Thứ tư, 22/01/2025, 15:58:41 PM (GMT+7)

Môi trường sống của rồng Komodo đang bị đe dọa

(16:15:04 PM 06/09/2012)
(Tin Môi Trường) - Trung tâm Bảo tồn Tài nguyên Quốc gia Indonesia (BBKSDA) tại tỉnh East Nusa Tenggara cho biết khoảng trên 40 con rồng Komodo đã chạy ra và sống bên ngoài các khu vực trong Công viên Quốc gia dành riêng cho loài bò sát khổng lồ, do môi trường sống của chúng bị đe dọa.

Rồng Komodo trong Công viên Quốc gia dành riêng cho loài bò sát khổng lồ. (Nguồn: blogspot.com)

 

Người dân địa phương đã thông báo với BBKSDA thấy rồng Komodo xuất hiện tại nhiều nơi ngoài khu bảo tồn tại West Manggarai dành riêng cho chúng, như ở Nampar Sempang, Wae Wuul, Wolo Tadho, Riung, Watu-Manuk, Ende, Maumere, và cả ở vịnh Nangalili.


Giám đốc BBKSDA East Nusa Tenggara, Wiratno cho biết mới đây nhất, các nhà khai thác đã bắt được một con rồng Komodo đực tại ở Tadho Wolo Sanctuary và đã chuyển nó đến đảo Ontoloe.

Con rồng Komodo này nặng 24,4kg, dài 136cm, và đã bị nhiều vết thương trên mặt, lưng, đuôi và hiện đang được các chuyên gia y tế của BBKSDA chăm sóc và điều trị.

BBKSDA đã cử các nhóm nhân viên tiến hành tìm kiếm, bắt giữ và đưa các con rồng Komodo đã thoát ra ngoài trở lại khu vực tự nhiên dành riêng cho chúng.

Ông Wiratno cho biết nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do hoạt động phá rừng, làm đường phục vụ cho việc khai thác mỏ của một số công ty, nhất là công ty khai thác vàng gần Công viên Quốc gia Komodo ở West Manggarai.

Các nhà bảo vệ môi trường và động vật hoang dã đã kêu gọi chính phủ cấm các hoạt động khai thác mỏ ở West Manggarai, và kêu gọi chính quyền tỉnh East Nusa Tenggara rút lại tám giấy phép đã cấp cho các công ty khai thác than và khoáng sản.

Hoạt động khai thác tuy đem lại thu nhập trước mặt cho ngân sách, song về lâu dài sẽ hủy hoại môi trường tự nhiên, gây thiệt hại lớn cho ngành du lịch, nhất là khi Công viên Quốc gia Komodo mới đây đã được công nhận là một trong bảy kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới.

Dambung Lamuara Djaja, một quan chức cấp cao ngành du lịch East Nusa Tenggara nói rằng Công viên Quốc gia Komodo là một biểu tượng quốc gia và quốc tế, đem lại doanh thu hàng năm cho ngân sách tới 70 tỷ rupiah (trên 7 triệu USD), và các hoạt động khai thác quanh khu vưc công viên sẽ chỉ làm giảm doanh thu và phá hoại hình ảnh biểu tượng rồng Komodo của đất nước.

(Nguồn: Việt Tú / Vietnam+)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Môi trường sống của rồng Komodo đang bị đe dọa

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
 Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.

VACNE 30 năm
 Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI