/m3, NO2 là 0,15 – 0,26 mg/m3.

THU SƯƠNG (Người lao động)
Từ khóa liên quan: Môi trường sống, xuống cấp
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Môi trường sống xuống cấp trầm trọng

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Chất lượng không khí tại Long Xuyên (An Giang) ở mức rất có hại cho sức khỏe

Chất lượng không khí tại Long Xuyên (An Giang) ở mức rất có hại cho sức khỏe

(Tin Môi Trường) - Sáng 12/8, theo ứng dụng PAM Air (mạng lưới quan trắc môi trường không khí độc lập đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam, phủ rộng tại 63 tỉnh, thành phố; do Công ty Cổ phần Tư vấn và tích hợp công nghệ D&L quản lý), điểm đo tại Thư viện tỉnh An Giang, thành phố Long Xuyên có chất lượng không khí ở mức 270, rất có hại cho sức khỏe, ảnh hưởng tới sức khỏe tất cả người dân trong khu vực.

Tin Môi Trường
 Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.

VACNE 30 năm
 Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI