Thứ ba, 26/11/2024, 00:29:30 AM (GMT+7)

Khởi động Dự án quản lý loại trừ các chất làm suy giảm tầng ô-zôn của Việt Nam Tin ảnh

(13:53:48 PM 10/05/2013)
(Tin Môi Trường) - Ngày 10/5, tại TP. Hồ Chí Minh, Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Ngân hàng Thế giới (WB) đã tổ chức Hội thảo Khởi động Dự án kế hoạch quản lý loại trừ các chất HCFC (chất làm suy giảm tầng ô-zôn) của Việt Nam, giai đoạn I.

Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường: Dự án được Ban chấp hành Quỹ đa phương thi hành Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ô-zôn phê duyệt giai đoạn 1 từ tháng 4 năm 2011 với mức hỗ trợ tài chính cho Việt Nam hơn 9,7 triệu USD. Hiệp định của Dự án được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và WB ký kết vào tháng 11/2012.

 


Tầng Ô - zôn bị thủng (ảnh minh họa)


Ông Nguyễn Khắc Hiếu, Phó Cục trưởng Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Giám đốc Ban quản lý Dự án, cho biết: Các hoạt động chính của dự án này bao gồm loại trừ hoàn toàn sử dụng hơn 500 tấn HCFC – 141b nguyên chất và gần 2.000 tấn polyol trộn sẵn HCFC-141b tại 12 doanh nghiệp sản xuất xốp cách nhiệt thông qua việc thay thế toàn bộ dây chuyền công nghệ sản xuất xốp dùng HCFC-141b sang công nghệ sản xuất xốp sử dụng cyclopentane. Các doanh nghiệp sản xuất này được hỗ trợ 80-90% chi phí chuyển đổi công nghệ sản xuất an toàn cho môi trường. Xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch hành động nhằm giảm tiêu thụ chất lạnh HCFC -22 trong các thiết bị cấp đông, giảm lắp đặt mới các thiết bị cấp đông dùng chất lạnh HCFC -22 trong các kho lạnh của ngành thủy sản.

Dự án cũng thúc đẩy giảm tiêu thụ năng lượng và nâng cao hiệu suất năng lượng cho các điều hòa không khí gia đình được sản xuất tại Việt Nam , chuẩn bị cho giai đoạn tiếp theo là giảm dần sản xuất điều hòa không khí gia đình sử dụng ga lạnh HCFC-22. Tăng cường và nâng cao năng lực cho các cơ quan liên quan trong việc xây dựng và áp dụng các biện pháp chính sách đồng bộ cho việc loại trừ các chất HCFC ở Việt Nam , tăng cường năng lực cho cơ quan hải quan trong việc kiểm soát xuất khẩu, nhập khẩu các chất HCFC.

Tại hội thảo, các chuyên gia của Ban quản lý Dự án và WB cũng đã giới thiệu các nội dung, hướng dẫn xây dựng và thực hiện các tiểu dự án . G iai đoạn 2 của dự án cũng sẽ được Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với WB xây dựng trong các năm 2014-2015 và trình Quỹ đa phương thi hành Nghị định thư Montreal xem xét tài trợ vào năm 2016, triển khai thực hiện vào năm 2017.

Việt Nam tham gia Nghị định thư Montreal từ tháng 1/1994 và đến tháng 1/2010, chúng ta đã loại trừ hoàn toàn 500 tấn CFC, 3,8 tấn halon. Trách nhiệm của Việt Nam trong các năm tiếp theo là loại trừ hoàn toàn tiêu thụ chất HCFC và dự kiến kéo dài đến năm 2030.

(TTXVN)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Khởi động Dự án quản lý loại trừ các chất làm suy giảm tầng ô-zôn của Việt Nam

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Chất lượng không khí tại Long Xuyên (An Giang) ở mức rất có hại cho sức khỏe

Chất lượng không khí tại Long Xuyên (An Giang) ở mức rất có hại cho sức khỏe

(Tin Môi Trường) - Sáng 12/8, theo ứng dụng PAM Air (mạng lưới quan trắc môi trường không khí độc lập đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam, phủ rộng tại 63 tỉnh, thành phố; do Công ty Cổ phần Tư vấn và tích hợp công nghệ D&L quản lý), điểm đo tại Thư viện tỉnh An Giang, thành phố Long Xuyên có chất lượng không khí ở mức 270, rất có hại cho sức khỏe, ảnh hưởng tới sức khỏe tất cả người dân trong khu vực.

Tin Môi Trường
 Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.

VACNE 30 năm
 Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI