Môi trường
Khai thác khoáng sản: chỉ cần quen thân và có tiền!
(10:10:44 AM 03/03/2012)“Toàn quốc có hơn 5.000 điểm mỏ quặng, tương ứng với nó là hơn 5.000 giấy phép. Thân quen, chi tiền là được cấp giấy phép. Xin một cái giấy phép khai thác khoáng sản, kể cả tiêu cực phí hết khoảng 7 tỉ đồng nhưng chuyển nhượng giấy phép đó sẽ thu 30 tỉ đồng. Lãi kinh khủng! Sau khi khai thác khoáng sản, ai được? Chỉ cái nhóm đó được và một số “ông” được. Thuế tài nguyên thu được rất ít”. Chủ tịch Tổng hội Địa chất Việt Nam - PGS-TS Nguyễn Khắc Vinh chỉ rõ khi trao đổi với Pháp Luật TP.HCM tại Hội nghị thực hiện chính sách trong khai thác khoáng do Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của QH tổ chức ngày 2-3.
Một điểm khai thác quặng trái phép gây hủy hoại môi trường. Ảnh: CTV
Băm nhỏ mỏ để cấp được nhiều giấy phép
“Bình Thuận là một tỉnh nhỏ mà trong 13 năm cấp 200 giấy phép thăm dò, khai thác khoáng sản. Những mỏ khoáng sản đó Nhà nước phải quản lý nhưng địa phương cứ băm nhỏ ra cấp cho tư nhân. Khai thác tài nguyên khoáng sản tràn lan, nhiều nơi vô tổ chức không những đã làm thất thoát lớn nguồn tài nguyên mà còn ảnh hưởng xấu đến cơ sở hạ tầng, làm xuống cấp rất nhanh hệ thống đường sá, cầu cống, phá hủy môi trường sống, nảy sinh nhiều tệ nạn xã hội cho địa phương...” - ông Vinh tiếp tục phân tích.
Theo ông Vinh, việc cấp phép như vậy thực chất là Nhà nước lỗ. Bởi để cấp phép khai thác cho một mỏ, Nhà nước phải bỏ ra rất nhiều tiền của để tìm kiếm, điều tra, thăm dò rồi sau đó cho một “ông” tư nhân khai thác. Ông này chỉ phải nộp thuế tài nguyên. Trong khi đáng lẽ nếu được khai thác mỏ đó thì “ông” tư nhân này phải chi số tiền mà Nhà nước đã bỏ ra từ trước đến nay.
Cái bẫy đấu giá
Từ thực tế, ông Nguyễn Thanh Sơn - Giám đốc Ban Quản lý các dự án than đồng bằng sông Hồng chỉ thẳng: “Tình trạng khai thác khoáng sản đã và đang ngày càng diễn biến phức tạp và tiêu cực. Hai công cụ “cấp phép” và “phân quyền” cho các cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản đã đóng vai trò rất quyết định trong việc chuyển đổi khối lượng lớn tài nguyên khoáng sản từ sở hữu toàn dân sang thành nguồn thu của những nhóm lợi ích là doanh nghiệp”.
Cũng theo ông Sơn, thực hiện theo Luật Khoáng sản trước đây, chỉ riêng khâu cấp phép khoáng sản đã làm cho toàn bộ tiềm năng khoáng sản của Việt Nam bị lật tung lên như “âm binh” được thả. Tuy nhiên, theo Luật Khoáng sản mới ban hành năm 2010, cái bẫy “đấu giá” còn tiềm ẩn nguy cơ lớn hơn rất nhiều lần. “Đấu giá là sân nhà rất quen thuộc của nhóm lợi ích. Kẽ hở lớn nhất trong Luật Khoáng sản hiện nay nằm trong khâu đấu giá. Nếu những quy định hướng dẫn không rõ ràng thì cũng giống như việc cấp phép theo kiểu xin-cho trước đây, việc đấu giá sẽ tiếp tục làm cho Nhà nước “trắng tay” về tài nguyên và khoáng sản” - ông Sơn cảnh báo.
PGS-TS Nguyễn Cảnh Nam (Tập đoàn Công nghiệp Than Khoáng sản Việt Nam) cũng cho rằng việc xin-cho trong cấp phép khai thác khoáng sản vẫn còn. Tình trạng cấp phép tràn lan, chia nhỏ mỏ để cấp hay cấp phép cho các cá nhân không đủ năng lực diễn ra ở nhiều nơi. Một số khoáng sản có trữ lượng lớn, phân bổ liên tục đã bị cắt thành nhiều khoảnh để cấp phép khai thác. Việc cấp phép không theo quy hoạch, vượt quá quy định và chồng chéo vẫn còn xảy ra. Trong khi đó, bộ máy thanh tra chuyên ngành khoáng sản lại thiếu và yếu về chuyên môn nên chưa phát hiện kịp thời những bất cập trong quản lý và khai thác khoáng sản, để xảy ra nhiều tiêu cực như nạn khai thác không phép, nhất là đối với khai thác vàng, đá quý, chì, kẽm, đồng, than...
Cấp phép sai, chủ tịch tỉnh mất chức
Nói về các giải pháp để lập lại trật tự trong khai thác khoáng sản, ý kiến của đại biểu QH Bùi Thị An làm nhiều người phải suy ngẫm: “Ta giáo dục cho học sinh trong nhà trường cần bảo vệ tài nguyên. Nhưng theo tôi, trước tiên cần giáo dục những người làm lãnh đạo ở các cấp chính quyền về điều này. Khi cấp trên thông thì cấp dưới mới thông, mới làm”.
Đồng quan điểm, ông Vinh cũng hiến kế: “Tỉnh nào để xảy ra vi phạm trong cấp giấy phép thì lãnh đạo tỉnh đó phải chịu trách nhiệm, chủ tịch tỉnh đó có thể mất chức. Cứ làm điểm ở một vài tỉnh thì các nơi khác cũng sẽ phải “chùn” ngay”. Ông Vinh cũng cho rằng việc Thủ tướng chỉ đạo ngừng cấp giấy phép thăm dò, khai thác khoáng sản là đúng. “Ngừng cấp phép khai thác khoáng sản thì còn giữ được nhiều thứ. Việc cấp giấy phép trong thời gian tới sẽ phải xem xét rất kỹ. Các loại khoáng sản có trữ lượng ít thì không cấp phép khai thác mà để dành cho con cháu” - ông Vinh nói.
Tiêu điểm
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới và Tháng hành động vì môi trường năm 2023.
- Nhiều hoạt động hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học 2023
- Trường Sa đang được xây dựng ra sao?
- Gỡ khó chính sách, tạo hành lang pháp lý thông hành cho doanh nghiệp
- 10 sự kiện môi trường nổi bật trong nước năm 2020
- 10 sự kiện môi trường nổi bật trong nước năm 2019
- Bộ Công Thương sẽ đề xuất mở rộng khai thác bauxite ở Tây Nguyên
- 10 sự kiện môi trường nổi bật trong nước năm 2018
- Vì Môi trường xanh quốc gia 2018
Bài viết mới:
- 25 tác phẩm được trao giải viết về "Cây di sản Việt Nam năm 2024" (26/11/2024)
- Hòa Bình:Công nhận Cây Di sản vào Ngày hội Văn hóa, thể thao và du lịch các xã vùng cao huyện Tân Lạc (25/11/2024)
- Sinh viên Nhân văn làm sống dậy kịch hình thể với “Mắt Rừng” (24/11/2024)
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Trại Cai Nhựa - Chữa lành hành tinh bắt đầu từ những hành động nhỏ (22/11/2024)
- Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam (22/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành”
- Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam
- Cuốn sách “Tài nguyên thiên nhiên và chuyển đổi xanh” sẽ được hoàn thiện vào cuối năm
- Cây Thị tại đền - chùa Thái, thành phố Hải Phòng được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành”
- Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam trao đổi về quản lý chất thải điện tử trong chương trình “trái đất xanh” của VTV1
- Hội nghị Ban Chấp hành VACNE 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội
- Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh
- Cây Thị tại đền - chùa Thái, thành phố Hải Phòng được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
- Cuốn sách “Tài nguyên thiên nhiên và chuyển đổi xanh” sẽ được hoàn thiện vào cuối năm
- Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam trao đổi về quản lý chất thải điện tử trong chương trình “trái đất xanh” của VTV1
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành”
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành”
- Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam
- Hội nghị Ban Chấp hành VACNE 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội
Chất lượng không khí tại Long Xuyên (An Giang) ở mức rất có hại cho sức khỏe
(Tin Môi Trường) - Sáng 12/8, theo ứng dụng PAM Air (mạng lưới quan trắc môi trường không khí độc lập đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam, phủ rộng tại 63 tỉnh, thành phố; do Công ty Cổ phần Tư vấn và tích hợp công nghệ D&L quản lý), điểm đo tại Thư viện tỉnh An Giang, thành phố Long Xuyên có chất lượng không khí ở mức 270, rất có hại cho sức khỏe, ảnh hưởng tới sức khỏe tất cả người dân trong khu vực.
Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt
(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.
Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam
(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.
Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.