Môi trường
Khởi tố, bắt tạm giam 7 lâm tặc “tàn sát” gỗ nghiến trong VQG Ba Bể
(06:30:27 AM 26/12/2012)
Thượng tá Nông Đình Thiệp - Trưởng Công an huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn cho biết: “Vụ án 16 cây gỗ nghiến bị “lâm tặc” chặt hạ tiêu thụ trong VQG Ba Bể rất nghiêm trọng. Tiếp nhận chỉ đạo nhanh chóng vào cuộc làm rõ để đưa các đối tượng coi thường pháp luật ra xử lý của lãnh đạo tỉnh Bắc Kạn. CQĐT Công an huyện Ba Bể đã phối hợp với trinh sát điều tra công an tỉnh xác định 7 đối tượng liên quan trực tiếp sử dụng phương tiện và công cụ là cưa lốc đốn hạ 16 cây gỗ nghiến, trong đó có 1 cây đã bị các đối tượng xẻ thịt, mang đi tiêu thụ trót lọt.
CQĐT Công an huyện Ba Bể đã chính thức tống đạt quyết định khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm giam 4 tháng theo Điều 175 Bộ luật hình sự về hành vi: “vi phạm các qui định về quản lý và bảo vệ rừng” đối với 7 đối tượng gồm: Triệu Kim Phượng (SN 1962); Triệu Kim Thắng (SN 1969); Lý Kim Tiến (SN 1970); Triệu Long Thọ (SN 1992), Đặng Tòn Khách (SN 1991); Đặng Dư Tiến (SN 1986) và Đặng Dương Hoa (SN 1980), đều là người của dân tộc Dao, trú tại bản Lồm - Nam Cường - Chợ Đồn (Bắc Kạn).
Khai nhận bước đầu, các đối tượng đã thừa nhận hành vi chặt hạ trái phép gỗ nghiến trong vườn quốc gia Ba Bể. Các lâm tặc này đã cắt được hơn 30 cục dạng thớt mang đi tiêu thụ. Ngoài ra, các đối tượng đã sử dụng phương tiện và cưa lốc từ đầu tháng 11/2012, nhanh chóng ngụy trang, trà trộn vào các tiểu khu 83, cột mốc 50 thuộc rừng đặc dụng VQG Ba Bể để cưa hạ gỗ nghiến quý. Theo ước tính khoảng 65 khối và thực hiện việc cưa xẻ, “tuồn” ra được khỏi rừng một lượng gỗ nghiến thành phẩm khác, hiện chưa được xác định rõ.
Theo thông tin được Giám đốc VQG Ba Bể Nông Thế Diễn cung cấp thì 16 cây gỗ nghiến bị lâm tặc chặt hạ trong thời gian trước ngày 18/11. Đến ngày 20/11 sự việc được Ban giám đốc VQG phát hiện, tại hiện trường lúc này còn lại 15 cây đã bị chặt hạ được xác định thuộc khu vực Trạm Kiểm lâm Quảng Khê và Trạm Kiểm lâm Bản Quá quản lý, nằm trong VQG. Một phần gỗ trên 5 thân cây đã được xẻ thành thớt, thành tấm để chuẩn bị vận chuyển đi tiêu thụ, còn lại 10 thân gỗ chưa bị xẻ thịt thành phẩm.
Đến ngày 17/11, Ban giám đốc VQG Ba Bể báo cáo sự việc lên lãnh đạo tỉnh Bắc Kạn. Cũng theo ông Diễn, đây là lần thứ 2 trong năm nay, VQG bị lâm tặc chặt hạ. Dù Ban giám đốc VQG và các đơn vị liên quan đã thực hiện kế hoạch bố trí, phối hợp bảo vệ rừng nhưng vẫn bị các đối tượng lâm tặc là người dân thuộc huyện khác đến chặt hạ gỗ nghiến trong rừng già.
“Tôi đã nhận khuyết điểm do báo cáo sự việc lên cấp trên muộn. Một phần là kiểm tra cụ thể để báo cáo, một phần là… lấy công chuộc tội. Hơn nữa, do thông tin từ người dân xì xào rằng, có người mua gỗ nghiến thì vẫn còn lâm tặc. Thế nên, việc bảo vệ tài nguyên rừng hiện nay của chúng tôi vẫn đang còn phải đương đầu với khó khăn” - ông Diễn giải thích.
Liên quan đến trách nhiệm của cán bộ VQG trong vụ án nghiêm trọng này, ông Diễn cho biết: “Ban giám đốc đã yêu cầu 2 ông trạm trưởng gồm Nguyễn Văn Quốc - Trạm kiểm lâm Quảng Khê, ông Dương Xuân Tứ - Trạm kiểm lâm Bản Quá và một số cán bộ kiểm lâm viên thuộc VQG làm bản giải trình báo cáo rõ về sự việc để làm rõ trách nhiệm liên quan đến việc gỗ nghiến bị lâm tặc chặt hạ.
Đã từng khởi tố 4 lâm tặc Trước đó, ngày 11/10, Cơ quan CSĐT Công an huyện Ba Bể đã khởi tố vụ án hình sự về hành vi vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng xảy ra tại khu rừng núi đá hang Diễn thuộc xã Hoàng Trỹ (Ba Bể). Trong vụ án này, 32 cây gỗ nghiến tương đương 186m3 gỗ bị đốn hạ. CQĐT đã tống đạt quyết định khởi tố bị can 4 đối tượng gồm: Trần Văn Hoàng (SN 1980), Trần Văn Huy (SN 1986), Ma Văn Ích (SN 1986), La Văn Phúc. Cả 4 đối tượng đều trú tại xã Hoàng Trỹ (Ba Bể). 3 bị can đã bị bắt tạm giam và áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú 1 bị can. |
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới và Tháng hành động vì môi trường năm 2023.
- Nhiều hoạt động hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học 2023
- Trường Sa đang được xây dựng ra sao?
- Gỡ khó chính sách, tạo hành lang pháp lý thông hành cho doanh nghiệp
- 10 sự kiện môi trường nổi bật trong nước năm 2020
- 10 sự kiện môi trường nổi bật trong nước năm 2019
- Bộ Công Thương sẽ đề xuất mở rộng khai thác bauxite ở Tây Nguyên
- 10 sự kiện môi trường nổi bật trong nước năm 2018
- Vì Môi trường xanh quốc gia 2018
Bài viết mới:
- Hòa Bình:Công nhận Cây Di sản vào Ngày hội Văn hóa, thể thao và du lịch các xã vùng cao huyện Tân Lạc (25/11/2024)
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh
- Chủ tịch tỉnh Bình Định chỉ đạo điều tra vụ chặt phá gần 6ha rừng tự nhiên
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành”
- Cuốn sách “Tài nguyên thiên nhiên và chuyển đổi xanh” sẽ được hoàn thiện vào cuối năm
- Cây Thị tại đền - chùa Thái, thành phố Hải Phòng được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành”
- Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam
- Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam trao đổi về quản lý chất thải điện tử trong chương trình “trái đất xanh” của VTV1
- Chủ tịch tỉnh Bình Định chỉ đạo điều tra vụ chặt phá gần 6ha rừng tự nhiên
- Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh
- Cây Thị tại đền - chùa Thái, thành phố Hải Phòng được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
- Cuốn sách “Tài nguyên thiên nhiên và chuyển đổi xanh” sẽ được hoàn thiện vào cuối năm
- Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam trao đổi về quản lý chất thải điện tử trong chương trình “trái đất xanh” của VTV1
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành”
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành”
- Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam
Chất lượng không khí tại Long Xuyên (An Giang) ở mức rất có hại cho sức khỏe
(Tin Môi Trường) - Sáng 12/8, theo ứng dụng PAM Air (mạng lưới quan trắc môi trường không khí độc lập đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam, phủ rộng tại 63 tỉnh, thành phố; do Công ty Cổ phần Tư vấn và tích hợp công nghệ D&L quản lý), điểm đo tại Thư viện tỉnh An Giang, thành phố Long Xuyên có chất lượng không khí ở mức 270, rất có hại cho sức khỏe, ảnh hưởng tới sức khỏe tất cả người dân trong khu vực.
Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt
(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.
Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam
(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.
Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.